Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhận thức của học sinh trung học phổ thông thành phố đà nẵng về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái
PREMIUM
Số trang
149
Kích thước
8.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1259

Nhận thức của học sinh trung học phổ thông thành phố đà nẵng về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

MAI THỊ HỒNG KHÁNH

NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI

PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Đà Nẵng, năm 2020

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

MAI THỊ HỒNG KHÁNH

NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI

PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI

Chuyên ngành: Tâm lý học đƣờng

Mã số: 80310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊ HẰNG PHƢƠNG

Đà Nẵng, năm 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn

của TS. Nguyễn Thị Hằng Phương. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và

chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Mai Thị Hồng Khánh

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i

TÓM TẮT .................................................................................................................... ii

MỤC LỤC .....................................................................................................................iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii

DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................ix

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................3

4. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................3

5. Khách thể nghiên cứu ...........................................................................................3

6. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3

7. Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................................4

8. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4

9. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................4

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ

NỮ VÀ TRẺ EM GÁI...................................................................................................5

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu..............................................................................5

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài................................................................................5

1.1.2. Nghiên cứu trong nước ...................................................................................9

1.1.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu.................................................................13

1.2. Cơ sở lý luận về nhận thức của học sinh trung học phổ thông thành phố Đà

Nẵng về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ..............................................................13

1.2.1. Khái niệm về nhận thức của học sinh trung học phổ thông về bạo lực đối

với phụ nữ và trẻ em gái................................................................................................13

1.2.2. Các nội dung nhận thức của học sinh THPT về bạo lực với phụ nữ và trẻ

em gái ............................................................................................................................24

Tiểu kết Chương 1 .........................................................................................................31

CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................32

2.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................................32

2.1.1. Thời gian và các giai đoạn triển khai nghiên cứu.........................................32

v

2.1.2. Địa bàn và mẫu nghiên cứu ..........................................................................32

2.1.3. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................34

2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................34

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..................................................................34

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...........................................................35

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ........................................................................38

2.2.4. Phương pháp thống kê toán học....................................................................38

Tiểu kết Chương 2 .........................................................................................................39

CHƢƠNG 3. NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TẠI ĐÀ NẴNG VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI.................40

3.1. Thực trạng mức độ hiểu biết về khái niệm bạo lực và bạo lực đối với phụ nữ và

trẻ em gái của học sinh trung học phổ thông.................................................................40

3.2. Nhận thức của học sinh về biểu hiện của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái....49

3.3. Nhận thức của học sinh về nguyên nhân của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

gái .................................................................................................................................66

3.4. Nhận thức về hậu quả của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ...........................77

3.5. Các giải pháp để nâng cao nhận thức của học sinh THPT về bạo lực đối với

phụ nữ và trẻ em gái ......................................................................................................82

3.5.1. Căn cứ đề xuất biện pháp..............................................................................82

3.5.2. Các giải pháp đề xuất cụ thể .........................................................................82

3.5.3. Khảo nghiệm ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm...........................86

3.5.4. Biện pháp nâng cao nhận thức cho học sinh trung học phổ thông thành

phố Đà Nẵng về phòng ngừa bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái....................................87

3.5.5. Mô tả một số trường hợp được nâng cao nhận về phòng ngừa bạo lực với

phụ nữ và trẻ em gái ......................................................................................................88

Tiểu kết Chương 3 .........................................................................................................92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PN Phụ nữ

THPT Trung học phổ thông

TEG Trẻ em gái

Tp Thành phố

WHO Tổ chức y tế thế giới

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1. Phân bố khách thể, mẫu nghiên cứu chính 33

3.1. Hiểu biết của học sinh về khái niệm “Bạo lực” 40

3.2.

Tương quan giới tính với các nội dung liên quan đến hiểu biết

về khái niệm “Bạo lực”

41

3.3.

Tương quan khối học với các nội dung liên quan đến hiểu biết

về khái niệm “Bạo lực”

41

3.4.

Tương quan trường học với các nội dung liên quan đến hiểu

biết về khái niệm “Bạo lực”

42

3.5.

Mức độ hiểu biết về khái niệm “Bạo lực với phụ nữ và trẻ em

gái”

43

3.6.

Tương quan giới tính về khái niệm “Bạo lực với phụ nữ và trẻ

em gái”

45

3.7.

Ý kiến của học sinh về khái niệm “Bạo lực với phụ nữ và trẻ

em gái” giữa các trường học

46

3.8.

Ý kiến của học sinh về khái niệm “Bạo lực với phụ nữ và trẻ

em gái” giữa các khối lớp

47

3.9.

Nhận diện hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em của học

sinh

50

3.10.

Tương quan giữa giới tính về nhận diện hành vi bạo lực đối

với phụ nữ và trẻ em của học sinh

51

3.11.

Tương quan giữa trường học về nhận diện hành vi bạo lực đối

với phụ nữ và trẻ em của học sinh

52

3.12.

Tương quan giữa lớp học vềnhận diện hành vi bạo lực đối với

phụ nữ và trẻ em của học sinh

53

3.13. Nhận diện hình thức bạo lực của học sinh THPT 55

3.14.

Tương quan giữa khối lớp với nhận diện hình thức bạo lực của

học sinh THPT

58

3.15.

Tương quan giữa giới tính với nhận diện hình thức bạo lực của

học sinh THPT

61

3.16.

Tương quan giữa trường học với nhận diện hình thức bạo lực

của học sinh THPT

63

viii

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

3.17.

Nhận định của học sinh về nguyên nhân dẫn đến bạo lực với

phụ nữ

66

3.18.

Nhận định của học sinh THPT về nguyên nhân dẫn đến bạo

lực, xâm hại đối với trẻ em

72

3.19.

Ý kiến của học sinh THPT về hậu quả của việc gây ra bạo lực

với phụ nữ và trẻ em gái

78

3.20.

Ý kiến của học sinh về các giải pháp cho bản thân để giảm

thiểu bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

83

3.21.

Ý kiến của học sinh về các giải pháp trong trường học để giảm

thiểu bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

84

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

hình

Tên hình Trang

1.1. Vòng xoáy bạo lực 29

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

biểu đồ

Tên biểu đồ Trang

3.1.

Tỷ lệ học sinh THPT nhận định hành vi “Đe dọa tước đoạt con

cái” và “Chiến tranh lạnh” không thuộc hình thức bạo lực nào

58

3.2.

Ý kiến “đồng ý” về nguyên nhân bạo lực đối với phụ nữ giữa

nam và nữ học sinh

69

3.3.

Ý kiến “đồng ý” về nguyên nhân bạo lực đối với trẻ em giữa

“học sinh có bố mẹ ở với nhau” và “học sinh có bố mẹ li

thân/li hôn”

70

3.4.

Ý kiến đồng ý về nguyên nhân bạo lực đối với trẻ em giữa

nam và nữ học sinh

76

3.5.

Mức độ “đồng ý” về hậu quả của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ

em giữa “học sinh có bố mẹ ở với nhau” và “học sinh có bố

mẹ li thân/li dị”

80

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là một

vấn đề toàn cầu bởi nó diễn ra ở tất cả các nước và mọi tầng lớp xã hội, bao gồm cả

Việt Nam. Khi xã hội ngày càng phát triển thì tính chất của các loại bạo lực ngày càng

tăng, phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ chính môi trường sống và

bị hạn chế các quyền của mình để được tham gia và phát triển một cách toàn diện trên

tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông qua các trang thông tin, chúng ta thấy

mức độ nghiêm trọng của các vụ bạo lực ngày càng tăng, mức độ tổn thương về tinh

thần, vật chất đã gây phản ứng mạnh mẽ trong xã hội. Bạo lực xuất phát từ gia đình,

trường học, có nhiều vụ việc kéo dài, gây đau đớn, tổn thương về tinh thần rất lớn cho

phụ nữ và trẻ em gái. Tuy nhiên, việc phát hiện hỗ trợ ban đầu thường là giải quyết

hậu quả hơn là phòng ngừa hoặc thực thi pháp luật vẫn chưa hiệu quả, khi sự việc

được phát giác thì hậu quả đã vượt qua ngưỡng chịu đựng của con người, để lại hậu

quả hết sức đau đớn cho nạn nhân.

Riêng ở Việt Nam, trong những năm qua, đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi

nhận về bình đẳng giới: Việt nam bảo đảm quyền lợi về giới thông qua việc việc hoàn

thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.Việt Nam đã xây dựng và ban

hành các văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới, không phân biệt đối

xử theo quy định của Luật Bình đẳng giới 2006 và Công ước của Liên hợp quốc về

xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, lồng ghép bình đẳng giới

trong việc xây dựng và thực thi pháp luật ở trong nước; ban hành Chiến lược quốc gia

về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp

khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; tích cực thực hiện các sáng kiến

quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ nữ và chống phân biệt

đối xử đối với phụ nữ. Mục tiêu bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ, một

trong 3 mục tiêu thiên niên kỷ (MDG 2013), được Việt Nam hoàn thành trước thời hạn

năm 2015, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới

nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Trên thực tế, phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 50%

dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, đang ngày càng tham gia sâu vào mọi

hoạt động trong cộng đồng. Tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội khóa XIV (2016-2021)

đạt 26,8%, đưa Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở

khu vực và thế giới. Phụ nữ đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất nước

như Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch

nước, Bộ trưởng; Thứ trưởng. Ở các địa phương, nhiều phụ nữ giữ vai trò chủ chốt ở

2

các cấp, các ngành, góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng.Nữ doanh nhân là

người dân tộc thiểu số tăng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe

nhân dân. Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số ngày càng được phát huy.Hiện nay, tỷ lệ

lao động có việc làm là nữ giới chiếm 49%. Tỷ lệ phụ nữ biết chữ là 92%; khoảng

80% trẻ em gái ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được đi học đúng tuổi. Tỷ

lệ nữ sinh viên chiếm trên 50%, tỷ lệ thạc sỹ là nữ chiếm hơn 30% và 17,1% tiến sỹ là

nữ giới.

Tuy nhiên, tình trạng bạo lực giới vẫn diễn biến phức tạp. Khoảng cách giới còn

tồn tại trong nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội; nhiều vụ việc bạo lực, xâm hại thời

gian qua đã trở thành hồi chuông rúng động trong toàn xã hội, sự xuống cấp nghiêm

trọng của đạo đức xã hội đã để lại hệ lụy vô cùng sâu sắc.

Theo kết quả đo lường công việc của phụ nữ Việt Nam do Viện Khoa học Lao

động và Xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và xã hội) cung cấpnăm 2017, phụ nữ

Việt Nam dành thời gian làm việc nhà, chăm sóc con cái cao hơn nam giới từ 2 đến 2,5

giờ/ngày. Trẻ em nữ dành thời gian cho việc học ít hơn trẻ em nam khoảng 4-6

giờ/tuần. Trong lao động, sản xuất, phụ nữ nhận được mức lương thấp hơn nam giới,

khó tìm kiếm cơ hội việc làm, dễ bị sa thải sau tuổi 35. Số liệu thống kê từ cuộc điều

tra quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ cho thấy, 58% phụ nữ từng chịu ít nhất

một hình thức bạo lực. Nạn nhân bạo lực gia đình tìm đến các địa chỉ tin cậy tại cộng

đồng nhờ tư vấn, hỗ trợ lên đến hàng nghìn lượt người/năm. Trong số hơn 2.000 người

bị mua bán trở về giai đoạn 2011-2015, nạn nhân là nữ chiếm hơn 98%.Từ năm 2011

đến nay, trung bình mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 2.000 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em,

trong đó có hơn 1.000 vụ xâm hại tình dục.Đa số nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục

là trẻ em gái. Tại thành phố Đà Nẵng, từ năm 2012 đến năm 2017, thành phố có 21 vụ

án hiếp dâm, cưỡng dâm với 21 phụ nữ là nạn nhân; 121 vụ xâm hại trẻ em. Trong

năm 2016 và 2017, Đà Nẵng giải quyết 4.200 vụ ly hôn, trong đó có 3.516 vụ do mâu

thuẫn gia đình, 63 vụ ngược đãi và 19 vụ mâu thuẫn kinh tế.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc

phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Điều này được khẳng định là nhà

nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ điều chỉnh về phòng, chống

bạo lực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

công dân như: Hiến pháp, Bộ Luật dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng

giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, một số luật khác và các văn bản dưới luật có

liên quan.

Tại thành phố Đà Nẵng, công tác phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

gái cũng cho thấy còn những tồn tại, hạn chế nhất định như: công tác tuyên truyền,

3

giáo dục pháp luật về bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

gái chưa phong phú, chưa sâu rộng, chưa sát với đối tượng, nhận thức về pháp luật

phòng, chống bạo lực gia đình của người dân, đặc biệt là học sinh còn nhiều hạn chế,

chế tài xử phạt đối với những người gây bạo lực vẫn còn nhiều bất cập.

Để góp phần giải quyết tốt hơn các vấn đề liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới,

nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung, học sinh nói riêng về bạo lực giới, việc

nghiên cứu về nhận thức của học sinh về bạo lực giới, đề xuất những nâng cao nhận

thức cho học sinh là hết sức cần thiếtvà có ý nghĩa cả về lí luận, thực tiễn và là cách

tiếp cận mới hiện nay. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài:

“Nhận thức của học sinh THPT thành phố Đà Nẵng về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ

em gái”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh trung học phổ thông về

bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao

nhận thức của học sinh trung học phổ thông về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận nhận thức của học sinh trung học phổ thông về bạo

lực đối với phụ nữ và trẻ em gái;

- Nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh trung học phổ thông về bạo lực

đối với phụ nữ và trẻ em gái;

- Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức của học sinh trung học phổ thông về bạo

lực đối với phụ nữ và trẻ em gái;

- Thực nghiệm các biện pháp nâng cao nhận thức của học sinh trung học phổ

thông thành phố Đà Nẵng về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

4. Đối tƣợng nghiên cứu

Nhận thức của học sinh trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng về bạo lực đối

với phụ nữ và trẻ em gái

5. Khách thể nghiên cứu

- 300 học sinh trung học phổ thông trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh

và Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

- 4 Giáo viên và cán bộ quản lý tại trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh

và trung học phổ thông Ngũ Hành Sơn trên địa bàn Tp Đà Nẵng.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu về thực trạng nhận thức của học sinh trung học phổ thông về bạo

lực đối với phụ nữ và trẻ em gái dưới góc độ bạo lực trên cơ sở giới (hay còn gọi là

bạo lực giới);

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!