Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhận thức của học sinh trường THPT nguyễn trường tộ (TP vinh nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường
MIỄN PHÍ
Số trang
26
Kích thước
385.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1216

Nhận thức của học sinh trường THPT nguyễn trường tộ (TP vinh nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn

Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề bạo

lực học đường

Nguyễn Thị Thuỳ Dung

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Tâm lý học

Chuyên ngành: Tâm lí học; Mã số: 60 31 80

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Thị Mai Hương

Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường của học sinh

lứa tuổi Phổ thông trung học (PTTH) và làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài

như: Khái niệm nhận thức; Khái niệm Bạo lực học đường; Một số đặc điểm

tâm-sinh lý của học sinh lứa tuổi PTTH. Khảo sát thực trạng nhận thức của học

sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về bạo lực học

đường với các nội dung: Nhận thức về khái niệm bạo lực học đường; Nhận thức

về hình thức bạo lực học đường; Nhận thức về nguyên nhân bạo lực học đường;

Nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường; Nhận thức về cách phòng tránh

bạo lực học đường; Mối quan hệ của nhận thức với thái độ và hành vi của học

sinh đối với bạo lực học đường. Đề xuất một số kiến nghị nhằm ngăn chặn hiện

tượng bạo lực học đường cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ

(TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường hiện nay.

Keywords. Tâm lý học; Bạo lực học đường; Học sinh; Trung học phổ thông;

Tâm lý trẻ vị thành niên

Content.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tình trạng bạo lực học đường đã và đang bộc phát ở mức độ báo động và rất

cần được xã hội nhìn nhận như là một tệ nạn cần phải “chống”. Có thể xem vấn nạn

bạo lực học đường như những “cơn sóng ngầm”, bởi đâu đó trong môi trường giáo dục

lại dấy lên những vụ việc học sinh gây hấn, hành hung lẫn nhau… Những xô xát tưởng

chừng như rất trẻ con ấy trong thời gian gần đây đã trở thành một hiện tượng có khả

năng lây lan rộng với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở

thành vấn nạn của toàn xã hội. Trên tất cả các trường học đều xuất hiện bạo lực học

2

đường. Tuy mức độ có khác nhau nhưng cả thành thị và nông thông, cả đồng bằng và

miền núi các vụ liên quan đến bạo lực học đường đều gia tăng đáng kể.

Học sinh lứa tuổi Phổ thông trung học (16-18), luôn được gia đình, nhà trường

và xã hội dành cho một sự quan tâm lớn, bởi các em chính là tương lai của đất nước.

Trong bối cảnh văn hóa-xã hội có nhiều thay đổi hiện nay, các em có điều kiện thuận

lợi để học tập, vui chơi nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố dễ

gây nên những hành vi sai lệch, phá vỡ những giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội.

Đi sâu vào nghiên cứu hành vi bạo lực học đường của học sinh là một vấn đề

cấp bách và ngày càng trở nên cấp thiết trong thời đại ngày nay, khi con người được

coi là động lực, là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia.

Qua đó có thể thấy, giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên phải được đặt lên hàng đầu,

nhằm giúp các em có được hiểu biết và cách nhìn nhận sâu sắc hơn về cuộc sống, nâng

cao ý thức của các em trong học tập và rèn luyện vì mục tiêu xây dựng, phát triển đất

nước tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận thức của học

sinh trƣờng THPT Nguyễn Trƣờng Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề bạo lực học

đƣờng”. Nhằm góp thêm tiếng nói vào quá trình xây dựng một môi trường học đường

lành mạnh.

2. Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu nhận thức về vấn đề bạo lực học đường của học sinh trường THPT

Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An)

- Tìm hiểu mối quan hệ của nhận thức với thái độ và hành vi của học sinh đối

với bạo lực học đường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường

để hướng tới môi trường học đường lành mạnh, an toàn.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

* Nghiên cứu về mặt lý luận:

- Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường của học sinh lứa tuổi

PTTH.

- Làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài: Khái niệm nhận thức, Khái niệm bạo

lực học đường, Một số đặc điểm tâm-sinh lý của học sinh lứa tuổi PTTH

* Nghiên cứu thực tiễn:

- Khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ

(TP.Vinh-Nghệ An) về bạo lực học đường với các nội dung: Nhận thức về khái niệm,

về hình thức, về nguyên nhân, về hậu quả, về cách phòng tránh bạo lực học đường

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!