Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
___________________________
LÊ HÀ AN
NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ
VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ MẦM NON
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2020
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
___________________________
LÊ HÀ AN
NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ
VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ MẦM NON
Ngành: Tâm lý học
Mã số: 8.31.04.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN
HÀ NỘI - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Nếu có điều gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2020
Tác giả luận văn
Lê Hà An
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy
(cô) trong Khoa Tâm lý – Giáo dục – Học viện Khoa học xã hội đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn cao học.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Mai Lan, người đã
tận tình dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quan trọng giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn cao học này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn và người thân trong gia đình tôi,
những người đã ủng hộ tôi về mặt tinh thần và tạo mọi điều kiện giúp tôi có thể
hoàn thành luận văn của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn của tôi
vẫn còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến quý
giá của các thầy (cô) giáo, các bạn đồng nghiệp và độc giả để đề tài của tôi được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2020
Học viên
Lê Hà An
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ MẦM NON .................................................... 11
1.1. Nhận thức............................................................................................... 11
1.2. Sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non......................................................... 19
1.3. Nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non ................. 36
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC
CỦA CHA MẸ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ MẦM NON.............. 42
2.1. Tổ chức nghiên cứu................................................................................ 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 45
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NHẬN THỨC CỦA
CHA MẸ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ MẪU GIÁO LỚN............ 56
3.1. Đánh giá chung về thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển
tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn ........................................................................... 56
3.2. Sự khác biệt trong nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý của trẻ
mẫu giáo lớn ................................................................................................. 64
3.3. Mối tương quan giữa các mặt biểu hiện nhận thức của cha mẹ về sự
phát triển tâm lý ở trẻ mẫu giáo lớn............................................................... 74
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý
ở trẻ mẫu giáo lớn ......................................................................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 80
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Điểm trung bình ĐTB
Độ lệch chuẩn ĐLC
Trung bình TB
v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
Bảng 2.1: Một số đặc điểm của mẫu điều tra chính thức ........................................ 44
Bảng 2.2: Nội dung bảng hỏi về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở
trẻ mầm non....................................................................................... 46
Bảng 3.1: Thực trạng các mặt biểu hiện nội dung nhận thức của cha mẹ về sự
phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn ................................................ 56
Bảng 3.2: Thực trạng biểu hiện nhận thức của cha mẹ về những quy luật phát
triển tâm lý ở trẻ mẫu giáo lớn ........................................................... 57
Bảng 3.3: Thực trạng biểu hiện nhận thức của cha mẹ về đặc điểm phát triển trí
tuệ ở trẻ mẫu giáo lớn ........................................................................ 58
Bảng 3.4: Thực trạng biểu hiện nhận thức của cha mẹ về đặc điểm phát triển
nhân cách ở trẻ mẫu giáo lớn.............................................................. 60
Bảng 3.5: Thực trạng biểu hiện nhận thức của cha mẹ về bước ngoặt 6 tuổi và
sự chuẩn bị tâm lý cho trẻ mẫu giáo vào lớp một................................ 63
Bảng 3.6: Thực trạng so sánh sự khác biệt giữa các nhóm nhận thức với sự
khác biệt về tuổi................................................................................. 64
Bảng 3.7: Thực trạng so sánh sự khác biệt giữa các phương diện nhận thức với
sự khác biệt về giới tính ..................................................................... 66
Bảng 3.8: Thực trạng so sánh sự khác biệt giữa các phương diện nhận thức với
sự khác biệt về nghề nghiệp ............................................................... 66
Bảng 3.9: Thực trạng so sánh sự khác biệt giữa các phương diện nhận thức với
sự khác biệt về trình độ học vấn ......................................................... 68
Bảng 3.10: Thực trạng so sánh sự khác biệt giữa các phương diện nhận thức với
sự khác biệt về tổng thu nhập/tháng ................................................... 70
Bảng 3.11: So sánh về dành thời gian chăm sóc con của các bậc cha mẹ trên các
phương diện nhận thức....................................................................... 72
Bảng 3.12: Mối tương quan giữa các mặt biểu hiện nhận thức của cha mẹ về sự
phát triển tâm lý ở trẻ mẫu giáo.......................................................... 74
Bảng 3.13: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về sự phát triển
tâm lý ở trẻ mẫu giáo lớn ................................................................... 75
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên
tốt nhất của con. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một trong những nhân tố
đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Để có được một mối
quan hệ tốt, tích cực, trước tiên, hơn ai hết, cha mẹ phải là người hiểu con mình
nhất. Nhưng phần đông cha mẹ chỉ quan tâm cách giáo dục, chăm sóc con mà chưa
quan tâm thực sự đến đứa trẻ muốn gì, phát triển tâm lý như thế nào hay nói cách
khác là hiểu con mình. Trong giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ ở lứa tuổi mầm non
thì nhận thức của cha mẹ thường theo cảm tính, không biết thế nào là đúng hay sai.
Vậy làm như thế nào để có được sự chăm sóc toàn diện, mang lại niềm vui,
hạnh phúc cho những đứa con yêu. Đây luôn là những băn khoăn thường trực của
các bậc làm cha làm mẹ trong thời đại hiện nay.
Chúng ta đang ở trong một giai đoạn mà sự bùng nổ của internet đã thay đổi
cách suy nghĩ, nhận thức của các bậc cha mẹ về thế giới, về đất nước và cả về nuôi
dạy con cái. Nhiều thế hệ trẻ con sẽ lớn lên cũng với chính nhận thức của các bậc
sinh thành, dưỡng dục hôm nay. Trong mười hoặc hai mươi năm tới, những chuyển
biến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với thời đại của robot và các thiết bị
điện tử tích hợp vào cơ thể người sẽ thực sự thay đổi cách chúng ta tương tác với
nhau. Liệu chúng ta đã sẵn sàng, liệu các bậc làm cha làm mẹ đã sẵn sàng nâng cao
nhận thức về sự phát triển tâm lý của trẻ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn tuổi mầm non?
Tác giả Lê Nguyên Phương từng viết lời đề tựa cuốn sách Dạy con trong
hoang mang có câu đó là “chuyển hóa chính mình để giáo dục trẻ thơ” [14]. Suy
nghĩ và chiêm nghiệm nghiêm túc chúng ta sẽ thấy con trẻ là hình ảnh phản chiếu
của chính bố mẹ chúng và nhất cử nhất động của người làm cha làm mẹ đều tương
quan mật thiết với thế giới xung quanh, trong đó có trẻ. Vì vậy, nghiên cứu thực
trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non có ý nghĩa quan
trọng giúp chúng ta đưa ra những định hướng và những kiến nghị cụ thể nhằm nâng
cao nhận thức cho cha mẹ, giúp cha mẹ thấu hiểu và chăm sóc con trẻ tốt hơn.
Không những thế việc trang bị nhận thức tốt về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non
2
cũng giúp cho cha mẹ vượt qua những stress khi chăm sóc con cái, biến việc nuôi
dạy con trở thành hành trình đồng hành làm bạn cùng con khôn lớn.
Hiện nay, có một số đề tài nghiên cứu về nhận thức của cha mẹ ở nhiều khía
cạnh khác nhau, nhưng phần lớn các đề tài này tập trung nghiên cứu về các vấn đề như
nhận thức của cha mẹ về giáo dục con cái hay giáo dục đạo đức trong gia đình và chỉ
quan tâm đến đối tượng là các trẻ em ở lứa tuổi lớn. Đề tài nghiên cứu nhận thức của
cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non khá hiếm thấy và dường như chưa được
quan tâm nhiều. Vì vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nhận thức của cha mẹ
về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non
Belcher HM, Watkins K, Johnson E, Ialongo N (2007), nghiên cứu về khởi
đầu sớm: Các yếu tố liên quan đến kiến thức của cha mẹ về sự phát triển của trẻ,
hành vi và căng thẳng trong nuôi dạy con cái trên NHSA, một tạp chí nghiên cứu để
thực hành cho lĩnh vực can thiệp sớm (2007). Nghiên cứu này chỉ ra, thời thơ ấu là
bước quan trọng nhất trong suốt cuộc đời. Kiến thức của người mẹ là một trong
những nội dung quan trọng của sự phát triển của trẻ. Mục tiêu của nghiên cứu này là
xác định nhận thức của cha mẹ Iran về khái niệm và tầm quan trọng của sự phát
triển những năm đầu đời của trẻ. Theo kết quả của nghiên cứu này, nhận thức của
cha mẹ về sự phát triển đầu đời của trẻ bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố sau: sự chia sẻ
thông tin từ người thân, sách báo và các tài liệu, công nghệ thông tin (truy cập
internet) và truyền thông. Trong số đó, sự chia sẻ từ người thân đã được công nhận
là có vai trò có ảnh hưởng nhất, sau đó là ảnh hưởng từ truyền thông và công nghệ
thông tin. Một nửa số người tham gia không coi sách như một nguồn kiến thức tốt
về sự phát triển của trẻ em bởi vì phần lớn họ không quá quan tâm đến việc đọc,
đọc sách là tốn thời gian, có một vài cuốn sách về phát triển của trẻ với cách viết
đơn giản bằng tiếng Farsi và tất cả các sách đã dịch không đáng tin cậy. Về vai trò
của truyền thông về sức khỏe, Alimahdi Et Al tiến hành một nghiên cứu vào năm
2015 tại tỉnh Khorasan Razavi của Iran. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy rằng
những người ở tỉnh này xem chương trình sức khỏe của trẻ em là một trong những
mục quan trọng nhất cần được theo dõi trên các phương tiện truyền thông [27].
3
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết ( chủ biên) cuốn Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm
non – từ lọt lòng đến 6 tuổi đã trình bày chi tiết về sự phát triển tâm lý của trẻ em từ
lọt lòng đến 6 tuổi. Trong cuốn sách này, những quy luật chung về sự phát triển của
trẻ em với những quy luật và đặc điểm của trẻ ở từng lứa tuổi ( lọt lòng – 15 tháng,
15 tháng – 36 tháng, 36 tháng – 72 tháng) được trình bày theo quan điểm của tâm lý
khoa học: coi trẻ em là một thực thể tự nhiên đang phát triển. Sự phát triển đó là quá
trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội trong nền văn hóa do loài người
sáng tạo nên, bằng hoạt động của chính nó, quá trình đó thường xuyên được sự
hướng dẫn của người lớn. Cuốn sách cũng chú ý đến vai trò chủ đạo của giáo dục,
đồng thời phân tích ý nghĩa có tính chất nguyên tắc về vai trò quyết định của hoạt
động, đặc biệt là các dạng hoạt động chủ đạo trong từng giai đoạn phát triển.[20]
Như vậy có thể thấy tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã rất dày công biên soạn, tỉ
mỉ và chi tiết về sự phát triển tâm lý của trẻ từ lọt lòng đến 6 tuổi. Ở mỗi một giai
đoạn tuổi của trẻ, tác giả cũng chỉ ra rất rõ hoạt động chủ đạo của trẻ là gì, sự phát
triển tâm lý ra sao để từ đó có những khuyến nghị phù hợp cho nhà giáo dục, các
bậc cha mẹ, cho tất cả những ai quan tâm đến sự phát triển của trẻ thơ với mong
muốn giáo dục trẻ đạt tới mức phát triển tối ưu.
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Trinh với đề tài Nghiên cứu những điều kiện tâm lý
của sự phát triển tính độc lập ở trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
(2004) đã xây dựng khái niệm tính độc lập trong trò chơi đóng vai theo chủ đề và
các biểu hiện cơ bản của nó. Nghiên cứu cũng xác định những điều kiện tâm lý của
sự phát triển tính độc lập cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề và
nghiên cứu sự phát triển tính độc lập của trẻ qua trò chơi.[19]
Tính độc lập là một trong những biểu hiện của sự phát triển ý chí và ý thức
bản ngã ở trẻ 5 – 6 tuổi ( trẻ mẫu giáo lớn ). Đây cũng là nét tâm lý đặc trưng trong
sự phát triển tâm lý của trẻ ở giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo. Tuy nghiên cứu này chỉ
nghiên cứu trên một khía cạnh là tính độc lập của trẻ được phát huy trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề, nhưng đây cũng là một trong những nghiên cứu về sự phát
triển tâm lý ở trẻ mầm non đem lại những giá trị cho những người làm công tác giáo
dục và cho các bậc cha mẹ quan tâm.