Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhận thức của bạn về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam. Theo bạn, sinh viên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Lời
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế quốc tế hóa và hội nhập kinh tế trên phạm vi toàn cầu là xu thế có tính
quy luật tất yếu. Trước tác động của nó, nhiều doanh nghiệp ra đời và suy vong.Đặc
biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức gay
gắt buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững phải đáp ứng được
nhu cầu ngày càng cao của thị trường.Sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao
nhưng giá thành phải được hạ thấp. Mặt khác nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý thì
chúng ta phải phản ánh được kịp thời, đầy dủ, chính xác về tình hình biến động, tăng
giảm của từng loại cũng như toàn bộ tài sản cố định hiện có trong toàn doanh nghiệp
và tại các bộ phận sử dụng.
Nền kinh tế thị trường với bước đổi mới thực sự trong cơ chế quản lý kinh tế đã
khẳng định rõ hơn vai trò, vị trí của thông tin kế toán trong quản trị doanh nghiệp.Kế
toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lý tài sản cố định
của một doanh nghiệp.Kế toán tài sản cố định cung cấp những thông tin hữu ích về
tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau.Dựa trên
những thông tin ấy, các nhà quản lý sẽ có được những phân tích chuẩn xác để ra
những quyết định kinh tế. Là một trong các thành phần quan trọng của kế toán, hạch
toán tài sản cố định với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các
thông tin về tình hình biến động tài sản cố định trong kỳ sẽ giúp cho các nhà quản trị
chỉ ra được phương án, biện pháp sử dụng hiệu quả tài sản cố định của doanh nghiệp
mình. Hạch toán tài sản cố định giúp các nhà quản trị lựa chọn phương án sử dụng tài
sản cố định tối ưu, xác định được tính khả thi của từng phương án đề ra.
Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản của công tác hạch toán tài sản cố định cũng như
tầm quan trọng của công tác hạch toán tài sản cố định cũng như sự giúp đỡ tận tình
của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Lời, em xin chọn đề tài: “Bàn về phương pháp
tổ chức quản lý và kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp hiện nay” cho đề án
môn học của mình với mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn cách vận dụng công tác hạch
toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp nói chung, đồng thời có thể đóng góp
một phần đề xuất của mình nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định trong
kế toán tài chính Việt Nam.
SV: Tường Thị Phương Thủy MSV: BH 203550
1
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Lời
Ngoài Lời mởđầu vàKết luận, nội dung gồm 3 phần chính:
Phần 1: Những lý luận chung về tổ chức quản lý và kế toán TSCĐ hữu hình trong
doanh nghiệp
Phần 2: Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay
Phần 3: Đánh giá nhận xét và phương hướng hoàn thiện tổ chức quản lý và kế
toán TSCĐ trong doanh nghiệp hiện nay
SV: Tường Thị Phương Thủy MSV: BH 203550
2
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Lời
PHẦN 1:
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN TSCĐ
HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Lý luận chung về TSCĐ hữu hình:
1.1.1. Khái niệm và vai trò của tài sản cố định hữu hình.
1.1.1.1. Khái niệm:
TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và có đặc
điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị của nó
được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật
chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Theo Quyết định 206/2003/QĐ ngày 12/12/2003 thì TSCĐ hữu hình được
định nghĩa như sau:
TSCĐhữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng
đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS liên kết
với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thỏa mãn các tiêu chuẩn
của TSCĐ hữu hình, tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trức, máy móc, thiết bị...
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực số 03 – QĐ của Bộ trưởng Bộ
Tài chính số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001), có 4 tiêu chuẩn ghi nhận tài sản
cố định:
- Chắc chắn thuđược lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Giá trị ban đầu của tài sản (nguyên giá) phải được xác định một cách đáng tin
cậy.
- Có thời hạn sử dụng ước tính trên 1 năm
- Thoả mãn các tiêu chuẩn về giá trịtheo chếđộ hiện hành. (Theo QĐ số
206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003, tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở
lên)
1.1.1.2. Vai trò:
Trong thực tế, ta thấy tài sản cố định hữu hình có vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
- Tài sản cố định hữu hình làđiều kiện không thể thiếu được góp phần cải thiện
SV: Tường Thị Phương Thủy MSV: BH 203550
3
Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Lời
sức laođộng để tăng năng suất, nâng cao mức thu nhập trong doanh nghiệp nói riêng
và nền kinh tế quốc dân nói chung.
- Tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp đánh giáđược năng lực và
trình độ trang bị cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ là
yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Công cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề cơ khí hoá và tựđộng hoá
các quá trình sản xuất mà thực chất là không ngừng đổi mới cải tiến hoàn thiện tài
sản cố định hữu hình. Như vậy, có thể khẳng định tài sản cố định hữu hình là cơ sở
vật chất kỹ thật quan trọng của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
1.1.2. Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định hữu hình bị
hao mòn dần và có giá trị hao mòn được dịch chuyển dần vào giá trị của sản phẩm,
dịch vụ vàđược bùđắp khi doanh nghiệp tiêu thụđược sản phẩm dịch vụ.
Tài sản cố định hữu hình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời
gian sử dụng kéo dài. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình ít thay đổi hình
thái bên ngoài, hầu như vẫn giữ nguyên hình thái biểu hiện của nó. Do có kết cấu phức
tạp gồm nhiều bộ phận với mức độ hao mòn khác nhau, không đồng đều nên trong quá
trình sử dụng tài sản cố định hữu hình có thể bị hư hỏng từng bộ phận.
1.1.3. Yêu cầu quản lý TSCĐ:
Xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ nói chung, TSCĐ hữu hình nói riêng mà
trong công tác quản lý TSCĐ phải quản lý một cách chặt chẽ về số lượng, chủng loại
và giá trị của TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại. Mặt khác còn phải quản lý
được hiện trạng và tình hình sử dụng TSCĐ.Chỉ khi quản lý tốt TSCĐ thì doanh
nghiệp mới sử dụng một cách hiệu quả TSCĐ.
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao TSCĐ ngày 12/12/2003 có quy định về quản lý sử dụng
TSCĐ hữu hình như sau:
Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có biên
bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác có liên
quan). TSCĐ phải được phân loại thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi
SV: Tường Thị Phương Thủy MSV: BH 203550
4