Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhận thức của sinh viên Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM về một số giá trị sống theo UNESCO
PREMIUM
Số trang
131
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1034

Nhận thức của sinh viên Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM về một số giá trị sống theo UNESCO

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Kim An

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH

VỀ MỘT SỐ GIÁ TRỊ SỐNG THEO UNESCO

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Kim An

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH

VỀ MỘT SỐ GIÁ TRỊ SỐNG THEO

UNESCO

Chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số: 60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. LÊ XUÂN HỒNG

THÀNH PHố Hồ CHÍ MINH – 2012

MỤC LỤC

TRANG PHụ BÌA

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ

GIÁ TRỊ SỐNG THEO UNESCO ..........................................................................6

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 6

1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài ....................................................................... 6

1.1.2. Nghiên cứu trong nước ....................................................................... 7

1.2. Những vấn đề lý luận về nhận thức giá trị sống theo UNESCO của

sinh viên ........................................................................................................... 8

1.2.1. Lý luận về nhận thức ........................................................................... 8

1.2.2. Giá trị và giá trị sống theo UNESCO ............................................... 19

1.2.3. Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO ................... 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI

HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH VỀ MỘT SỐ GIÁ

TRỊ SỐNG THEO UNESCO ................................................................................. 48

2.1. Thể thức nghiên cứu ............................................................................. 48

2.1.1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................... 48

2.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu ................................................................. 49

2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên đại học Kinh tế - Tài chính TP

Hồ Chí Minh về một số giá trị sống theo UNESCO .................................. 54

2.2.1. Quan niệm của sinh viên về giá trị sống ........................................... 54

2.2.2. Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của giá trị sống ......... 55

2.2.3. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của giá trị sống .......................... 59

2.2.4. Nhận thức của sinh viên về 4 giá trị sống ......................................... 61

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về giá trị sống... 70

2.3. Một số biện pháp nâng cao nhận thức giá trị sống cho sinh viên ..... 78

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 89

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 ĐH KT - TC Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM

2 ĐTB Điểm trung bình

3 GTS Giá trị sống

4 GV Giảng viên

5 NXB Nhà xuất bản

6 SV Sinh viên

7 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

8 TS Tiến sĩ

10 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn

hoá của Liên Hợp Quốc

11 UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu.................................................. 48

Bảng 2.2. Quan niệm của sinh viên về giá trị sống nói chung.................... 54

Bảng 2.3. Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của giá trị sống ... 56

Bảng 2.4. Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của giá trị sống theo

phương diện ................................................................................ 58

Bảng 2.5. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của giá trị sống.................... 59

Bảng 2.6. Mức độ nhận biết của sinh viên về 4 giá trị sống....................... 62

Bảng 2.7. Mức độ thông hiểu của sinh viên về 4 giá trị sống..................... 65

Bảng 2.8. Mức độ vận dụng của sinh viên về 4 giá trị sống....................... 67

Bảng 2.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về giá trị sống

..................................................................................................... 71

Bảng 2.10. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự nhận thức của sinh viên

về giá trị sống theo các phương diện .......................................... 77

Bảng 2.11. Hiệu quả của một số biện pháp nâng cao nhận thức giá trị sống

cho sinh viên ............................................................................... 78

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Điểm trung bình mức độ cần thiết của các giá trị sống.......... 57

Biểu đồ 2.2. Điểm trung bình các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức

của sinh viên về giá trị sống ................................................... 75

Biểu đồ 2.3. Mức độ hiệu quả của nhóm biện pháp nhà trường theo điểm

trung bình của SV và GV........................................................ 83

Biểu đồ 2.4. Mức độ hiệu quả của nhóm biện pháp bản thân theo điểm

trung bình của SV và GV........................................................ 84

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Các giá trị nói chung được coi là cốt lõi của nhân cách. Nó được

hiểu là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của nhân cách, qui định chiều hướng và

tính chất của hành vi. Giá trị được thể hiện ở vai trò, vị trí, lối sống của cá

nhân.

Giá trị sống là cơ sở để cá nhân tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động,

hành vi ứng xử trong cuộc sống. Nó thôi thúc con người làm những điều tốt

đẹp có ích cho bản thân và cộng đồng. Ngoài ra, giá trị sống còn là động lực

thúc đẩy hành vi của con người, khơi gợi con người làm những điều tốt đẹp.

Nếu thiếu các giá trị sống nền tảng con người sẽ thiếu động cơ, mục đích

sống, không biết cách xây dựng và duy trì mối quan hệ, không biết tôn trọng

bản thân và người khác.

1.2. Sinh viên là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, đại diện cho

lực lượng lao động có trình độ cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế. Việt Nam luôn chú trọng đào tạo

nguồn nhân lực tương lai có đầy đủ năng lực chuyên môn và những giá trị

sống cần thiết để chung sống trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, hiện nay giá

trị sống của không ít người trẻ tuổi, trong đó có sinh viên, đang thay đổi theo

hướng coi trọng các giá trị vật chất, quyền lực và sự giàu sang mà ít coi trọng

các giá trị tinh thần. Việc nghiên cứu nhận thức của sinh viên về giá trị sống

sẽ giúp người nghiên cứu phác họa bức tranh về thực trạng giá trị sống của

sinh viên, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh

viên về giá trị sống là một điều thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

1.3. Nghiên cứu về giá trị và giá trị sống đã được một số tác giả trong

và ngoài nước đề cập đến trên bình diện đưa ra các biện pháp giáo dục giá trị

sống nói chung. Chúng tôi nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể

2

nhận thức của sinh viên về giá trị sống. Vì lẽ đó, tìm hiểu cụ thể mức độ nhận

thức của sinh viên về giá trị sống là cần thiết.

Từ những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài “Nhận thức của

sinh viên Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh về một số giá trị

sống theo UNESCO”.

2. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng nhận thức về một số giá trị sống của SV trường đại

học Kinh tế - Tài chính TP. HCM, qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm

nâng cao nhận thức về giá trị sống cho sinh viên.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Sinh viên Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM

Khách thể bổ trợ: giảng viên Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Nhận thức của sinh viên về một số giá trị sống

4. Giả thuyết nghiên cứu

4.1. Mức độ nhận thức của sinh viên về một số giá trị sống theo UNESCO ở

mức trung bình là chủ yếu.

4.2. Mức độ nhận thức của SV về một số giá trị sống theo UNESCO có sự

khác biệt

4.3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về một số giá trị

sống theo UNESCO, trong đó chủ yếu là các yếu tố tự nhận thức của

sinh viên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận của đề tài.

5.2. NC thực trạng nhận thức của sinh viên về giá trịsống.

3

5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống cho

sinh viên đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM.

6. Giới hạn nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung

Trong đề tài này người nghiên cứu tìm hiểu các nội dung chính sau đây:

- Một số vấn đề lý luận của đề tài (Quan niệm và nhận thức của sinh viên

về giá trị sống, lợi ích và các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của sinh

viên về giá trị sống).

- Nhận thức của sinh viên về bốn giá trị: trung thực, trách nhiệm, hợp tác

và khoan dung theo ba mức độ.

- Các biện pháp nâng cao nhận thức cho sinh viên về giá trị sống

6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu sinh viên ba khoa: Khoa Tài chính - kinh doanh

tiền tệ, Khoa Kế toán kiểm toán, Khoa Quản trị kinh doanh.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập, phân tích, tổng hợp và khái quát các tài liệu khoa học có liên

quan đến đề tài làm cơ sở lý luận định hướng cho việc tìm hiểu thực tiễn.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Mục đích: Đây là phương pháp chính của đề tài. Dựa trên cơ sở lý

luận, các đề tài tham khảo có liên quan, người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi

để tìm hiểu mức độ nhận thức của sinh viên về một số giá trị sống, cụ thể là

các vấn đề sau:

- Quan niệm của sinh viên về giá trị sống

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận thức giá trị sống

- Lợi ích của giá trị sống đối với sinh viên

4

- Nhận thức của sinh viên về bốn giá trị: trung thực, trách nhiệm, hợp tác

và khoan dung

- Các biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về giá trị sống

Cách thức tiến hành

Thiết kế bảng hỏi: Trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi mở, kết hợp với việc

tổng hợp cơ sở lý thuyết để thiết kế bảng hỏi sử dụng trong đề tài.

Khảo sát thử:

- Xác định thời gian cho việc trả lời bảng hỏi

- Tính toán các giá trị, độ tin cậy câu trắc nghiệm và bảng hỏi

- Tiến hành sửa chữa các mệnh đề chưa đạt yêu cầu

Điều tra chính thức

- Đưa bảng hỏi đến từng khách thể

- Khách thể hoàn thành bảng hỏi một cách độc lập với nhau trong thời

gian cho phép.

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin nhận thức

về giá trị sống của sinh viên đã thu được khi khảo sát rộng.

Nội dung: đánh giá mức độ quan trọng và sự ảnh hưởng của việc nhận

thức các giá trị sống đối với sinh viên; các biện pháp nâng cao nhận thức một

số giá trị sống.

Cách thức tiến hành: phỏng vấn trực tiếp 20 sinh viên

7.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Mục đích: xử lý và mã hóa các thông số cần dùng trong đề tài nghiên

cứu.

Nội dung: các phép thống kê cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu:

- Phân tích thống kê mô tả: thống kê phần trăm, tần số, xếp thứ hạng.

5

- Phân tích thống kê suy luận: bảng hỏi nghiên cứu sự ngẫu nhiên, sai số

của các tập dữ liệu từ đó mô hình hóa và đưa ra các suy luận cho tổng

thể. Các suy luận có thể là kiểm định giả thuyết thống kê, mô tả sự tác

động qua lại giữa các biến số (các loại tương quan), các phương pháp

so sánh giá trị trung bình (T – test, Chi – square, Anova).

Cách thức tiến hành: sử dụng phần mềm thống kê SPSS 13.0 để xử lý

dữ liệu thu được.

8. Cấu trúc luận văn

Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo

UNESCO

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2. Những vấn đề lý luận về nhận thức giá trị sống theo UNESCO của sinh

viên

Chương 2: Thực trạng nhận thức của sinh viên Đại học KT – TC

TP.HCM về một số giá trị sống theo UNESCO

2.1. Thể thức nghiên cứu

2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên Đại học KT – TC TP.HCM về một số

giá trị sống theo UNESCO

2.3. Một số biện pháp nâng cao nhận thức giá trị sống cho sinh viên

Kết luận – Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục.

6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN

VỀ GIÁ TRỊ SỐNG THEO UNESCO

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài

Trong những năm cuối thế kỉ 20, vấn đề giá trị và giá trị sống ngày

càng được nhiều nước trên thế giới quan tâm và nghiên cứu như Ba Lan, Liên

Xô, Bungari, Hungari, Nhật Bản… Các công trình nghiên cứu đã đề cập nhiều

vấn đề như nội dung giá trị, cấu trúc của giá trị, một số giá trị cơ bản, công cụ

để đo đạc và kiểm chứng giá trị. Các nghiên cứu này cũng đề cập đến những

tác động của thế giới đến sự thay đổi các giá trị nói chung, nhấn mạnh sự

khủng hoảng giá trị là vấn đề toàn cầu và cần thiết phải giáo dục giá trị sống

cho thế hệ trẻ trên thế giới.

Tại Nhật Bản, vào đầu những năm 1990 nhà giáo dục T. Makiguchi cho

ra đời cuốn sách “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo”. Có nhiều vấn đề được

trình bày trong cuốn sách, đặc biệt là giá trị được xét ở khía cạnh giáo dục với

nhiều nội dung mới. Bên cạnh việc phân tích các loại giá trị (giá trị đạo đức,

giá trị kinh tế, giá trị thẩm mĩ,…) tác giả cũng đưa ra một hệ thống giá trị mới

lấy thiện, ích, mĩ làm chuẩn [22].

Năm 1995, một dự án nghiên cứu của UNESCO đã đưa ra 12 giá trị

sống căn bản mang tính phổ quát toàn cầu và được 186 thành viên Liên hợp

quốc thông qua. Dưới sự hỗ trợ của UNESCO và Ủy ban UNICEF Tây Ban

Nha, chương trình Giáo dục các giá trị sống (LVEP) đã được triển khai phi lợi

nhuận ở 80 quốc gia trên toàn thế giới nhằm giúp trẻ em có điều kiện khám

phá và phát triển 12 giá trị sống (hợp tác, tự do, hạnh phúc, trung thực, khiêm

tốn, yêu thương, hòa bình, tôn trọng, trách nhiệm, giản dị, khoan dung và

đoàn kết) [5], [32], [33], [34].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!