Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhận thức của giáo viên tiểu học về chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu tăng động
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nhận thức của giáo viên tiểu học về chiến lược
quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu tăng động
giảm chú ý ở một số trường tiểu học ở Hà Nội
Nguyễn Linh Trang
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên; Mã số: 60 52 70
Người hướng dẫn: TS. Đặng Hoàng Minh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rối loạn Tăng động giảm
chú ý (TĐGCY) ở trẻ tiểu học, chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có rối loạn
tăng TĐGCY và một số khái niệm công cụ liên quan. Xác định đặc điểm và mức độ
nhận thức của giáo viên tiểu học về những dấu hiệu TĐGCY và chiến lược quản lý
hành vi đối với trẻ có dấu hiệu TĐGCY trong trường học. Đề xuất một số cách thức
tác động nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên ti ểu học về học sinh có dấu hiệu
rối loạn TĐGCY, giúp giáo viên có chiến lược quản lý hành vi phù hợp.
Keywords: Tâm lý học trẻ em; Trẻ vị thành niên; Giảm chú ý; Rối loạn hành vi;
Trường tiểu học
Content
1. Lý do chọn đề tài
Rối loạn tăng động giảm chú ý (TĐGCY) là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em.
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi học đường có rối loạn TĐGCY trên thế giới vàokhoảng từ 2 –
16%. Ở Việt Namchưa có số liệu toàn quốc về trẻ em trong độ tuổi đến trường có rối loạn
TĐGCY. Tuy nhiên một vài nghiên cứu ở Hà Nội, Đồng Nai cho thấy có tỷ lệ không nhỏ
học sinh các cấpmắc TĐGCY.
Can thiệp hành vi là một trong những phương pháp trị liệu hiệu quả đối với trẻ có rối
loạn TĐGCY. Với mục tiêu kiểm soát hành vi của trẻ cả ở nhà và ở trường, việc trị liệu
cho trẻ TĐGCY không chỉ của riêng cán bộ tâm lý trị liệu mà cần có sự phối hợp của giáo
viên tại trường học.
Trên thế giới, có nhiều quốc gia đưa chương trình can thiệp cho trẻ TĐGCY vào trường
học, trong đó có nội dung dung quan trọng là đào tạo cho giáo viên về quản lý hành vi lớp
học. Các kiến thức và thái độ của giáo viên đối với các rối loạn của TĐGCY là rất quan
trọng. Việc các giáo viên thiếu kiến thức cơ bản về các dấu hiệu của TĐGCY và các
chương trình quản lý hành vi, quản lý lớp học có thể không đem lại hiệu quả trị liệu cho trẻ
TĐGCY.
Ở Việt Nam hiện nay, các can thiệp đối với trẻ TĐGCY thường tập trung vào giáo dục
cho cha mẹ trong khi cách ứng xử của giáo viên có thể tác động lớn đến việc cải thiện hay
trầm trọng hóa tình trạng TĐGCY của trẻ. Các nghiên cứu ở Việt Nam về TĐGCY và về
các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình can thiệp TĐGCY chưa nhiều, đặc biệt là các nhân tố
học đường – vai trò của giáo viên ít được nghiên cứu đến. Xuất phát từ những nhận định
trên, đề tài nghiên cứu "Nhận thức của giáo viên tiểu học về chiến lược quản lý hành vi
đối với trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở một số trường tiểu học ở Hà Nội" là cần
thiết và có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về những chiến lược quản lý hành
vi đối với trẻ tiểu học có dấu hiệu TĐGCY, từ đó đề xuất một vài cách thức tác đôṇ g nhằm
nâng cao nhâṇ thức cho giáo viên ti ểu học về học sinh có dấu hiệu rối loạn TĐGCY và
giúp giáo viên có chiến lược quản lý hành vi phù hợp.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:Nhâṇ thức của giáo viên ti ểu học về những chiến lược quản lý
hành vi đối với học sinh có dấu hiệu TĐGCY.
Khách thể nghiên cứu:Khách thể nghiên cứu là 145 giáo viên thuộc 5 trường tiểu học
trên địa bàn Hà Nội, bao gồm: Thành Công B (Quận Ba Đình), Tô Vĩnh Diện (Quận Đống
Đa), Lương Yên (Quận Hai Bà Trưng), Đặng Trần Côn A (Quận Thanh Xuân), Văn Yên
(Quận Hà Đông).
Phạm vi nghiên cứu:Đề tà
i nghiên cứu nhâṇ thức của giáo viên ti ểu học thuộc một số
quận nội thành Hà Nội về một số dấu hiệu TĐGCYvà chiến lược quản lý hành vi đối với
trẻ có dấu hiệu TĐGCY trong các giờ học trên lớp.
4. Giả thuyết khoa học
- Nhận thức của giáo viên tiểu học về những dấu hiệu TĐGCY tập trung ở sự tăng
vận động thô và giảm mức độ chú ý.
- Giáo viên tiểu học chưa có kiến thức về chiến lược quản lý hành vi đối với học sinh
có dấu hiệu TĐGCY.
- Mức độ nhận thức của giáo viên tiểu học về chiến lược quản lý hành vi đối với học
sinh có dấu hiệu TĐGCY phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc của giáo viên với học sinh
trong độ tuổi tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rối loạn TĐGCY ở trẻ tiểu học, chiến
lược quản lý hành vi đối với trẻ có rối loạn tăng TĐGCY và một số khái niệm công cụ liên
quan đến đề tài.
Xác định đặc điểm và mức độ nhận thức của giáo viên tiểu học về những dấu hiệu
TĐGCY và chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu TĐGCY trong trường học.
Đề xuất một số cách thức tác đôṇ g nhằm nâng cao nhâṇ thức cho giáo viên ti ểu học
về học sinh có dấu hiệu rối loạn TĐGCY, giúp giáo viên có chiến lược quản lý hành vi phù
hợp.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi
Phương pháp thống kê toán hoc̣
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Chú ý và giảm chú ý
Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định
hướng hoạt động bảo đảm điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có
hiệu quả. Căn cứ vào mức độ tự giác, chú ý được chia làm 2 loại: chú ý không chủ định và
chú ý có chủ định.
Giảm chú ý là tình trạng thiếu hụt, không đầy đủ về mặt chú ý, tức là tình trạng khó
khăn về kiểm soát, duy trì chú ý vào một hoạt động nào đó trong thời gian dài.
1.1.2. Vận động, tăng động và xung động
1.1.2.1.Vận độngđề cập đến những cấu trúc và chức năng có liên hệ hoạt động của các cơ
bắp, hoặc với đáp ứng của cơ thể với một tình huống.