Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NGHIÊN cứu NHU cầu về DỊCH vụ THƯ VIỆN SINH VIÊN tại TRƯỜNG đại học KINH tế HUẾ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phần một
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ hiện nay, chất lượng giáo dục đang ngày càng được coi trọng, đặc
biệt là tại các trường đại học và cao đẳng. Sinh viên tại các trường hiện nay không chỉ
đơn thuần là những người theo học mà còn được xem là khách hàng của các trường.
Tại Hà Nội, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (WB) đã tổ chức hội thào “Đổi mới cơ
chế tài chính cho giáo dục – các vấn đề liện quan trong khu vực châu Á”. Tại buổi hội
thảo đó, đại diện WB, ông Eduardo Velez nhấn mạnh, tài chính cho giáo dục là vấn đề
nhiều nước trong khu vực quan tâm và cũng khuyến nghị “đầu tư cho giáo dục phải
được coi trọng như là một ngành hàng hóa đặc biệt”. Dĩ nhiên, khách hàng của ngành
kinh doanh đó chính là học sinh và sinh viên tại các trường hiện nay. Hiện nay, học
sinh và sinh viên không chỉ có nhu cầu đối với việc giảng dạy mà còn cần sự hỗ trợ
khác từ phía nhà trường đề công việc học tập được tốt hơn. Vì thế để thu hút sinh viên
vào trường mình, các trường đại học cần phải có các hoạt động thu hút sinh viên và hỗ
trợ sinh viên. Khi mà ở các trường đại học và cao đẳng, phần lớn kinh phí hoạt động
của trường đều dựa vào học phí của sinh viên trong trường. Hơn nữa, chất lượng và uy
tín của trường đều được đánh giá dựa trên khả năng và trình độ của sinh viên trường
đó. Do vậy, việc đưa ra các dịch vụ hỗ trợ sinh viên là rất cần thiết.
Trong các Dịch vụ hỗ trợ sinh viên tại các trường đại học nói chung và trường
Đại học Kinh tế Huế nói riêng thì Dịch vụ thư viện là Dịch vụ có sự ảnh hưởng trực
tiếp đến việc học của sinh viên tại trường. Dịch vụ thư viện có tác động rất tích cực
đến hiệu quả học tập của sinh viên, sinh viên bổ sung được rất nhiều kiến thức liên
quan đến môn học và có thể học tập tại thư viện trường. Trong Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về Ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, cho phép thành lập, cho
phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể
trường đại học, thư viện là một trong những cơ sở vật chất bắt buộc đối với các trường
Đại học (Điểu 6, khoản 1, điểm d). Qua đó, một điều dễ nhận thấy đó là Thư viện là rất
quan trọng đối với sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên tại Trường Đại
học Kinh tế nói riêng.
1
Hàng năm, nhà trường đều đầu tư thêm để nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu của sinh viên. Nhu cầu của sinh viên thì đa dạng ,trong khi đó nhà trường không
thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của mỗi sinh viên. Với nguồn lực có hạn, nhà
trường chỉ có thể đáp ứng những nhu cầu chung nhất của sinh viên và thỏa mãn đa số
sinh viên trong trường. Do đó, việc hiểu rõ các nhu cầu của sinh viên đối với nhu cầu
của sinh viên là rất quan trọng – đó là cơ sở để đưa ra các quyết định đầu tư mang lại
hiệu quả cao nhất cho đại đa số sinh viên trong trường.
Với tầm quan trọng của việc tìm hiểu các nhu cầu của sinh viên trong trường, cũng
như sự đa dạng về nhu cầu đối với Dịch vụ thư viện của mỗi học sinh trong trường,
nhà trường cần có sự đánh giá về nhu cầu của sinh viên bằng các cuộc nghiên cứu. Các
cuộc nghiên cứu sẽ đưa ra được các kết luận khách quan liên quan đến nhu cầu của
sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào được tiến hành với mục đích
đó. Và việc tiến hành các cuộc nghiên cứu là cần thiết để có được định hướng lâu dài
cho việc đầu tư cải thiện Dịch vụ thư viện tại trường Đại học Kinh tế Huế. Sau một
thời gian chú trọng về phát triển cơ sở hạ tầng, nhà trường nên quan tâm hơn đến các
Dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên. Từ cuộc nghiên cứu, nhà trường sẽ có được các kết luận
làm cơ sở cho việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về Dịch vụ thư viện của sinh
viên với hiệu quả cao nhất.
Dịch vụ thư viện đối với các sinh viên được đào tạo theo học chế tín chỉ càng
thêm quan trọng khi mà việc học chủ yếu phải dựa vào sự tìm tòi và khám phá của
sinh viên. Vì vậy mà để học tốt sinh viên phải tìm kiếm và đọc nhiều sách tham khảo.
Cũng vì lý do này nên nhóm nghiên cứu tập trung vào nhu cầu của các sinh viên đang
được đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Kinh tế Huế. Tuy nhiên, đây là một
tổng thể lớn bao gồm rất nhiều sinh viên. Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên
nhóm nghiên cứu chỉ tập trung vào sinh viên khóa 42 tại trường. Đây là khóa đầu tiên
được đào tạo theo học chế tín chỉ. Kết quả của cuộc nghiên cứu không thể suy rộng
cho tổng thể sinh viên trong trường Đại học Kinh tế Huế nhưng sẽ tạo cơ sở cho các
nghiên cứu sau này.
Với những lý do trên và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu nhóm chúng tôi đã
chọn đề tài: NGHIÊN CỨU NHU CẦU VỀ DỊCH VỤ THƯ VIỆN SINH VIÊN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ.
2
1.2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu trên, nhóm chúng tôi đặt ra mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu
các đặc điềm về nhu cầu đối với Dịch vụ thư viện của sinh viên trường Đại học Kinh
tế Huế. Từ cuộc nghiên cứu sẽ rút ra đươc các nhu cầu chung nhất và cấp thiết nhất
của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. Và dựa trên những kết quả đó, đưa ra một
số kiến nghị và giải pháp nhằm đáp ứng được các nhu cầu đó.
Câu hỏi nghiên cứu.
− Sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế có những nhu cầu nào đối với Dịch
vụ thư viện tại trường Đại học Kinh tế Huế?
Mục tiêu nghiên cứu.
− Tình hình về nhu cầu sinh viên đối với Dịch vụ thư viện tại trường Đại học
Kinh tế Huế.
− Khảo sát nhu cầu của sinh viên về Dịch vụ thư viện tại trường Đại học
Kinh tế Huế:
+ Các nhu cầu nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có.
+ Các nhu cầu mở rộng thêm các dịch vụ mới.
− Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của sinh viên về Dịch vụ thư viện tại
trường Đại học Kinh tế Huế.
− Các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên về Dịch vụ thư viện tại
trường đại học Kinh tế Huế.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, nhóm nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu các nhu cầu về
Dịch vụ thư viện của đối tượng sinh viên của trường Đại học Kinh tế Huế.Về tổng
thể nghiên cứu, do giới hạn về thời gian và nguồn lực, nhóm chúng tôi sẽ tiến hành
nghiên cứu tổng thể sinh viên khóa 42 và khóa 43 trường Đại học Kinh tế Huế.
Trong thời gian tiến hành điều tra ở trường nhóm nghiên cứu đã không thể khảo sát
được các sinh viên khóa 41 và khóa 44. Khóa 41 thì được nghỉ học ở trường còn
khóa 44 thì đi học quân sự. Vì thế mà đối tượng nghiên cứu là sinh viên các khóa 42
và 43 tại thư viện trường Đại học Kinh tế Huế. Với lý do là không điều tra hết toàn
bộ các sinh viên trong tổng thể nghiên cứu, nhóm chúng tôi sẽ điều tra trên tổng thể
mẫu đã lựa chọn ngẫu nhiên và kết luận cho tổng thể nghiên cứu là sinh viên khóa 42
và khóa 43 trường Đại học Kinh tế Huế. Mức độ suy rộng các kết luận cho sinh viên
trong trường là không cao.
3
Thời gian nghiên cứu, nghiên cứu được tiến hành tại trường trong khoảng thời
gian từ tháng 11 đến giữa tháng 12.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu lựa chọn, để có thể thực hiện tốt việc nghiên cứu nhu cầu
của sinh viên đối với Dịch vụ thư viện tại trường Đại học Kinh tế Huế. Nhóm nghiên
cứu tiến hành thu thập các dữ liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Các dữ liệu
thứ cấp chủ yếu là các khái niệm và các lý thuyết liên quan đến Dịch vụ thư viện và
nhu cầu. Bên cạnh đó, nhằm nghiên cứu được nhu cầu của sinh viên tại trường, nhóm
nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi. Bảng hỏi nêu lên yêu cầu
chung của sinh viên đối với Dịch vụ thư viện tài trường Đại học Kinh tế Huế và dữ
liệu thu thập được đó là thái độ đánh giá của sinh viên về các mục hỏi đó.
Thiết kế nghiên cứu được áp dụng là phương pháp thống kê mô tả kết hợp với
tiến hành kiểm định các biến quan sát nhằm xác định được chính xác nhu cầu của sinh
viên đối với Dịch vụ thư viện tại trường Đại học Kinh tế Huế. Với phương pháp thống
kê mô tả nhóm nghiên cứu tìm hiểu được đặc điểm nhu cầu của sinh viên.
Đối với loại dữ liệu thứ cấp, nhóm nghiên cứu đã tìm kiểm các khái niệm và
thông tin về kỹ năng mềm và các khóa đào tạo kỹ năng mềm, phỏng vấn các chuyên
gia Tâm Việt Group, lý thuyết về nhu cầu của Maslow và các khái niệm liên quan đến
nhu cầu trong sách Giáo trình Marketing căn bản (Trần Minh Đạo). Bên cạnh đó,
nhóm nghiên cứu còn tham khảo các công trình nghiên cứu có những điểm tương đồng
với đề tài nghiên cứu của nhóm, đó là ...
Sau khi có các dữ liệu thứ cấp làm cơ sở và định hướng cho đề tài nghiên cứu,
nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu sơ cấp rất quan trọng đối
với đề tài nghiên cứu của nhóm bởi vì các dữ liệu thứ cấp đặc biệt là các công trình
nghiên cứu tham khảo không đưa ra được các kết luận chính xác đối với vấn đề nghiên
cứu cụ thể tại trường Đại học Kinh tế Huế. Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua bảng hỏi
và kết quả đánh giá của sinh viên đối với từng biến quan sát sẽ được sử dụng để phân
tích và rút ra được các kết luận.
4
Nhóm nghiên cứu phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Với phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thì dữ liệu thu được từ cuộc khảo sát sinh viên tại trường
Đại học Kinh tế Huế có thể dùng để tiến hành các kiểm định cần thiết. Đầu tiên, nhóm
nghiên cứu đã hỏi ý kiến của cán bộ quản lý tại thư viện về số sinh viên trung bình đến
thư viện mỗi ngày và số lượng mà cán bộ làm việc tại thư viện ước lượng là khoảng
300 sinh viên mỗi ngày. Với kích cỡ mấu điều tra là 151 sinh viên, nhóm nghiên cứu
dự định tiến hành khảo sát ba ngày trong tuần vào tháng 11 là buổi sáng thứ Hai, thứ
Tư và chiều thứ Sáu, mỗi buổi khảo sát sẽ phát 55 bảng hỏi. Như vậy tổng số bảng hỏi
phát ra là 165 bảng hỏi và phát bảng hỏi theo bước nhảy k = 300/55 6. Nhóm nghiên
cứu bố trí 2 thành viên quan sát ở mỗi đầu cầu thang dẫn lên thư viện và cứ 6 sinh viên
lên thư viện sẽ phát bảng hỏi cho một sinh viên và đề nghị đối tượng khảo sát trả lời
các câu hỏi ngay tại chỗ. Đối với nhóm đông sinh viên thì nhóm nghiên cứu phát bảng
hỏi ngẫu nhiên cho một người trong nhóm và các đối tượng còn lại vẫn được đếm vào
bước nhảy. Đối tượng mà nhóm nghiên cứu khảo sát đó là các sinh viên lên thư viện
trong thời gian tiến hành khảo sát, trước khi phát bảng hỏi cho đối tượng khảo sát,
nhóm nghiên cứu hỏi xem thử họ đã trả lời bảng hỏi này chưa, nếu đã trả lời bảng hỏi
rồi thì nhóm nghiên cứu sẽ bỏ qua và khảo sát đối tượng kế tiếp.
Trước khi tính kích cỡ mẫu, nhóm nghiên cứu xác định các hệ số cần thiết để đưa
vào công thức tính cỡ mẫu. Đối với mức độ tinh cậy, đây là một đề tài nghiên cứu về
lĩnh vực kinh tế - xã hội nên nhóm nghiên cứu cho rằng độ tin cậy 95% là mức độ có
thể chấp nhận được, từ đó nhóm nghiên cứu xác định được hệ số tín cậy z ứng với độ
tin cậy 95% là 1.96. Tiếp đến, nhóm nghiên cứu xác định mức độ sai số cho phép (e)
là ở mức 8%. Việc xác định được độ lệch chuẩn là rất khó khăn nên nhóm nghiên cứu
đã sử dụng hệ số tỷ lệ p, với p = 0.5 thì kích cỡ của mẫu là lớn nhất. Sau khi xác định
được các hệ số cần thiết, nhóm nghiên cứu dựa vào công thức và đưa ra được kích cỡ
mẫu cần thiết là 151 sinh viên
Khi thu các bảng hỏi điều tra về và tiến hành tổng hợp dữ liệu, nhóm nghiên cứu
đã kiểm tra các bảng hỏi và kiểm tra các bảng hỏi xem thử các bảng hỏi đã hợp lệ hay
5