Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết "đất lửa" của nguyễn quang sáng
PREMIUM
Số trang
145
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1377

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết "đất lửa" của nguyễn quang sáng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH PHƢƠNG

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

ĐẤT LỬA CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

VĂN HỌC VIỆT NAM

ĐÀ NẴNG – NĂM 2017

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH PHƢƠNG

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

ĐẤT LỬA CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thanh Trƣờng

ĐÀ NẴNG – NĂM 2017

Công trình đƣợc hoàn thành tại

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THANH TRƢỜNG

Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN PHONG NAM

Phản biện 2: TS. LÊ THỊ HƢỜNG

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Văn học Việt Nam họp tại Trường Đại Học Sư Phạm – ĐHĐN vào ngày tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng.

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Trong hình thái cấu trúc văn bản tự sự, nghệ thuật trần thuật

không chỉ là hình thức liên kết, dẫn dắt cho mạch truyện kể mà còn là chất

thể hình thành nên khung thẩm mĩ cho tác phẩm. Một trong những ưu thế

của phương thức này là khả năng khơi sâu vào bản mệnh tinh thần của sản

phẩm nghệ thuật. Bởi vậy, khám phá văn bản tự sự từ góc nhìn nghệ thuật

trần thuật là tập trung nhận diện các cách thức xử lí điểm nhìn, kết cấu, tổ

chức nhân vật, lời văn, giọng điệu, không gian, thời gian nghệ thuật,...

Điều này cũng có nghĩa, giải mã tác phẩm trên đường dẫn lí thuyết trần

thuật là đi sâu tìm hiểu chức năng thẩm mĩ của các yếu tố nghệ thuật tham

gia kiến tạo nên các cấu trúc nghĩa - ý nghĩa tiềm tại trong chiều sâu văn

bản. Từ đó, khẳng định giá trị các sáng tác cũng như cá tính sáng tạo và

phong cách của nhà văn.

1.2. Nguyễn Quang Sáng là một cây bút văn xuôi xuất sắc của nền văn

học Cách mạng miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói

chung. Suốt chặng đường sáng tác, bằng tài năng, tâm huyết, sức sáng tạo

và lao động bền bỉ, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại cho đời nhiều

tác phẩm có giá trị. Đặc biệt với những hình tượng nghệ thuật đặc sắc

thấm đẫm tính nhân văn đã tạo sức lay động sâu xa cho nhiều thế hệ độc

giả. Nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Quang Sáng từ phương diện nghệ

thuật trần thuật là hướng tới khám phá cấu trúc tác phẩm trong sự đổi mới

về tư duy nghệ thuật. Theo đó, với những hình thức mang tính quan niệm

được dẫn giải trong nhiều khung giá trị thẩm mĩ nhà tiểu thuyết đã đem lại

cho văn bản nghệ thuật nhiều lớp diễn ngôn mở, giúp người tiếp nhận đi

sâu khám phá bản mệnh văn chương - một thế giới sống phong phú, đa sắc

màu và nhiều điều mới lạ.

2

1.3. Chọn đề tài Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Đất lửa” của

Nguyễn quang Sáng nghiên cứu, chúng tôi mong muốn khám phá cá tính

độc đáo và những kinh nghiệm thẩm mĩ đầy thú vị mà nhà văn đã ghi dấu

vào mặt cắt của chiều sâu những hình thức thể hiện trong thế giới nghệ

thuật tiểu thuyết. Đồng thời, việc khảo sát những bình diện nghệ thuật như:

điểm nhìn và không - thời gian trần thuật; xây dựng nhân vật và tổ chức

kết cấu; ngôn ngữ và giọng điệu, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần khẳng

định tài năng của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật.

2. Lịch sử vấn đề

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn mang phong cách riêng biệt, độc đáo,

thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn đọc và các nhà nghiên cứu, phê

bình văn học. Trong khuôn khổ giới hạn đề tài, chúng tôi tập trung giới

thiệu những công trình, bài viết liên quan đến phạm vi khảo sát như: Chờ

đợi những mùa gió chướng (Hoàng Trung Thông); Từ điển văn học (Trần

Hữu Tá), Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng

(Phạm Ngọc Hiền), Tiếp cận văn học (Phùng Quý Nhâm), Nguyễn Quang

Sáng- Cây đại thụ văn chương bên bờ sông Tiền (Trần Thanh Phương), Từ

điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (1945 - 1975) (Lưu Khánh Thơ), Nhớ

Đất lửa (Huỳnh Kim), Anh Hai đất lửa (Nguyễn Đình Chính), Lời giới

thiệu Đất lửa (Lê Đạt), Chi tiết trong truyện Nguyễn Quang Sáng (Nguyễn

Thanh Giao), Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Người kể chuyện tài ba (Xuân

Thành), Lời ngỏ giới thiệu Tinh tuyển Nguyễn Quang Sáng (Phan Đắc

Lập), Còn lại tình yêu (Bùi Việt Thắng), Văn học là con đường càng đi

càng xa, đi mãi không dừng (Phan Hoàng), Nguyễn Quang Sáng và những

bài học văn chương (Nguyễn Sĩ Đại), Nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong

lòng tôi (Frank Gerke), Nguyễn Quang Sáng về với dòng sông tuổi thơ (Lê

Thiếu Nhơn), Chân dung và đối thoại (Trần Đăng Khoa), Trên hành trình

3

của 40 năm văn xuôi: ngôn ngữ và giọng điệu (Phong Lê), Lời tựa Nguyễn

Quang Sáng Văn và Đời (nhiều tác giả).

Với sự điểm xuyết những bài viết, nghiên cứu trên, chúng tôi nhận

thấy, tiểu thuyết Đất lửa thực sự là thành công của Nguyễn Quang Sáng.

Tuy nhiên, đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu sáng tác

này. Theo đó, dưới góc nhìn Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Đất

lửa của Nguyễn Quang Sáng, chúng tôi mong muốn khẳng định vai trò, vị

trí của tác phẩm và những đóng góp nhất định của nhà văn cho nền văn

học Việt Nam hiện đại.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết

Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng” trên các phương diện: điểm nhìn và

không - thời gian trần thuật; xây dựng nhân vật và tổ chức kết cấu; ngôn

ngữ và giọng điệu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung khảo sát tiểu thuyết Đất lửa và một số tiểu thuyết

khác của Nguyễn Quang Sáng để so sánh đối chiếu như Nhật ký người ở

lại, Mùa gió chướng, Dòng sông thơ ấu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham

khảo thêm một số sáng tác của các tác giả khác có liên quan đến phạm vi

nghiên cứu của đề tài.

4. Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn

Quang Sáng, từ đó khám phá đặc trưng bút pháp nghệ thuật và sự đóng

góp của nhà văn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp phân loại và thống kê.

5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu.

4

5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp.

5.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính

của luận văn được triển khai trong 3 chương:

Chương 1. Điểm nhìn và không - thời gian trần thuật trong tiểu thuyết

Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng.

Chương 2. Xây dựng nhân vật và tổ chức kết cấu trần thuật trong tiểu

thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng.

Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Đất lửa

của Nguyễn Quang Sáng.

5

NỘI DUNG

CHƢƠNG 1

ĐIỂM NHÌN VÀ KHÔNG - THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG

TIỂU THUYẾT ĐẤT LỬA CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG

1.1. Điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn trần thuật được hiểu là sự thay đổi vị trí, góc nhìn để nhìn

và miêu tả sự vật, sự việc. Điểm nhìn vừa giữ vai trò miêu tả, bình giá sự

vật, hiện tượng trong tác phẩm, vừa thể hiện tư tưởng nghệ thuật của người

nghệ sĩ. Sáng tạo nên các điểm nhìn và trường nhìn dung hoạt trong nhiều

tiêu chí thẩm mĩ, nhà văn không chỉ tri nhận hiện thực đời sống mà qua đó

xây dựng lên thế giới nghệ thuật cho riêng mình. Khám phá tiểu thuyết

Đất lửa, chúng tôi nhận thấy nhà tiểu thuyết đã sử dụng linh hoạt nhiều

điểm nhìn trên cơ sở dịch chuyển, phân tầng giữa các tiêu cự nhìn khác

nhau.

1.1.1. Điểm nhìn bên ngoài

Điểm nhìn bên ngoài được hiểu là sự quan sát sự vật, hiện tượng từ

cảm quan của mình. Điểm nhìn bên ngoài thực chất tồn tại song song

mang tính tương tác hai chiều giữa người trần thuật và nhân vật.

Tiểu thuyết Đất lửa với việc xây dựng, xử lí điểm nhìn bên ngoài trên

cơ sở các đường dẫn khách quan đầy sáng tạo, Nguyễn Quang Sáng đã

đem lại hiệu quả thẩm mĩ không nhỏ khi gia tăng niềm tin cho người tiếp

nhận trong hành trình tìm hiểu đời sống xã hội và các hoạt động của thế

giới nhân vật trong nhiều không gian thẩm mĩ khác nhau. Hơn nữa, thông

qua kĩ thuật dịch chuyển trên nhiều góc nhìn cận cảnh, theo sát mọi biến

cố, sự kiện lịch sử và những mâu thuẫn của đời sống xã hội cùng những

thăng trầm của số phận con người, nhà văn đã thực sự đem lại tính thẩm

mĩ trong chiều sâu phản ánh cho tác phẩm nghệ thuật.

6

1.1.2. Điểm nhìn bên trong

Nếu điểm nhìn bên ngoài, chủ thể trần thuật chú ý khắc họa sự vật,

hiện tượng như nó đang sinh tồn trong một tiêu cự nhìn khách quan nhất

thì ở điểm nhìn bên trong, người trần thuật đi sâu vào đời sống tâm lí chủ

thể - cảm nhận nó từ góc nhìn nội giới nơi chiều sâu của thế giới tinh thần

nhân vật. Điểm nhìn bên trong là cách thức trần thuật ngược sáng, hướng

trường nhìn vào miền nội tâm của đối tượng. Tức, chủ thể trần thuật và

nhân vật cùng cộng hưởng trong vai trò đồng tham gia vào câu chuyện.

Trong tiểu thuyết Đất lửa điểm nhìn được vận hành linh hoạt thông

qua ngôi kể thứ ba dịch chuyển sang ngôi kể thứ nhất (khi là lời kể của tác

giả, khi là lời kể của nhân vật). Đấy là lúc điểm nhìn nội quan được thấu

thị qua ánh nhìn của tư duy chủ thể sáng tạo và thông qua hình thức kể,

chủ thể trần thuật vừa theo sát mọi biến cố của hiện thực đời sống vừa đi

sâu, tìm kiếm những khát khao trong ước vọng của con người.

1.1.3. Phối điểm nhìn

Tự sự theo hình thức phối điểm nhìn là cách thức tổ chức kết hợp giữa

các góc nhìn trong nhiều hơn một tiêu cự trần thuật. Ở đây, sự hoán đổi

giữa các ngôi vai được diễn ra theo hướng phát triển của mạch trần thuật.

Trong Đất lửa, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Quang Sáng đã lật dở các

mảng màu đời sống trên nhiều biên độ trường nhìn, tạo điểm nhấn cho các

khung ngữ cảnh và thế giới hình tượng được xuất hiện trên nhiều không

gian thẩm mĩ khác nhau.

Với việc phối diễn điểm nhìn, nhà tiểu thuyết đã trưng bày mặt trái của

hiện thực đời sống, cho người đọc chứng kiến nỗi đau khi chính đồng loại

- những người dân vô tội bị kẻ thù lợi dụng, chống phá lại cách mạng, phá

tan đi cuộc sống của gia đình, làng xóm, quê hương mình. Tiểu thuyết Đất

lửa không chỉ phản ánh chiều sâu bi kịch trong nhiều mảng màu của đời

7

sống xã hội mà còn thể hiện khát vọng của nhà văn trong kiếm tìm những

giá trị sống - không gì khác là tình yêu thương con người với cuộc đời này.

Có thể nói, bằng sự tổ chức thành công giữa các tiêu cự nhìn trần thuật

khác nhau: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài và phối điểm nhìn,

Nguyễn Quang Sáng đã hình thành nên cho bản mệnh tiểu thuyết những

trục dẫn giải mang nhiều sức nặng thẩm mĩ. Hơn nữa, với tính chất tiêu

điểm hóa cho các góc nhìn tồn tại trong nhiều góc quay linh hoạt không

chỉ trao niềm tin cho người tiếp nhận mà còn tạo hiệu ứng phản ánh cho

tác phẩm dung chứa được nhiều tầng bậc giá trị và ý nghĩa.

1.2. Không- thời gian trần thuật

Không gian - thời gian trong văn học là sản phẩm sáng tạo của người

nghệ sĩ gắn với hành trình khám phá hiện thực đời sống. Nó được tinh thần

hoá trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm cũng như tư tưởng thẩm mĩ

của nhà văn; là cầu nối để chủ thể sáng tạo liên kết mọi yếu tố nghệ thuật

khác trong tác phẩm. Khảo sát Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng cho chúng

tôi thấy, không - thời gian trần thuật được xây dựng hết sức linh hoạt.

Toàn bộ tiểu thuyết là sự kết hợp của nhiều giao diện không - thời gian.

Mỗi lớp không - thời gian nghệ thuật đều là những góc nhìn sáng tạo, gắn

với các sự kiện, biến cố, số phận con người được in dấu trên nhiều mảng

màu khác nhau của hiện thực cuộc sống.

1.2.1. Không gian riêng tư

Thiết lập các dạng thức về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyêt Đất

lửa, Nguyễn Quang Sáng không mải mê trượt trên dòng chảy không gian

vô định, khuất lấp trong miền viên miễn mà nhà văn luôn chú ý tổ chức

nên những lớp không gian riêng tư như một đường dẫn vào thế giới nội

tâm của đời sống các nhân vật. Bởi vậy, hình thức không gian riêng tư

trong Đất lửa thực sự là bức tranh của nhiều tầng ngữ cảnh gắn với từng

thị phần đời sống tinh thần con người. Do đó, mỗi sắc màu của bức màn

8

không gian lại được soi rọi qua sợi dây tư duy nghệ thuật và được tái tạo

sinh động mang đậm cá tính sáng tạo của nhà văn.

Với việc xử lí các chiều không gian riêng tư trên trục dẫn nghệ thuật

trần thuật, Nguyễn Quang Sáng đã đem lại các lớp không gian sống gắn

với các khung ngữ cảnh khá riêng biệt. Nó đan dệt nên sắc màu phong vị

của một vùng đất của Tổ quốc trong những năm tháng chiến tranh, lại vừa

tạo nên điểm nhấn kết nối cho nhiều hoạt động phức tạp trong đời sống

tâm hồn các chủ thể đối tượng. Hình thái không gian riêng tư ở đây vừa có

nhiệm vụ thông diễn cho các mẩu, mảnh đối cực của hiện thực cuộc sống,

lại vừa góp phần chuyển tải những dự báo về số phận con người, cuộc đời.

1.2.2. Thời gian đảo tuyến

Thời gian đảo tuyến được hiểu là cách thức tổ chức thời gian được xáo

trộn theo các chiều khác nhau. Từ hiện tại - quá khứ để lần tìm về trong

chiều sâu kí ức xa xăm nơi đời sống tâm hồn của nhân vật. Hoặc xoay

ngược đón trước các sự kiện sau lên trước và lấy đó làm cơ sở cho sự phát

triển của mạch trần thuật.

Thực hành tiểu thuyết Đất lửa, chúng tôi nhận thấy cách xử lý các lớp

thời gian đảo tuyến được gia cố phù hợp với lối vận hành của kết cấu

truyện kể. Ở đó, mạch trần thuật khi quay ngược về quá khứ, lúc lại hướng

về tương lai và khi thì bao trùm lên hiện tại. Đây là cách thức nhà tiểu

thuyết tạo ra nhịp thời gian đan xen, nhằm cụ thể hóa cho sự phát triển của

các cung bậc cảm xúc đang trôi dạt trong thế giới tâm hồn nhân vật. Hơn

nữa, với việc hình thành nên các lớp thời gian xuất hiện trong nhiều phân

khúc tình huống truyện, nhà văn giúp người đọc có cơ hội được sống với

những chuyện của ngày hôm qua, của nhiều năm trước, được chứng kiến

những bước thăng trầm của đời sống xã hội, lịch sử và cả những gì đang

và sẽ diễn ra trong nhận thức của con người trước cuộc đời này.

9

1.2.3. Không - thời gian “kép”

Không - thời gian “kép” là yếu tố nghệ thuật mang hình thức “mở”

cùng xuất hiện, tồn tại, xâm lấn lên các vùng thẩm mĩ và dẫn vào các mạch

giao cắt phức tạp của mạch truyện kể.

Khảo sát tiểu thuyết Đất lửa, chúng tôi nhận thấy lối tổ chức không -

thời gian “kép” được chuyển đổi linh hoạt, vừa bám sát vào chân dung số

phận của nhân vật vừa tái hiện lại bối cảnh sát với bản chất của đời sống

lịch sử. Không chỉ thể hiện dưới hình thức mang tính đan quyện, xâu chuỗi

mà còn hoạt diễn trong những tiếng vọng, sự va siết dội vào tâm thức của

nhân vật từ những miền xa thẳm. Qua đó, nhà tiểu thuyết đưa người đọc

như được trải nghiệm nhiều hơn về những mất mát, khổ đau và cả những

nhận thức trên chặng đường đã qua đi. Xa hơn, trong các lớp không - thời

gian đó con người được trở về với góc hồn mình, được đối thoại với những

nấc thang giá trị cuộc đời. Không - thời gian kép cùng với các yếu tố nghệ

thuật khác thực sự là điểm sáng thẩm mĩ cho tiểu thuyết Đất lửa.

Tiểu kết chƣơng 1

Như vậy, xuyên suốt nhiều trang viết của tiểu thuyết Đất lửa là cách tổ

chức các điểm nhìn được kiến tạo qua nhiều trục tọa độ, gắn với đó là các

tiêu cự hóa trong đánh giá, phân tích cho cơ chế hoạt động của yếu tố nghệ

thuật khác cùng tồn tại và phát triển. Theo đó, điểm nhìn trần thuật đã trở

thành hình thức mang tính quan niệm, biện giải cho khát vọng đổi mới

trong tư duy nghệ thuật của chủ thể sáng tạo. Cùng với lối di chuyển, phối

kết hợp điểm nhìn là cách xử lí các chiều không - thời gian trần thuật va

siết trong các giao nối hiện thực đa chiều đã đưa người bạn đọc chiếm lĩnh

nhiều góc khuất của đời sống nội tâm nhân vật. Đồng thời qua đó, người

tiếp nhận lại có được góc nhìn liên tưởng về các giá trị thẩm mĩ trong

những trang viết thấm đẫm chất hiện thực. Nguyễn quang Sáng thực sự

mang đến một lối viết chắc tay, đặt đối tượng khám phá trong tiếng vọng

của bản thể. Điều đó mang ý nghĩa như là sự mời gọi và kích thích những

tìm kiếm mới mẻ từ bạn đọc.

10

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ TỔ CHỨC KẾT CẤU

TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐẤT LỬA

CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG

2.1. Xây dựng nhân vật

Trong tác phẩm tự sự, nhân vật là hạt nhân trung tâm phản ánh tư

tưởng nghệ thuật và tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ. Nhân vật trong tác

phẩm có thể xem là yếu tố lí giải cho nhiều chiều không gian thẩm mĩ. Từ

đó, định hướng cho bạn đọc tiếp nhận những khung giá trị trong đời sống

hiện thực. Với tiểu thuyết Đất lửa, Nguyễn Quang Sáng đã thực sự tâm

huyết trong khắc họa chân dung, tính cách nhân vật và gắn với đó là những

số phận con người luôn phải đối diện trước những sự lựa chọn đầy thách

thức của cuộc đời.

2.1.1. Nhân vật lầm lạc trước cuộc sống và rạn vỡ trong quan hệ gia

đình

Lấy cảm hứng từ mảnh đất lịch sử miền Tây Nam Bộ vào buổi đầu

kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Nguyễn Quang Sáng đưa người

đọc trở về chứng kiến một hiện thực nóng bỏng và cùng với đó là số phận

của những con người lầm lạc cuốn vào vòng xoáy bi kịch. Tội lỗi - đau

thương và mất mát. Nó không chỉ là những khoảng tối ám ảnh, xô đẩy con

người vào những guồng quay nghiệt ngã mà nhiều hơn, chính những lầm

lạc, sự mất tỉnh táo còn là căn nguyên cho những rạn vỡ, mâu thuẫn và

xung đột. Từ góc nhìn này, nhà văn đặt nhân vật trong các khối mâu thuẫn

để luận giải định phận người trước guồng quay của đời sống, lịch sử xã

hội.

Phóng chiếu nhân vật trên những chiều kích đó, người đọc dường như

thấu hiểu hơn về trạng thái cảm xúc, sự dịch chuyển nhận thức tư tưởng

11

diễn ra trong thế giới tâm hồn mỗi cá thể người - cũng là căn nguyên khởi

phát cho những hành động kịch tính, thúc đẩy diễn biến cốt truyện thấm

đẫm bi kịch trong Đất lửa. Đồng thời nhà văn còn mong muốn đưa được

nhiều hơn những mẩu, mảnh của cuộc sống trong văn bản lan tỏa ra ngoài

nó, đến gần hơn với những khát vọng của người thưởng thức.

2.1.2. Nhân vật bất đồng trong gia đình và bất hòa trong nội bộ tín đồ

Hòa Hảo

Trong Đất lửa, những mâu thuẫn tiềm ẩn trong phạm vi gia đình,

trong nội bộ tín đồ Hòa Hảo và trong cuộc đấu tranh giai cấp luôn mang

tính đối kháng rất cao. Do đó, đời sống, số phận nhân vật được nhà tiểu

thuyết chú ý xây dựng trên cơ sở của những sự tương phản trong nhận

thức, trong ý thức trách nhiệm và lí tưởng sống. Và mọi sự cộng hưởng

này tất yếu dẫn đến những đối lập mà đỉnh điểm là các xung đột vừa mang

tính cá nhân vừa mang tính lịch sử - đây cũng là một trong những vấn đề

chủ đạo, xuyên suốt chiều dài tiểu thuyết. Như vậy, với góc nhìn theo sát

các sự kiện và đời sống thăng trầm của xã hội, Nguyễn Quang Sáng đã

khắc tạc lên chân dung con người trong nhiều sắc màu bi kịch.

Hơn nữa, thông qua việc khắc họa chân dung các nhân vật bất đồng

trong gia đình và bất hòa trong nội bộ tín đồ Hòa Hảo trên dòng chảy được

sàng lọc qua nhiều giao diện kịch tính khác nhau cũng là cách nhà tiểu

thuyết gia tăng thêm thuộc tính bản chất của “con người nếm trải” cho

hình thái cấu trúc nhân vật tiểu thuyết. Trên tinh thần đó, Nguyễn Quang

Sáng chú ý đặt nhân vật trong mối quan hệ phức tạp của đời sống xã hội,

lịch sử và sắc màu tôn giáo. Tất cả được nhà văn soi chiếu, lột tả sinh động

từ hành động đến bản chất đậm chất bi kịch. Đây cũng là lí do, nhân vật

trong Đất lửa không chỉ tạo nên những bảng hiệu chỉ dẫn khác biệt về dấu

mốc các sự kiện lịch sử trên sân khấu hư cấu mà còn chuyên chở được rất

nhiều nội dung tư tưởng và ý nghĩa thẩm mĩ tích cực cho tác phẩm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!