Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
-------------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA PHỤ NỮ
Giảng viên hướng dẫn: TS. HỒ THỊ THÚY HẰNG
Họ và Tên : HỒ THỊ NGỌC
Lớp : 17CTL2
Chuyên ngành : Tâm lý học
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2021
LỜI MỞ ĐẦU
Để hoàn hoàn thành khóa luận “Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ”, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ và hỗ trợ của rất nhiều người, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
Tôi xin cảm ơn Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện
cho sinh viên nói chung và tôi nói riêng một môi trường học tập lành mạnh, hiệu quả
để tôi có cơ hội thực hiện khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến T.S Nguyễn Thị Trâm Anh và các thầy cô trong khoa
Tâm lý – Giáo dục đã tạo điều kiện về thời gian, không gian để tôi thực hiện hoàn
thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn của mình là T.S
Hồ Thị Thúy Hằng đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên để tôi có thể hoàn thành bài
nghiên cứu này một cách tốt nhất.
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
đã giúp tôi thực hiện phiếu khảo sát. Đó là một việc quan trọng để tôi có thể hoàn
thành bài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã không ngừng động viên,
chia sẻ để tôi vượt qua những khó khăn và hoàn thành khóa luận này một cách trọn
vẹn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Ngọc
LỜI CAM KẾT
Tôi là Hồ Thị Ngọc, tôi cam kết đã thực hiện khóa luận với đề tài “Nhận thức
của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về năng lực lãnh đạo
của phụ nữ” không sao chép, sử dụng bài nghiên của người khác.
Tôi cam kết hoàn thành bài nghiên cứu một cách nghiêm túc, trung thực.
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Ngọc
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI CAM KẾT
DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.........................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3
5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
8. Cấu trúc đề tài..........................................................................................................4
NỘI DUNG.....................................................................................................................5
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhận thức của sinh viên.................................................5
về năng lực lãnh đạo của phụ nữ .................................................................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ .......5
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài.................................................................................5
1.1.2. Nghiên cứu trong nước. ................................................................................7
1.2. Cơ sở lý luận nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ ............................9
1.2.1. Nhận thức ......................................................................................................9
1.2.2. Năng lực lãnh đạo .......................................................................................13
1.2.3. Năng lực lãnh đạo của phụ nữ ....................................................................14
1.2.4. Nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ...............................................22
1.2.5. Sinh viên .....................................................................................................23
1.2.6. Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.........................26
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................32
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.....................................................33
2.1. Tổ chức nghiên cứu..........................................................................................33
2.1.1. Giai đoạn 1..................................................................................................33
2.2.2. Giai đoạn 2..................................................................................................34
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................35
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu..................................................35
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ..........................................................35
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn .............................................................................37
2.2.4. Phương pháp thống kê toán học .................................................................37
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................38
Chương 3: : Kết quả nghiên cứu nhận thức của sinh viên ......................................39
trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ...39
3.1. Mức độ quan tâm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.................................................................39
3.2. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về
năng lực lãnh đạo của phụ nữ................................................................................41
3.2.1. Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ ........................42
3.2.2. Nhận thức của sinh viên về thuận lợi và khó khăn trong công tác lãnh đạo
của phụ nữ.............................................................................................................44
3.2.3. Quan điểm của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ .......................48
3.2.4. Mức độ nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ............52
3.3. Nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ theo giới tính .........................54
3.3.1. Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ theo giới tính..........54
3.3.2. Nhận thức của sinh viên về thuận lợi và khó khăn trong việc tham gia vào
công tác lãnh đạo của phụ nữ theo giới tính .........................................................56
3.4. Nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ theo ngành học......................60
3.4.1. Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ theo ngành học .........60
3.4.2. Nhận thức của sinh viên về thuận lợi và khó khăn trong việc tham gia vào
công tác lãnh đạo của phụ nữ theo ngành học ......................................................63
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................68
PHỤ LỤC .....................................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT
Trường ĐHSP - ĐHĐN: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
SV: Sinh viên
%: Phần trăm
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng biểu
Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Số lượng mẫu tham gia nghiên cứu 34
Bảng 3.1
Chỉ số tương quan hai biến về mức độ quan tâm các vấn đề về
giới và năng lực lãnh đạo của phụ nữ
39
Bảng 3.2
So sánh mức độ quan tâm phát triển năng lực lãnh đạo của phụ
nữ theo năm học
41
Bảng 3.3 Khó khăn của phụ nữ khi làm lãnh đạo (đơn vị %) 45
Bảng 3.4 Thuận lợi của phụ nữ khi làm lãnh đạo (đơn vị %) 46
Bảng 3.5 Khái niệm năng lực lãnh đạo theo giới tính (đơn vị %) 54
Bảng 3.6 Các tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo theo giới tính 55
Bảng 3.7
Nhận thức về khó khăn của phụ nữ khi tham gia vào công tác
lãnh đạo theo giới tính (đơn vị %
57
Bảng 3.8
Nhận thức về thuận lợi của phụ nữ khi tham gia vào công tác
lãnh đạo theo giới tính (đơn vị %)
59
Bảng 3.9
Nhận thức của sinh viên về khái niệm năng lực lãnh đạo theo
ngành học (đơn vị %)
60
Bảng 3.10 Các tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo theo ngành học 61
Bảng 3.11
Yếu tố khó khăn “mất một khoảng thời gian để mang thai, sinh
đẻ và nuôi con” (đơn vị %)
63
Bảng 3.12
Yếu tố khó khăn “thiếu thời gian để học tập, nâng cao trình độ”
(đơn vị %)
63
Bảng 3.13
ếu tố thuận lợi “có nhiều chính sách, chế độ hỗ trợ cho phụ nữ”
(đơn vị %)
64
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 3.1
Thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên về các vấn đề về
Giới và phát triển năng lực lãnh đạo của phụ n
40
Biểu đồ 3.2
Thể hiện những tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực của
một nhà lãnh đạo
43
Biểu đồ 3.3
Thể hiện biện pháp khắc phục khó khăn của phụ nữ khi tham
gia và công tác lãnh đạ
47
Biểu đồ 3.4
Thể hiện quan điểm “phụ nữ chỉ nên phấn đấu vừa phải cho
sự nghiệp, cần ưu tiên nhiều hơn cho gia đình.” (đơn vị %)
48
Biểu đồ 3.5
Thể hiện quan điểm “phụ nữ lãnh đạo sẽ làm này sinh nhiều
vấn đề hơn nam giới.” (đơn vị %)
49
Biểu đồ 3.6
Thể hiện quan điểm “nếu hai người có năng lực làm việc như
nhau thì nên lựa chọn nam giới hơn là nữ giới.” (đơn vị %)
50
Biểu đồ 3.7
Thể hiện quan điểm “năng lực lãnh đạo của phụ nữ không
bằng nam giới.” (đơn vị %)
51
Biểu đồ 3.8
Thể hiện nhận thức của sinh viên về phong cách lãnh đạo
của phụ nữ
52
1
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC
ĐÀ NẴNG VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA PHỤ NỮ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo cục thống kê Việt Nam, phụ nữ Việt Nam hiện chiếm hơn 50% dân số và
gần 50% lực lượng lao động xã hội (Hà Giang, 2018) [13]. Việt Nam tiếp tục bảo đảm
sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch
định chính sách, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, hướng tới thực hiện cam
kết đạt, mục tiêu phát triển bền vững số 5 về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2282/QĐTTg phê duyệt Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các
vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021 - 2030”.
Chương trình này đề ra mục tiêu, biện pháp để đến năm 2025 đạt 60% và đến năm
2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh
đạo chủ chốt là nữ; tỷ lệ cán bộ nữ trong diện quy hoạch các chức danh quản lý, lãnh
đạo các cấp đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và đạt 50% vào năm 2030. (Tế Uyên, 2021)
[26]
Như vậy có thể thấy rằng Đảng và Nhà nước đã và đang nỗ lực để nâng cao vị
thế của phụ nữ và có nhiều chính sách tiến bộ đối với vấn đề bình đẳng giới.
Mặt khác vai trò và năng lực lãnh đạo của phụ nữ vẫn chưa được đánh giá đúng
là bởi vì tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu trong tiềm thức của con người. Các tư
tưởng xưa ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến nhận thức của con người về vai trò
của phụ nữ, nhất là trong việc lãnh đạo. Phụ nữ thường gặp rất nhiều vấn đề khác như
gia đình, con cái,... hạn chế năng lực và điều kiện phát triển của họ. Không chỉ quan
điểm, hệ tư tưởng của xã hội áp đặt lên vai trò của phụ nữ, đôi khi ngay cả những
người phụ nữ cũng cho rằng năng lực lãnh đạo của giới nữ là yếu kém hơn và hạn chế
hơn. Điều này làm hạn chế hoàn toàn năng lực của giới nữ, hạn chế sự thúc đẩy bình
đẳng giới.
Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Lao động Thế giới, ở Việt Nam có khoảng 7%
các nhà quản lý của 600 doanh nghiệp được khảo sát là nữ và khoảng 14% thành viên
hội đồng quản trị là nữ. Về tổng thể, Việt Nam có khoảng 23% nữ giới tham gia vị trí
quản lý tại các doanh nghiệp, xếp thứ 76/108 quốc gia được nghiên cứu. Về thu nhập
giữa nam và nữ trên thế giới, nữ có mức thu nhập chỉ từ 2% đến 50% so với nam, tùy
từng nước khác nhau. Ở Việt Nam, mức thu nhập của nữ thấp hơn nam trung bình
khoảng 10%. (Lê Thị Kim Anh, 2019) [15].
2
Bên cạnh những điểm tích cực đang dần cải thiện để nâng cao năng lực lãnh đạo
của phụ nữ thì vẫn có rất nhiều rào cản đối với sự phát triển năng lực lãnh đạo của phụ
nữ. Để giải quyết những rào cản này, cần phải nâng cao nhận thức của con người về
năng lực lãnh đạo của phụ nữ.
Sinh viên là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ và cũng là tầng lớp trí thức là nền
tảng của giáo dục của đất nước. Đây là nhóm đối tượng đã hình thành nhân cách và
nhận thức rõ nét về các tư tưởng, nhận thức và có sự tiếp nhận, giao thoa văn hóa,
quan điểm sống mạnh mẽ của nhiều đối tượng, khía cạnh vấn đề khác nhau. Đối với
vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ, sinh viên có mối quan tâm nhất định.
Trong đó, yếu tố môi trường, giáo dục là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức
của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.
Năng lực lãnh đạo của phụ nữ được xác định là vấn đề thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế, chính trị - xã hội. Đồng thời, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như bình
đẳng giới, phân chia lực lượng lao động, … Đây chính là vấn đề tác động trực tiếp đến
sinh viên, cần nhận được sự quan tâm hàng đầu của sinh viên với những lý do sau:
Thứ nhất, nó tác động trực tiếp đến cơ hội nghề nghiệp của sinh viên; thứ hai, quyền
lợi và tính cạnh tranh thay đổi sẽ dẫn đến những tác động về mặt tâm lý, đời sống của
sinh viên; Và thứ ba là cơ hội phát triển bản thân, nhận được sự tôn trọng, đặc biệt là
sinh viên nữ.
Nâng cao nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ là một trong
những yếu tố mà các trường đại học hiện nay rất quan tâm. Điều này không chỉ giúp
thúc đẩy sự phát triển của bình đẳng giới mà còn là nền tảng cho sự phát triển đội ngũ
lãnh đạo tương lai của đất nước. Trong đó, phụ nữ được phát huy hết khả năng của
mình ở tất cả các mặt đời sống, kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội.
Ngoài ra, nâng cao nhận thức của sinh viên sư phạm chính là đặt nền móng giáo
dục thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ, mầm non của đất nước. Chính vì vậy, nâng cao
nhận thức năng lực lãnh đạo của phụ nữ là việc làm vô cùng cần thiết, có ý nghĩa quan
trọng trong bối cảnh hiện nay.
Đây cũng chính là lý do đề tài thực hiện khảo sát thực trạng, khảo sát “Nhận
thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về năng lực lãnh
đạo của phụ nữ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm khảo sát nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị
giúp sinh viên nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này.
3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về năng
lực lãnh đạo của phụ nữ.
3.2.Khách thể nghiên cứu
Sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Tập trung nghiên cứu nhận thức sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học
Đà Nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ về các khía cạnh nhận thức: khái niệm, các
tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo, thuận lợi và khó khăn và đánh giá sự quan tâm
của sinh viên về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ.
- Phạm vi khách thể nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện trên 379 sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại
học Đà Nẵng.
- Phạm vi không gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện ở Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện trong 4 tháng, từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 05
năm 2021.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Sinh viên có sự quan tâm đến vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Điều này thể
hiện qua việc sinh viên quan tâm đến vấn đề về giới và phát triển năng lực lãnh đạo
của phụ nữ và quan điểm của sinh viên.
Có sự khác nhau về nhận thức của hai nhóm sinh viên giữa nam và nữ là khác
nhau về năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Thể hiện qua khái niệm, các tiêu chí đánh giá
năng lực lãnh đạo của phụ nữ, thuận lợi và khó khăn của phụ nữ khi tham gia vào công
tác lãnh đạo.
Có sự khác nhau về nhận thức của sinh viên các nhóm ngành đối với vấn đề năng
lực lãnh đạo của phụ nữ. Thể hiện qua khái niệm, các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh
đạo của phụ nữ, thuận lợi và khó khăn của phụ nữ khi tham gia vào công tác lãnh đạo.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của
phụ nữ.
- Khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về năng lực lãnh đạo của
phụ nữ.