Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi mạnh phú tư
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRẦN THỊ THANH
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG VĂN XUÔI MẠNH PHÚ TƯ
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60. 22. 34
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng – Năm 2012
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Tôn Thất Dụng
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Phong Nam
Phản biện 2: TS. Hà Ngọc Hòa
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại Đà
Nẵng vào ngày 25 tháng 08 năm 2012.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi loại hình văn học đều có một phương thức biểu hiện riêng.
Thơ được nói bằng thứ ngôn ngữ biểu cảm và trùng điệp, còn trong
văn xuôi là sự lựa chọn ngôi trần thuật, cách tổ chức điểm nhìn, kết
cấu, ngôn ngữ, giọng điệu của mỗi nhà văn sao cho hiệu quả…để tạo
nên cảm nhận riêng, cách nhìn, cách đánh giá độc đáo về hiện thực
thế giới bên ngoài và bao nỗi khắc khoải nội tâm của con người.
Trần thuật là một phương diện cơ bản của nghệ thuật tự sự -
một phương thức biểu đạt thông dụng mà văn học lựa chọn để khám
phá và phản ánh đời sống. Nghệ thuật trần thuật giúp người nghiên
cứu đi sâu phát hiện những đặc sắc nghệ thuật kể chuyện của mỗi nhà
văn. Trên cơ sở đó, người đọc tiếp nhận và giải mã cấu trúc bên trong
tác phẩm, đồng thời có thể đánh giá những sáng tạo, những đóng góp
của nhà văn đối với sự phát triển văn xuôi Việt Nam nói chung.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX văn học hiện thực phê phán ra
đời và đánh dấu một mốc quan trọng, đạt được nhiều thành tựu rực
rỡ. Một đội ngũ nhà văn khá đông đảo, vô cùng nhiệt huyết làm trụ
cột cho một trào lưu văn học như: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Mạnh
Phú Tư, Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyễn Đình Lạp, …Họ đã làm ra
những cách tân nghệ thuật "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng
tạo những cái gì chưa ai có” (Nam Cao).
Xuất hiện trong trào lưu văn học đó, Mạnh Phú Tư cũng có cái
nhìn như các nhà văn cùng thời là miêu tả cuộc sống tối tăm, khổ cực
không lối thoát của người nông dân và cuộc sống bế tắc mòn mỏi của
người trí thức tiểu tư sản. Song bên cạnh đó, Mạnh Phú Tư có một
địa hạt riêng và một cách thức thể hiện riêng. “Nếu như Nguyễn
Công Hoan sở trường về những mảnh sống trào lộng, Vũ Trọng
Phụng thiên về những u nhọt xã hội, Ngô Tất Tố tìm những bóng tối
của cuộc đời, Nguyên Hồng quen với thế giới của bọn tội lỗi, thì chỗ
đứng để nhìn của Mạnh Phú Tư gần với Nam Cao hơn. Mạnh Phú Tư
không tìm những đề tài, những cốt truyện kỳ dị, ghê gớm, khốc liệt
hay gây cấn. Nhà văn dường như chẳng cần thám hiểm, săn tìm gì cả.
Ông lấy ngay những sự việc mà ai cũng biết, cũng có thể chứng kiến.
Ông không dắt độc giả đi du lịch đâu xa, đến những nơi bí mật kỳ lạ
nào hết, mà ông đưa họ đi chơi trong cuộc sống xung quanh họ,
ngay ở đường phố của họ, ngay trong những ngôi nhà của họ. Và
trong cuộc đi chơi ấy không hề buồn tẻ chán phèo mà đầy hứng
thú”. [59, tr.5-6]. Mạnh Phú Tư đã kịp thời nhặt một mảnh đời rất
bình thường của những con người và cuộc sống xung quanh ấy đặt
dưới “kính lúp nghệ thuật” cho xem, ta mới giật mình thấy cả một thế
giới phức tạp không đơn giản như ta tưởng. Văn xuôi Mạnh Phú Tư
không chỉ hấp dẫn người đọc ở câu chuyện kể mà còn ở nghệ thuật
trần thuật. Chính vì những lí do trên, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề
tài “Nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi Mạnh Phú Tư” với mong
muốn được khảo sát một số phương diện tiêu biểu của nghệ thuật trần
thuật trong văn xuôi của ông và khẳng định về sự đóng góp của nhà
văn vào thành tựu chung của văn học Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Mặc dù Mạnh Phú Tư xuất hiện trên văn đàn từ năm 1930 –
1945, nhưng nhà văn đã ra đi rất sớm “ở cái tuổi mà theo lẽ thường
đang rất sung sức, sung sức cả tuổi đời lẫn tuổi nghề”. Chính vì vậy,
bạn đọc và các nhà nghiên cứu ít chú ý đến tác phẩm của ông. Những
công trình, bài viết về tác phẩm và tác giả Mạnh Phú Tư không
nhiều, qua sự thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi thì có những công
trình sau đây:
Có thể nhắc đến một số công trình tiêu biểu như: Nhà văn hiện
đại của Vũ Ngọc Phan (2005), bài viết của tác giả Nguyễn Hoành
Khung trong Từ điển văn học – tập 2, trong Tuyển tập Phan Cự Đệ -
tâp 2 của Phạm Đình Ân và Thủy Liên (tuyển chọn), tác giả Nguyễn
Đăng Mạnh trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam – tập 30A (1995),
Bích Thu trong cuốn Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (2001),
Tác giả Trần Mạnh Thường với công trình Từ điển tác giả văn học
Việt Nam thế kỷ XX (2003).
Có rải rác một số bài viết về Mạnh Phú Tư và tác phẩm của
ông trong một số công trình như: Văn học Việt Nam (1900 – 1945)
của tác giả Phan Cự Đệ, Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930 –
1945 của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh.
Đây là những tài liệu quan trọng cung cấp cho chúng tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết và truyện ngắn của Mạnh
Phú Tư trong cuốn Tuyển tập văn xuôi của Mạnh Phú Tư, Nxb Thanh
niên (2010).
- Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi tập
trung đi vào khảo sát một số phương diện của nghệ thuật trần thuật
như: Điểm nhìn và phương thức trần thuật, kết cấu trần thuật, giọng
điệu và ngôn ngữ trần thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Ngoài ra chúng tôi sử dụng lý thuyết tự sự học và thi pháp
học.
5. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu “Nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi Mạnh Phú
Tư”, người viết mong muốn góp thêm được tiếng nói khoa học trong
lĩnh vực nghệ thuật trần thuật của nhà văn Mạnh Phú Tư. Qua đó,
giới thiệu với bạn đọc kĩ lưỡng hơn về một cây bút đáng chú ý của
văn học hiện thực phê phán 1930-1945.
Ngoài ra đề tài còn cung cấp thêm một cách đọc hiểu văn xuôi
Mạnh Phú Tư dưới góc nhìn lý thuyết tự sự học và thi pháp học.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được triển khai thành ba chương như sau:
Chương 1. Điểm nhìn và phương thức trần thuật trong văn xuôi
Mạnh Phú Tư.
Chương 2. Kết cấu trần thuật trong văn xuôi Mạnh Phú Tư.
Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong văn xuôi
Mạnh Phú Tư.
CHƯƠNG 1
ĐIỂM NHÌN VÀ PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT
TRONG VĂN XUÔI MẠNH PHÚ TƯ
1.1. Điểm nhìn trần thuật trong văn xuôi Mạnh Phú Tư
Trong tác phẩm tự sự thì việc lựa chọn điểm nhìn rất quan
trọng. Vậy điểm nhìn là vị trí của người kể chuyện được nhà văn lựa
chọn để quan sát, đánh giá, thâu tóm câu chuyện trong tác phẩm.
Theo quan niện của chúng tôi thì có các loại điểm nhìn sau
đây:
- Điểm nhìn biết hết, điểm nhìn “toàn tri”, rất biến hóa, có mặt
khắp nơi, hầu như không bị hạn chế nào.
- Điểm nhìn bên trong, điểm nhìn “hạn tri”, tức là nhìn theo tri
thức, tư tưởng, tình cảm của một hay nhiều nhân vật để trần thuật
một sự kiện hay toàn bộ câu chuyện.
- Điểm nhìn bên ngoài là góc nhìn không phải của bất cứ nhân
vật nào trong truyện, gần giống với một loại nhưng không đi sâu biểu
hiện tư tưởng, tình cảm nội tâm mà chỉ tả và kể lại một sự kiện hoặc
ngôn ngữ cử chỉ, hành động, ngoại hình và hoàn cảnh của nhân vật
trong truyện.
1.1.1. Trần thuật khái quát với điểm nhìn bên ngoài
Xuất thân trong một gia đình nông dân, mồ côi cả cha lẫn mẹ,
phải sống cùng anh em nội ngoại. Do hoàn cảnh gia đình, tuổi thơ
gắn liền với miền quê nghèo nên Mạnh Phú Tư có cái nhìn rất cận
cảnh về người dân quê và cả những phong tục tập quán của họ. Nhà
văn đứng đằng sau nhân vật để viết nên những câu chuyện rất thật
của đời sống dân dã. Ông nhìn con người bằng một lăng kính thiện
cảm và đầy yêu thương đối với người dân lam lũ vất vả. Ông thường
đi sâu vào số phận con người trong quan hệ gia đình bị chi phối bởi
những phong tục, những thành kiến hủ bại. Với điểm nhìn bên ngoài
Mạnh Phú Tư đã vạch trần bản chất vô nhân đạo của xã hội thực dân
phong kiến, phê phán cái xấu, cái ác tồn tại trong quan hệ giữa con
người với nhau. Đặc biệt là qua các tác phẩm như Làm lẽ, Sống nhờ,
Một thiếu niên, Những cơn gió heo may…
Đồng thời nhà văn cũng có cái nhìn khái quát về thiên nhiên,
về những phong cảnh đẹp của đất nước như Đồ Sơn qua các tác phẩm
Một kẻ thù và Quyến rũ.
Mạnh Phú Tư cũng đã phác thảo được không gian làng quê
đồng ruộng rất rõ qua các tác phẩm như Sống nhờ, Những cơn gió
heo may. Đó là những tiếng ếch nhái kêu ngoài bờ rào ở ven nhà. Rồi
thỉnh thoảng lại điểm thêm những tiếng cầm canh ở các điểm lân
cận…
Ở những truyện ngắn khác hầu như nhà văn đều có những điểm
nhìn bên ngoài, tác giả kể lại câu chuyện đời tư, thường ngày của
nhân vật trong các tác phẩm như: Một kẻ thù, Yêu thầm, Lọ thuốc
độc, Cô em út, Đội ban truyền, Người mẹ, Anh hồi sinh.
Như vậy, con đường đến với văn học của Mạnh Phú Tư không
chỉ còn là sự tình cờ ngẫu nhiên mà mang quy luật tất yếu của một
trái tim đa cảm và một tấm lòng nhân hậu trước cuộc sống. Chính
điều đó đã làm cho mỗi tác phẩm của nhà văn đều có giá trị và thấm
nhuần tinh thần nhân đạo chủ nghĩa chân thật.
1.1.2. Trần thuật theo điểm nhìn bên trong
Theo lý thuyết tự sự học thì người kể chuyện mang điểm nhìn
bên trong khi người kể chuyện là nhân vật của câu chuyện, khi ấy
nhà văn chuyển giao điểm nhìn cho các nhân vật của mình. Đó là
kiểu nhân vật tâm lí, nhân vật tính cách.
Văn xuôi của Mạnh Phú Tư có một số tác phẩm trần thuật theo
điểm nhìn bên trong như: Sống nhờ, Một thiếu niên…Sở dĩ tác phẩm
của Mạnh Phú Tư trần thuật theo điểm nhìn bên trong là do những
tiểu thuyết này xây dựng theo lối tự truyện.
Mạnh Phú Tư đã để cho nhân vật kể chuyện tự do bộc lộ đời
sống nội tâm, phơi bày ra những ý nghĩ thầm kín trong tâm hồn, nhà
văn gửi gắm điểm nhìn, gửi gắm những tư tưởng, quan điểm của
mình qua nhân vật Dần. Em tự kể về cuộc đời của mình sống bên
những người họ hàng thiếu tình thương, không những thế họ còn
hành hạ em đủ điều, từ việc bắt em làm lụng vất vả thậm chí còn ăn
cắp những đồng tiền em kiếm được. Rồi em cũng không được ăn học
tử tế vì hai bà nội ngoại quá nghèo. Một thiếu niên nhân vật chính
cũng là Dần, anh tự kể về cuộc đời của mình với những thăng trầm
trong cuộc sống tự lập không có gia đình người thân thích, chỉ có
những người bạn qua đường. Dần kiếm sống bằng dạy học ở trong
các gia đình, rồi tập viết văn chương để bán bản thảo nhưng không
thành, cuối cùng anh trở nên bế tắc và chán cái cảnh sa ngã nghiện
ngập của bạn bè.
Từ cái nhìn bên trong nhà văn đã thể hiện một năng lực quan
sát tinh tế, một vốn sống phong phú và sự hiểu biết tường tận cuộc
sống của trẻ thơ mồ côi. Những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật
vì thế được viết lên bằng chứng tâm hồn đồng điệu và những tình
cảm yêu thương con người của nhà văn.
1.2. Các phương thức trần thuật trong văn xuôi Mạnh Phú Tư
Phương thức trần thuật là khái niệm liên quan đến cách tổ
chức, kể chuyện tác phẩm tự sự theo một mô hình nào đó. Đó là sự
bố trí ngôi kể, điểm nhìn của người kể chuyện.
Điểm nhìn của người kể chuyện gắn liền với ngôi kể. Do đó
người trần thuật theo ngôi nào thì chịu giới hạn bởi điểm nhìn khi
quan sát. Vì vậy xưng ngôi là tiêu chí để phân chia các phương thức
trần thuật.
1.2.1. Trần thuật theo ngôi thứ nhất và trần thuật theo ngôi
thứ ba
* Trần thuật theo ngôi thứ nhất
Người kể chuyện với tư cách là các thành phần trực tiếp tham
gia vào hệ thống hình tượng của tác phẩm tự sự. Nói cách khác,
ngôi kể chính là sự hóa thân của người kể chuyện vào từng nhân vật
để trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Người kể chuyện sẽ chi phối
các ngôi kể. Khi người kể chuyện đứng ở ngôi thứ nhất trực tiếp
tham gia vào các sự kiện diễn biến câu chuyện chúng ta có ngôi kể
chủ quan hóa.
Trong văn xuôi Mạnh Phú Tư có một số tiểu thuyết trần thuật theo
ngôi thứ nhất với người kể chuyện xưng “tôi”. Chỉ qua hai tiểu thuyết
Sống nhờ và Một thiếu niên mà chúng ta phong cách viết của nhà văn.
Đó là một cách viết vừa lạnh lùng, những cũng rất nồng nàn đầy tính
nhân văn sâu sắc. Cái tôi kể chuyện trong tác phẩm Mạnh Phú Tư đều là
sự hóa thân của nhân vật cô đơn, bất hạnh trong cuộc đời. Để đi sâu vào
những trạng thái tâm lý phức tạp của con người, Mạnh Phú Tư chọn
cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Chỉ người kể chuyện với
điểm nhìn bên trong mới có thể kể lại tất cả những trải nghiệm như nhân
vật Dần trong Một thiếu niên, những gì riêng tư nhất, những đau đớn
khổ cực, yêu thương và thù hận như Dần trong Sống nhờ.
* Trần thuật theo ngôi thứ ba
Người kể chuyện dị sự là người kể chuyện ngôi thứ ba. Theo
đó, câu chuyện được kể lại bởi một người không phải là một nhân vật
trong truyện. Người kể chuyện dị sự đứng bên ngoài quan sát và kể
lại câu chuyện nên khả năng bao quát mọi biến cố, mọi thời khắc
trong câu chuyện là rất lớn. Ngoài ra, người kể chuyện dị sự còn có
khả năng nhập thân vào nhân vật để các nhân vật tự bộc lộ cảm xúc,
tình cảm, thái độ, quan điểm…Hình thức kể chuyện ngôi thứ ba, câu
chuyện đời sống được diễn ra tự nhiên qua lời kể của một người kể
chuyện “vô hình”.
Văn xuôi Mạnh Phú Tư đã phát huy thế mạnh của các dạng thức
trần thuật ngôi thứ ba. Hầu hết văn xuôi Mạnh Phú Tư đều trần thuật
theo ngôi thứ ba – người kể chuyện dị sự. Nhà văn đã sử dụng linh
hoạt hơn hình thức kể chuyện này trong mỗi tác phẩm. Những tác
phẩm Mạnh Phú Tư trần thuật theo ngôi thứ ba thành công là: Làm lẽ,
Nhạt tình, Gây dựng, Người vợ già, Những cơn gió heo may,….
Với phương thức trần thuật theo ngôi thứ ba, Mạnh Phú Tư đã
khái quát hết được bức tranh cuộc sống của người thôn quê qua các
tiểu thuyết tâm lí và các truyện ngắn của ông. Đồng thời, ông đi sâu
vào số phận con người trong quan hệ gia đình bị chi phối bởi những
tập tục, những thành kiến hủ bại. Mạnh Phú Tư phản ánh sự thật ấy
trên tinh thần phê phán sâu sắc và lòng nhân đạo nồng nàn.
1.2.2. Sự đan xen các dạng thức trần thuật
Kể chuyện ở hình thức đan xen này vừa đảm bảo tính khách
quan của câu chuyện, người kể chuyện toàn năng kể lại vừa có thể đi
sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Bên cạnh đó hình thức trần thuật
đan xen này bổ sung cho hai dạng trần thuật trên.
Truyện ngắn Quyến rũ, Mạnh Phú Tư đan xen giữa hình thức
kể chuyện ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất xưng tôi. Đó là nhân vật xưng
tôi kể về một nhân vật khác là Giang.
Hầu hết các tác phẩm nhà văn sử dụng đan xen giữa lời kể
chuyện của nhà văn và lời nói của nhân vật.
CHƯƠNG 2
KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG
VĂN XUÔI MẠNH PHÚ TƯ
Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều
là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận...Tất
cả những yếu tố, bộ phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một
trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất
định gọi là kết cấu.
Kết cấu nghệ thuật trần thuật trong văn học truyền thống
thường là cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật có trong tác phẩm theo
trình tự trước sau của quy luật thời gian. Còn trong văn học hiện đại
thì kết cấu trần thuật thường là kết cấu đảo trật tự thời gian. Văn xuôi
Mạnh Phú Tư sử dụng khá đa dạng các hình thức kết cấu nghệ thuật
sau đây.
2.1. Kết cấu theo tuyến tính thời gian
Đây là dạng kết cấu nghệ thuật phổ biến trong văn học Việt
Nam. Câu chuyện được trình bày theo thứ tự, phát triển trước sau của
thời gian. Các sự kiện được sắp xếp, xâu chuỗi lại và lần lượt xuất
hiện không bị đứt quãng.
Tiểu thuyết Làm lẽ với số lượng nhân vật ít ỏi, Mạnh Phú Tư
đã chọn lối kết cấu theo trình tự thời gian. Ở đó, ta bắt gặp thời gian
hiện thực hàng ngày cùng với những hành động của nhân vật đã tạo
điều kiện thuận lợi cho nhà văn miêu tả “cái hàng ngày” vào trong tác
phẩm. Với những công việc hàng ngày của Trác khi đang còn ở trong
gia đình mẹ đẻ, với những va chạm, xung đột, ghen tuông giữa vợ cả
và vợ lẽ trong gia đình nhà cậu Phán.
Sống nhờ là một câu chuyện do nhân vật tôi trong truyện kể lại
cuộc đời thơ ấu của mình. Những sự kiện, chi tiết trong tác phẩm