Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết cuộc đời ngoài cửa của nguyễn danh lam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÁI THỊ THANH LIÊM
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CUỘC ĐỜI NGOÀI CỬA
CỦA NGUYỄN DANH LAM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM
Đà Nẵng - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI BÍCH HẠNH
Phản biện 1: TS. Nguyễn Thanh Trường
Phản biện 2: TS. Nguyễn Khắc Sính
Luận văn đã bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Văn học Việt Nam, họp tại Trường Đại học Sư
phạm – ĐH Đà Nẵng vào ngày 29 tháng 10 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế hệ nhà văn sau 1975 nói chung và các cây bút viết tiểu
thuyết nói riêng đã không ngừng sáng tạo để định hình nên phong
cách văn chương thời kỳ đổi mới. Trong hành trình khó nhọc đó, có
lúc tưởng chừng như nền văn học nước nhà đã có thể bị gián đoạn,
trở nên mờ nhạt, nhưng chính nhờ niềm đam mê sáng tác và ý thức
nỗ lực cách tân của các nhà văn đã góp mặt vào khuynh hướng đổi
mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Góp phần tạo nên sự đa
dạng và không ngừng biến động của tiểu thuyết đương đại không thể
không kể đến một số tên tuổi dự phần đáng kể vào tiến trình đổi mới
thể loại như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Chu Lai, Bảo Ninh,
Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương,
Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Danh Lam,,,,
Trần thuật là một trong những phương diện cơ bản đối với
hoạt động sáng tạo văn học. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật
còn mở ra nhiều bình diện khác nhau như nghệ thuật xây dựng
nhân vật, nghệ thuật tạo dựng kết cấu, lời văn nghệ thuật, giọng
điệu, kĩ thuật xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật…Tìm
hiểu nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi tự sự nói chung, trong
tiểu thuyết nói riêng một mặt giúp khai thác góc độ thi pháp thể
loại, mặt khác đứng từ góc nhìn nghiên cứu này giúp chúng ta
có cơ sở định giá tác phẩm, khẳng định tài năng và những đóng
góp mang dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn Việt Nam vào
2
tiến trình văn chương vẫn còn nhiều đòi hỏi, thách thức từ phía
người tiếp nhận, thời đại tiếp nhận.
Nguyễn Danh Lam, một cây bút trẻ vốn xuất thân là sinh viên
tốt nghiệp trường Đại học Mĩ thuật. Nhưng có lẽ, văn chương mới là
sự lựa chọn mang đến cho nhà văn này nhiều thành công nhất. Cuộc
đời ngoài cửa là tiểu thuyết mới nhất của Nguyễn Danh Lam. Một
cuốn sách mỏng nhưng có sức chứa tương đối đầy đặn, đủ để lại
những ám ảnh và trăn trở trong lòng độc giả về đời sống xã hội, gia
đình, tình yêu, tình bạn, thân phận con người, tương lai đất
nước…Cuộc đời ngoài cửa trên bề mặt có vẻ như đơn giản bởi
những câu chuyện đời thường, nhưng ngầm ẩn trong tác phẩm là
những bi kịch lớn của con người đương đại. Tác phẩm thể hiện một
Nguyễn Danh Lam thâm trầm, sắc sảo, suy tư, với một nội lực sáng
tác đang thời sung sức. Cùng với dòng chảy của văn học thế giới,
Nguyễn Danh Lam đã đi đúng vào quỹ đạo tư duy của tiểu thuyết
thời kỳ hội nhập và đổi mới. Với lối viết khá “chắc tay”, nhà văn đã
thúc đẩy và khai thác những tìm tòi, thể nghiệm trong văn học, đặc
biệt là trên phương diện trần thuật. Lựa chọn đề tài “Nghệ thuật trần
thuật trong tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa của Nguyễn Danh Lam”,
chúng tôi muốn kiến giải thêm một số phương diện của kĩ thuật trần
thuật đã tạo nên dấu ấn phong cách tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Danh Lam là một nhà văn trẻ, song bằng tài năng và
niềm say mê sáng tác, anh đã cho ra đời nhiều tác phẩm, đặc biệt là
thể loại tiểu thuyết đã được đánh giá cao từ giới chuyên môn và độc
giả. Trong những năm gần đây, tác phẩm của anh trở thành đề tài thu
3
hút khá nhiều người nghiên cứu, tập trung một số nội dung chủ yếu
như: đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, cảm thức hiện sinh trong
tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam…Tiểu thuyết “Cuộc đời ngoài cửa” là
một tác phẩm mới của tác giả, qua khảo sát chúng tôi thấy chưa có
những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm này. Riêng về
nghệ thuật trần thuật trong Cuộc đời ngoài cửa, có một số ý kiến liên
quan được bàn đến trong một vài bài báo như: Bài viết “Vì sao
Nguyễn Danh Lam đạt giải C tiểu thuyết với Cuộc đời ngoài cửa”
của tác giả Lê Minh Phong; bài viết “Về sự cách tân của tiểu thuyết”
của tác giả Võ Văn; bài viết “Khởi từ cuộc sống”, tác giả Lê Viễn
Phương; bài viết “Nhà văn Nguyễn Danh Lam và tiểu thuyết Cuộc
đời ngoài cửa: nhặt nhạnh những mảnh đời bình dị” của tác giả Việt
Quỳnh; bài viết “Cuộc đời ngoài cửa, cuốn tiểu thuyết đáng đọc và
suy ngẫm”…
Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ khai thác được
nghệ thuật kể chuyện ở nhiều khía cạnh từ điểm nhìn, giọng điệu,
cách sử dụng ngôn ngữ, kĩ thuật xây dựng không – thời gian, các thủ
pháp trần thuật…, qua đó góp thêm một cách đánh giá, nhìn nhận về
nghệ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Danh Lam trong
dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa
của nhà văn Nguyễn Danh Lam (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2016).
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nghệ thuật trần
thuật trong tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa từ những phương diện
4
điểm nhìn trần thuật, kĩ thuật xây dựng không – thời gian trần thuật,
thủ pháp trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện bởi một số phương pháp chủ yếu:
phương pháp loại hình; phương pháp khảo sát, thống kê; phương
pháp so sánh – đối chiếu; phương pháp phân tích – tổng hợp; phương
pháp vận dụng lý thuyết thi pháp học và tự sự học.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Nguyễn Danh Lam với xu hướng cách tân trong
nghệ thuật trần thuật tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI
Chương 2: Cuộc đời ngoài cửa của Nguyễn Danh Lam nhìn từ
điểm nhìn trần thuật và kĩ thuật xây dựng không-thời gian trần thuật
Chương 3: Cuộc đời ngoài cửa của Nguyễn Danh Lam nhìn từ
thủ pháp trần thuật và ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật
5
CHƢƠNG 1
NGUYỄN DANH LAM VỚI XU HƢỚNG
CÁCH TÂN TRONG NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI
1.1. TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI NHÌN TỪ
NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
Trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự. Tiểu
thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trong
những yếu tố quan trọng trong phương thức biểu hiện, nó còn là yếu
tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Nghệ thuật trần thuật
luôn vận động để làm mới mình theo thời gian. Trần thuật đổi mới ở
nhiều phương diện, trong công trình này chúng tôi đề cập đến một số
phương diện cơ bản như: điểm nhìn trần thuật, thủ pháp trần thuật,
ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật và không - thời gian trần
thuật.
1.1.1. Sự đa dạng hóa luân phiên điểm nhìn trần thuật
Trước năm 1975, văn học mang tính đại chúng, hầu hết nội
dung tác phẩm văn học hướng đến cái nhìn nhất quán nhằm ca ngợi,
cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ
độc lập tự do của tổ quốc. Sau năm 1975, đặc biệt từ năm 1986 đánh
dấu bằng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong đó có lĩnh vực
văn học nghệ thuật, văn học chuyển sang có cái nhìn đa chiều với
một tư duy rộng mở, đón nhận nhiều cái nhìn trái chiều, đối lập tạo
nên một nền văn học mới – nền văn học dân chủ, sáng tạo hòa nhịp
cùng với nền dân chủ của dân tộc và thế giới. Nếu trước đây, vai trò
của nhà văn thường là độc tôn, là “toàn tri”, “biết tuốt”, thì tiểu
thuyết đầu thế kỷ XXI, với tinh thần gia tăng tính đối thoại, đã thực
6
hiện sự thay đổi tương quan hết sức quan trọng: vai trò của nhân vật
ngang hàng, bình đẳng với vai trò của người kể chuyện. Tác phẩm
không chỉ có điểm nhìn của nhà văn, của người kể chuyện mà còn sử
dụng điểm nhìn của các nhân vật sắm nhiều ngôi kể trong tác phẩm.
Khi sử dụng điểm nhìn của nhân vật, tác giả đã trao cho nhân vật cái
quyền phát ngôn và những phát ngôn ấy thường hàm chứa cái nhìn
của chủ thể trần thuật. Qua đó, ta thấy mối tương quan giữa điểm
nhìn của tác giả và điểm nhìn của nhân vật. Hai điểm nhìn này có khi
song song, có khi hòa nhập tùy thuộc vào chủ ý của người sáng tác.
Đặc biệt, trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, điểm nhìn của người
kể chuyện không phân định một cách rạch ròi giữa điểm nhìn bên
ngoài, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật mà
các điểm nhìn này được di chuyển một cách linh động/ luân phiên, có
sự đan xen, dịch chuyển liên tục, phá vỡ tính đơn âm và cùng lúc
chồng xếp lên nhiều tiếng nói khác nhau tạo nên tính phức điệu trong
phương thức trần thuật của tiểu thuyết.
1.1.2. Ngôn ngữ đa thanh, phức điệu
Trước đây, ngôn ngữ trần thuật bị chi phối bởi tư duy thời cuộc
quy định chung cho sự sáng tạo văn học, đó là sự phản ánh văn học
được thể hiện chung một tiếng nói, một chất giọng. Đó là tiếng nói
của tập thể, tiếng nói của nhân dân, tiếng nói của tổ quốc…hợp thành
một tiếng nói chung bảo vệ lợi ích của dân tộc. Bước vào đổi mới,
với tư duy đối thoại - tranh biện, nhà văn nhìn nhận cuộc sống với
nhiều chiều kích khác nhau, lắng nghe nhiều tiếng nói khác nhau, có
thể là tiếng nói của tác giả, tiếng nói của người kể chuyện, tiếng nói
của nhân vật, tiếng nói của bạn đọc…tất cả hòa lên trên cùng một văn
bản tạo cho ngôn ngữ tiểu thuyết có tính đa thanh, phức điệu đầy hấp
dẫn. Vì thế, ngôn ngữ trần thuật không còn là tiếng nói quyền uy, độc
7
tôn mà trở nên bình dị, gần với ngôn ngữ bình dân, sát với đời sống
hiện thực. Nhiều từ ngữ sử dụng trong giao tiếp hằng ngày được đưa
vào văn bản tiểu thuyết, tạo thành “phong cách ngôn ngữ” đa dạng
như “phong cách ngôn ngữ” của giới trẻ, của tầng lớp lao động bình
dân, “phong cách ngôn ngữ” chát… Lúc này ngôn ngữ của người trần
thuật và ngôn ngữ của nhân vật có khi tách bạch, có khi lại hòa nhịp
phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả. Ngoài ra, với quan niệm
xem ngôn ngữ như một “trò chơi”, nên lớp ngôn từ tiểu thuyết được
các nhà văn sử dụng từ sự phức hợp nhiều loại hình ngôn ngữ ở các
lĩnh vực như chính trị, văn hóa, tôn giáo, khoa học…
1.1.3. Trùng phức nhiều giọng điệu trần thuật
Không còn thuần nhất một giọng ngợi ca, thành kính của văn
học cách mạng nhằm cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân tộc, sau
đổi mới, theo sự chuyển mình của đời sống xã hội, trong thế giới
“hậu hiện đại” ngổn ngang, chồng chất nhiều mặt đối lập, bản hợp
âm pha tạp của đời sống đã xâm nhập vào tiểu thuyết tạo nên tính đa
thanh, nhiều bè, nhiều giọng điệu. Giọng điệu trở thành một yếu tố
quan trọng trong việc nhận biết tư tưởng, thái độ của nhà văn, cũng là
một tiêu chuẩn nhận diện dấu ấn cá nhân tạo thành phong cách tác
giả. Nhiều giọng điệu riêng hòa trộn tạo nên bản giao hưởng nhiều
cung bậc về cuộc sống: giọng trữ tình sâu lắng; giọng suồng sã,
giọng chua chat; giọng suy ngẫm, triết lý; giọng hài hước, châm
biếm; giọng trào phúng diễu nhại; giọng dung tục đời thường;
giọng vô âm sắc…
1.1.4. Không – thời gian trần thuật đan xen, lắp ghép
Trước 1975, tiểu thuyết thường dụng công cho những không
gian rộng lớn mang tính sử thi, rộng lớn. Sau đổi mới, các nhà văn
hướng ngòi bút của mình vào các đề tài đời tư, thế sự với rất nhiều
8
mối quan tâm, nhiều quan niệm, nhiều góc nhìn. Trong thế giới phức
tạp, đa đoan đó, tiểu thuyết xuất hiện nhiều kiểu không gian như:
không gian đời thường, không gian gia đình, không gian học đường,
không gian phố phường, không gian văn hóa, không gian lịch sử,
không gian siêu thực, không gian tâm tưởng…Về thời gian trần thuật,
nếu trước đây, tiểu thuyết thường được trần thuật theo thời gian trật
tự tuyến tính, mọi thứ thường có trật tự, hệ thống, theo thời gian biên
niên, ngày tháng, thì sau này, tiểu thuyết phổ biến kiểu trần thuật phi
tuyến tính. Lúc này thời gian tuyến tính bị phá vỡ, phân mãnh, xáo
trộn, không theo trật tự nào cả. Không – thời gian trần thuật trong
tiểu thuyết thời kì đổi mới không còn giữ nguyên trật tự như truyền
thống, mà được đan xen, lắp ghép, đảo lộn khiến mọi ranh giới không
gian, thời gian bị xóa nhòa: giữa cụ thể và tượng trưng, giữa ý thức
và tâm linh, giữa hiện thực và huyền ảo.
1.2. NGUYỄN DANH LAM VỚI NỖ LỰC ĐỔI MỚI TIỂU
THUYẾT VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI
1.2.1. Nguyễn Danh Lam – một nhà văn trẻ say viết, đam
mê sáng tạo
Nguyễn Danh Lam sinh năm 1972, tốt nghiệp Đại học Mĩ thuật
thành phố Hồ Chí Minh năm 2001. Tác phẩm đầu tay của anh là một
tập thơ mang tên “Tìm”, được sáng tác năm 1998 khi anh còn là sinh
viên trong trường mĩ thuật. “Tìm”, như một sự thể nghiệm tài năng,
một cuộc tìm kiếm đam mê, một sự lựa chọn con đường nghệ thuật.
Và cho đến hôm nay, con đường nghệ thuật anh đang bước đi đã trả
lời cho những kiếm tìm năm nào. Đó là sự lựa chọn là một nhà văn
chứ không phải một nhà thơ, là những tác phẩm tiểu thuyết chứ
không phải hội họa. Sau tập thơ Tìm, anh đã ra mắt liên tiếp các tác
phẩm văn xuôi lôi cuốn người đọc: tiểu thuyết Bến vô thường, tiểu
9
thuyết Giữa vòng vây trần gian, tập truyện ngắn Mưa tháng mười
một, tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc, tiểu thuyết Cuộc đời ngoài
cửa…
Với niềm đam mê, Nguyễn Danh Lam từng tâm niệm rằng
trong quá khứ, anh đã sống nhiều vùng miền, sống nhiều cảnh đời,
nhưng anh vẫn muốn tiếp tục được được đi, được sống, và chắc chắn
là để được viết nhiều hơn.
1.2.2. Nguyễn Danh Lam và tƣ duy nghệ thuật tiểu thuyết
Đặc điểm nổi bật trong tư duy tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam
là chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của văn học hiện sinh và cảm quan
hậu hiện đại. Tiểu thuyết của anh ẩn chứa những dự cảm mang tính
hoài nghi, bế tắc nhưng cũng không hoàn toàn vô vọng trước cuộc
sống. Theo dòng chảy cách tân tiểu thuyết, tác phẩm của Nguyễn
Danh Lam cũng không nằm ngoài quy luật: với tư duy đối thoại, nhà
văn cũng đã lựa chọn cho mình nhiều vị trí khác để “nhìn”, luân
phiên, dịch chuyển điểm nhìn mang đến cho người đọc những cái
nhìn khác nhau về cuộc đời. Nguyễn Danh Lam là một cây bút trẻ
được đánh giá là có lối viết khá sung sức và làm chủ được lối viết, có
sở trường trong việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả nhân vật, miêu tả
cảnh thiên nhiên, miêu tả đời sống. Về ngôn ngữ nhân vật, tác giả sử
dụng ngôn ngữ đối thoại mang tính khẩu ngữ, dung tục và độc thoại
nội tâm, sử dụng kĩ thuật dòng ý thức để cho nhân vật tự bộc lộ tâm
tư, tình cảm theo “lời nói trong đầu” của mình. Về giọng điệu, tiểu
thuyết Nguyễn Danh Lam chủ yếu mang các giọng như: giọng triết lí,
chiêm nghiệm; giọng hoài nghi, cật vấn; giọng vô âm sắc từ lối kể
chuyện khách quan và trung tính với các điểm nhìn đa dạng.
10
1.2.3. Cuộc đời ngoài cửa – tiếp nối mạch tƣ duy “lạc thể”
của tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam
Nhìn lại bốn tiểu thuyết đã xuất bản của Nguyễn Danh Lam,
người đọc dễ dàng nhận thấy một tư duy xuyên suốt từ đầu đến cuối
cả bốn tác phẩm. Đó là tư duy “lạc thể”. Tư duy này là một trong
những biểu hiện nổi bật của dòng văn học hiện sinh và hậu hiện đại.
Dấu hiệu nhận biết những lạc thể: vô danh, không tên, không tuổi,
không lai lịch…Từ khi xuất hiện, họ vốn đã là những cá thể nhàn
nhạt, trôi nổi giữa cuộc đời. Để rồi, ai trong số họ cũng đều tuyệt
vọng, chán chường nhận ra bản thân mình chỉ là những thân phận con
người luôn mang bên mình nỗi cô đơn truyền kiếp. Họ “dấn thân”,
“nhập cuộc” và rồi họ đều “chạy trốn” khỏi thực tại. Nhưng rồi, càng
“chạy trốn” càng bế tắc, tuyệt vọng. Đến tiểu thuyết Cuộc đời ngoài
cửa, cái kết cho cuộc “chạy trốn” được đánh dấu bằng cái chết của
nhân vật chính là câu trả lời cho sự tuyệt vọng, bế tắc, bất lực đến
hoàn toàn không cách nào cứu rỗi. Đó là cái chết của sự cùng đường,
chết như một sự “không thể khác” và như định mệnh.
11
CHƢƠNG 2
CUỘC ĐỜI NGOÀI CỬA
NHÌN TỪ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VÀ
KĨ THUẬT XÂY DỰNG KHÔNG -THỜI GIAN TRẦN THUẬT
2.1. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
2.1.1. Điểm nhìn bên ngoài – cái nhìn “lạnh”, toàn tri
Cuộc đời ngoài cửa có chủ thể trần thuật ngôi thứ ba với điểm
nhìn bên ngoài là lối kể chuyện khách quan. Dưới góc độ là người kể
chuyện, đứng bên ngoài câu chuyện, ghi lại diễn biến của sự việc và
tường thuật lại câu chuyện y nguyên như nó vốn có. Với điểm nhìn
bên ngoài, người kể chuyện luôn giữ một khoảng cách nhất định với
nhân vật, để người kể chuyện thể hiện điểm nhìn của mình một cách
riêng biệt, khách quan. Qua lời người kể chuyện, người đọc sẽ nhận
diện được nhân vật ở vẻ bề ngoài như hoàn cảnh xuất thân, diện mạo,
đôi nét tính cách, thói quen, nghề nghiệp…; điểm nhìn bên ngoài còn
thể hiện ở những đoạn miêu tả thuần túy cảnh thiên nhiên, thời tiết,
cây cỏ…như làm nền cho diễn biến tâm lí nhân vật. Phần cuối tác
phẩm, điểm nhìn của tác giả đã được thể hiện phần nào qua điểm
nhìn của người đàn ông. Người đàn ông đứng ngoài câu chuyện,
nghe kể lại và đã đưa ra những nhận định, đánh giá của mình một
cách khách quan, hơn nữa lại nhìn nhận một cách “toàn tri”, lạnh
lùng, “biết tuốt” mọi chuyện như chuyện như chuyện của chính bản
thân mình.
2.1.2. Điểm nhìn bên trong – những soi chiếu dư chấn tinh thần
Trong Cuộc đời ngoài cửa, điểm nhìn bên trong chính là điểm
12
nhìn của nhân vật ông – nhân vật chính của câu chuyện. Bằng thủ
pháp dòng ý thức, tác giả đã trao cho nhân vật chính giữ vai trò người
kể chuyện, người dẫn dắt câu chuyện cuộc đời mình bằng những hồi
ức, những chiêm nghiệm, suy tư. Kể câu chuyện cuộc đời mình, nhân
vật ông tự nhìn nhận, tự đánh giá, tự ý thức về những chuyện đã xảy
ra. Rõ ràng là ông đã tự nhận thức được những biến cố xảy ra trong
cuộc đời mình, nhận thức được sự đổ vỡ, nhận thức được bản chất
của cuộc sống. Nhưng có điều, ông không lí giải được, và cũng tự
nhận là mình không đủ khả năng để lí giải hay hóa giải những bi kịch
đó. Chính vì mang một tâm thức bất định, trải qua nhiều biến cố nát
tan, nên trong chuyến hành trình cùng con gái, nhìn nơi đâu ông cũng
đều mang một góc nhìn khá ảm đạm, u buồn, nhìn ai ông cũng thấy
họ đáng thương, cô độc.
2.1.3. Điểm nhìn trần thuật luân phiên phi quy tắc
Trong Cuộc đời ngoài cửa, có rất nhiều cuộc đối thoại đã diễn
ra. Có bao nhiêu cuộc gặp gỡ là có bấy nhiêu cuộc đối thoại. Chủ yếu
là những cuộc đối thoại giữa ông và các nhân vật khác. Trong đó,
ông có khi lại có cách nhìn hoàn toàn đối lập với nhân vật này, có khi
lại có cái nhìn đồng cảm với nhân vật khác. Nếu nhân vật ông theo
đuổi một cuộc sống thiên về tình cảm với những giá trị tinh thần thì
người vợ và cô con gái lại phù hợp với lối sống thực dụng, mưu cầu
vật chất. Nếu ông có lối ứng xử quá nhẹ nhàng, lịch thiệp, thương
người thì ông bạn nhà thơ lại quá thô thiển, trần tục, coi thường
người khác…Thế nhưng, dù mỗi người một cách sống, một cách nhìn
khác nhau có lúc ở những thái cực hoàn toàn đối lập, nhưng khi tất cả
hòa trộn thành một lại tạo cho người đọc một cảm giác chung về một