Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật trần thuật trong truyện của nguyễn thị thụy vũ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ THU PHƯƠNG
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN THỊ THỤY VŨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 82 20 121
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM
Đà Nẵng – 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: T.S. Nguyễn Thanh Trường
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Phong Nam
Phản biện 2: TS. Hà Ngọc Hòa
Luận văn được bảo vệ trước
Hội Đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Văn học Việt Nam
họp tại Trường Đại học sư phạm vào ngày 06 Tháng 01 năm 2019
Có thể tìm hiểu Luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư Phạm – ĐHĐN
Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư Phạm - ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong khoa học nghiên cứu văn học, nghệ thuật trần thuật
được xem như đường dẫn lí thuyết cho quá trình tìm hiểu giá trị của
tác phẩm văn chương. Nghiên cứu yếu tố trần thuật trong văn bản tự
sự là hướng tới xác lập hình thái bản chất các thành tố nghệ thuật
tham gia vào tổ chức, cấu thành nên chỉnh thể nghệ thuật. Ở đó, thế
giới sống trong tác phẩm được xây dựng dựa trên đường dẫn tư duy
nghệ thuật của chủ thể sáng tạo và được biểu hiện qua nhiều hình
thức thể hiện khác nhau. Bởi vậy, quá trình giải mã sáng tác của nhà
văn dưới góc độ nghệ thuật trần thuật là khám phá cách thức xây
dựng các mô thức nghệ thuật trong nhiều mối quan hệ trong và ngoài
văn bản. Đồng thời, qua đó chỉ ra hiệu quả thẩm mĩ in đậm dấu ấn
phong cách của người nghệ sĩ.
Với lối tư duy nghệ thuật sáng tạo, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã
đem đến trong các sáng tác một thế giới sống đa dạng, nhiều sắc màu
hấp dẫn. Ở đấy, từ những đổi thay của bối cảnh xã hội và tư tưởng ý
thức hệ đã hình thành nên góc nhìn vừa mang tính quan niệm vừa
phản ánh chiều sâu tư tưởng. Theo đó, nhà văn đã tái hiện chân thực
cuộc sống nông thôn miền Nam, con người và cả bức tranh văn hóa
miền Nam thời kì Pháp thuộc trên những biểu đồ giá trị mang tính
dấu chỉ cho những dấu mốc thẩm mĩ. Bên cạnh đó, ngòi bút nữ này
còn chạm khắc thành công bầu khí thực ngột ngạt của đô thị Sài Gòn
bị Mỹ xâm chiếm, cùng với đấy là những góc khuất về số phận con
người. Tất cả được cây bút nữ này thể hiện linh hoạt qua các hình
thái điểm nhìn trần thuật như: ngôi kể, kết cấu, không gian, thời gian,
ngôn ngữ, giọng điệu và các chiều kích không gian nghệ thuật khác
2
nhau. Và trên mỗi trục cấu trúc hình thức, người đọc như được đối
thoại với những câu hỏi khắc khoải về cuộc đời. Hơn nữa, các yếu tố
trần thuật ở đó còn là những “khoảng trống” lưu giữ mọi mạch
nguồn của sự sống đang ngày đêm xuôi ngược trong tâm thức mỗi cá
nhân con người. Như vậy, với những thành công nhất định trong
hành trình sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã thực sự tạo
điểm nhấn thẩm mĩ cho sản phẩm tinh thần của mình.
Chọn đề tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện của Nguyễn
Thị Thụy Vũ, chúng tôi vận dụng lí thuyết trần thuật để hướng tới
tìm hiểu các sáng tác trong một hệ thống, nhằm khái quát nên
những đặc trưng nghệ thuật thể hiện nổi bật, độc đáo. Hơn nữa, từ
hướng nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn xác lập những
đường dẫn khám phá, tìm hiểu những tầm đón đợi trong tác phẩm
của nhà văn. Qua đó khẳng định vị trí, vai trò của tác giả trong
bảng lược đồ văn học miền Nam.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ hệ thống tổng thể về sáng tác của Thụy Vũ cho đến đi sâu
nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện của nhà văn chúng tôi
nhận thấy có khá nhiều bài viết, công trình liên quan đến phạm vi
nghiên cứu đề tài như: Phác họa toàn cảnh sinh hoạt 20 năm Văn
học Nghệ thuật miền Nam (Du Tử Lê), Ngôn ngữ văn hóa Sài Gòn
(Lý Tùng Hiểu), Lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam (Trần
Hoài Anh), Trò chuyện với nhà văn Thụy Vũ (Lê Vy, Minh Hiếu),
Hình tượng chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (Lâm Thị
Thiên Lan), Phê bình văn học (Thụy Khê).
Dường như các bài viết, công trình nghiên cứu chỉ mới tập
trung bàn luận, đánh giá một vài khía cạnh nhỏ trên hai giao diện nội
dung phản ánh và một số hình thức thể hiện. Tuy nhiên, để làm rõ
3
các phương diện thuộc về nghệ thuật trần thuật trong truyện của nhà
văn Thụy Vũ vẫn chưa có một công trình nào đánh giá được một
cách trọn vẹn và bao quát. Mà thông qua những bài viết trên, chúng
tôi có thể xêm đó như là nguồn tư liệu để làm căn cứ khám phá tìm
hiểu giá trị tác phẩm văn chương của tác giả Thụy Vũ. Sau một thời
gian tiếp cận truyện của bà Vũ. Chúng tôi nhận kĩ thuật trần thuật
trong truyện của nhà văn vô cùng độc sáng. Nhờ cách thức kể
chuyện khá độc đáo, tác giả đã đưa người đọc vào thế giới tâm hồn
phức tạp của con người dễ dàng hơn. Giúp bạn đọc kết nối được
nhiều chân giá trị của đời sống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Nghệ thuật trần thuật
trong truyện của Nguyễn Thị Thụy Vũ”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào việc khảo sát vấn đề nghệ thuật trần
thuật trong các tập truyện Mèo đêm, Lao vào lửa, Chiều mênh mông,
Khung rêu, Thú hoang, Nhang tàn thắp khuya, Ngọn pháo bông, Như
thiên đường lạnh, Chiều xuống êm đềm, Cho trận gió kinh thiên.
Ngoài ra, quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn tìm hiểu một số sáng
tác của các tác giả khác liên quan đến phạm vi khảo sát của đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát thống kê
Phương pháp này giúp chúng tôi khảo sát, thống kê ngôn ngữ
đậm chất khẩu ngữ, Nam bộ như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, tiếng
lóng xuất hiện trong nhiều sáng tác của nhà văn.
4
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp chủ đạo, giúp chúng tôi chỉ ra được cũng
như làm rõ đặc trưng tự sự của Nguyễn Thị Thụy Vũ.
- Phương pháp cấu trúc
Phương pháp cấu trúc là xem tác phẩm như một hệ thống bao
gồm các yếu tố trong mối quan hệ mang tương để qua đó hướng tới
xác lập ý nghĩa và chức năng của các yếu tố ấy với nhau.
- Phương pháp liên ngành
Sử dụng phương pháp liên ngành là tích hợp các phương pháp
thi pháp học, tự sự học, văn hóa học nhằm làm sáng rõ hơn về bản
chất của yếu tố trần thuật trong việc góp phần xây dựng nên giá trị
thẩm mĩ cho tác phẩm nghệ thuật.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lí luận, đây là công trình nghiên cứu có nhãn quan bao
quát về nghệ thuật trần thuật trong truyện của Nguyễn Thị Thụy Vũ.
Thực hiện đề tài trên chúng tôi mong muốn mang đến cách nhìn
khoa học hơn trong vấn đề tiếp cận các tác phẩm văn xuôi của tác giả
cũng như sự đóng góp nghệ thuật văn chương của nhà văn Thụy Vũ
cho nền văn học dân tộc.
Về mặt thực tiễn, công trình nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu
hữu ích cho quá trình nghiên cứu và khám phá lĩnh hội những chân
giá trị của văn học Miền nam. Đặc biệt, qua đề tài này chúng tôi hi
vọng sẽ mang lại ứng dụng thực tế trong việc đưa một số tác phẩm
của Thụy Vũ vào công tác nghiên cứu. Qua đó, mang đến cho người
người tiếp nhận góc nhìn toàn cảnh về hành trình sáng tạo của nhà
văn này.
5
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Điểm nhìn và kết cấu trần thuật trong truyện của
Nguyễn Thị Thụy Vũ.
Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện
của Nguyễn Thị Thụy Vũ.
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện của
NguyễnThị Thụy Vũ.
CHƯƠNG 1
ĐIỂM NHÌN VÀ KẾT CẤU TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN THỊ THỤY VŨ
1.1. Điểm nhìn trần thuật
1.1.1. Điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện ẩn mình ngôi
thứ ba
Với kĩ thuật xử lí điểm nhìn bên ngoài, người trần thuật xây
dựng góc nhìn ở một khoảng cách vừa đủ với đối tượng miêu tả.
Người kể chuyện hướng cho mạch truyện kể theo sát biến cố, sự kiện
đời sống xã hội cũng như diễn biến của số phận nhân vật trong tác
phẩm; gián tiếp tựa trên ngôi thứ ba để bao quát hết thảy mọi diễn
biến của truyện kể. Mặc dù chủ thể trần thuật không xuất hiện trực
tiếp và chỉ giữ vai trò là người quan sát, chứng kiến nhưng trước sau
câu chuyện vẫn được kể lại từ điểm nhìn của anh ta.
Nhà văn sử dụng điểm nhìn bên ngoài ngôi thứ ba khá rõ nét
và đậm đặc (Trôi sông). Từ điểm nhìn ngoại quan, người kể chuyện
chỉ một gốc để mà quan sát, dõi theo phức cảm dàn trải, biến cố cuộc
đời của nhân vật (Cho trận gió kinh thiên). Từ điểm nhìn bên ngoài,
6
người kể chuyện đã lặng lẽ để dõi theo biến cố, thay đổi tâm lí của
nhân vật (Nhang tàn thắp khuya). Đặc biệt trong vai người quan sát,
nhà văn tiếp tục phác họa bức tranh cuộc sống trong qua điểm nhìn
tham chiếu bên ngoài để kể lại câu chuyện trong âm điệu lạnh lùng
(Chiều mênh mông, Như thiên đường lạnh).
Bằng lối gia cố cho điểm nhìn bên ngoài với phương thức
khách quan hóa cho mạch truyện kể, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã đem
lại tính thẩm mĩ nhất định cho văn bản nghệ thuật. Qua đó giúp
người trần thuật vừa quán xuyến được sự phát triển của câu chuyện
vừa trực tiếp hoặc gián tiếp chia sẻ, đưa ra ý kiến, thậm chí tạo ra
những thành phần xen chi phối nhịp điệu truyện kể.
1.1.2. Điểm nhìn bên trong, người kể chuyện hiện diện ngôi
thứ nhất
Trong quá trình tổ chức văn bản tự sự, nhà văn luôn chú ý xây
dựng lên những tiêu cự nhìn nội quan không ngoài mục đích theo sát
những hoạt động diễn ra trong thế giới tinh thần nhân vật. Điểm nhìn
bên trong chính là hình thức trần thuật mà chủ thể đặt giao diện nhìn
vào chiều sâu nội giới. Ở đó, người kể chuyện theo ngôi thứ nhất là
người kể chuyện về chính mình, hay kể chuyện của người khác mà
có sự tham của người kể trong câu chuyện về người khác mà họ
chứng kiến. Người kể chuyện sẽ chọn vị trí đứng ở bên trong câu
chuyện như một chủ thể hành động lại vừa là chủ thể diễn ngôn. Bởi
vậy, người kể chuyện được tự do quan sát bàn luận và có khả năng đi
sâu tìm hiểu khám phá thế giới hiện thực trong tác phẩm.
Khảo sát truyện Nguyễn Thị Thụy Vũ, phần lớn truyện của bà
được kể theo ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong như: Tiếng hát,
Đêm tối bao la, Lìa sông, Cây độc không trái, Lao vào lửa, Thú
hoang, Mãnh, Nắng chiều vàng, Đợi chuyến đi xa, Một buổi chiều.
7
Chủ thể trần thuật được cá thể hóa trong “tôi”. “Tôi” vừa giữ vai trò
dẫn dắt mạch truyện kể vừa trực tiếp tham gia vào các tình huống
truyện (Nắng chiều vàng).
Với điểm nhìn bên trong được hiện hữu qua người kể chuyện
ngôi thứ nhất còn có ưu điểm xóa đi khoảng cách của cuộc sống
trong văn bản và ngoài văn bản. Điều này khiến cho độc giả trở
thành người bạn thân thiết gần gũi để nhân vật “tôi” có thể giãi bày
những nỗi niềm khuất lấp trong cuộc sống (Tiếng hát). Sự linh hoạt
của điểm nhìn bên trong kiến tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện. Ở đây,
chủ thể trần thuật danh xưng “tôi” không chỉ mang vai trò dẫn dắt
truyện kể mà “tôi” trực tiếp tham gia vào các tình huống truyện (Lao
vào lửa).
Qua điểm nhìn bên trong kết hợp ngôi kể thứ nhất, truyện của
Nguyễn Thị Thụy Vũ đã xác lập được quyền năng cho người trần
thuật xưng “tôi” trong kiến tạo những mạch ngầm chảy bên trong thế
giới hình tượng. Từ đó, ta thấy một hình thái cái tôi linh hoạt, ẩn
mình ở chiều sâu đối tượng miêu tả.
1.1.3. Phối điểm nhìn, người kể chuyện linh hoạt trong
mạch trần thuật
Phối điểm nhìn được xem là cách thức tổ chức đan xen các
điểm nhìn trong liên kết mạch trần thuật. Người kể chuyện lập ngôn
trong các ngôi vai chủ thể khác nhau. Tiến hành khảo sát truyện của
Nguyễn Thị Thụy Vũ, chúng tôi nhận thấy, nhà văn đa dạng hóa
điểm nhìn, qua việc xây dựng nên các điểm nhìn phức hợp, đan cài
trong nhiều mối quan hệ khác nhau của cấu trúc truyện kể.
Lối trần thuật được biểu hiện thông qua các giao diện nhìn đã
giúp cho người trần thuật vừa bao quát được đối tượng miêu tả, vừa
linh hoạt nối kết giữa các tuyến truyện và tạo mối quan hệ với nhiều
8
chủ thể trong câu chuyện kể (Khung rêu). Sự phối điểm nhìn đã được
khơi dòng, chảy qua trạng thái tâm lí nhân vật, tạo nên những ngã rẽ
bất ngờ cho diễn biến truyện kể (Mèo đêm). Trong Khung rêu diễn tiến
mạch trần thuật đặt dưới điểm nhìn vừa bao quát vừa thấu hiểu của
Ngự, nhân vật tự ý thức cuộc đời và nổi bất hạnh của chính mình.
Cách xây dựng và xử lí điểm nhìn đã đạt được thành công nhất
định. Ở đó, các vai trần thuật được xây dựng từ những góc nhìn
ngoại quan trên tinh thần “biết tuốt” đến điểm nhìn nội giới, đi kiếm
tìm những khuôn diện phức tạp của đời sống tinh thần con người.
Đặc biệt, hình thái điểm nhìn còn xuất hiện với dạng thức “tiêu điểm
hóa”, đan xen nhiều giao diện nhìn khác nhau trong mạch truyện kể
đã thể hiện trường nhìn linh hoạt trong khám phá những sắc màu của
đời sống.
1.2. Kết cấu trần thuật
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, kết cấu tác phẩm luôn là
thành tố quan trọng, góp phần là thể hiện chiều sâu tư tưởng của văn
bản. Với cách tổ chức kết cấu tương phản, kết cấu tâm lí và kết cấu
theo các chùm truyện, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã chứng tỏ sự sáng tạo
trong kết dệt nên bộ khung của nó, qua đó chuyển tải những thông
điệp nghệ thuật sâu sắc đến người đọc.
1.2.1. Kết cấu chùm truyện, thông diễn cho mạch truyện
trung tâm
Kết cấu chùm truyện là lối tổ chức trần thuật theo cơ chế gồm
nhiều câu chuyện đan xen và giữa các câu chuyện luôn có sự móc
nối, liên kết chặt chẽ với nhau, góp phần làm nên tính toàn vẹn cho
cốt truyện trung tâm của tác phẩm. Nguyễn Thị Thụy Vũ đã tạo ra
hình thức kết cấu chùm truyện có sự liên quan về nội dung câu
chuyện, qua đó nhà văn tập trung làm sáng rõ hai chủ đề chính: một
9
là, cuộc sống hôn nhân éo le, mối quan hệ gia đình bị gãy đổ bởi
những ràng buộc quan niệm xưa cũ và những biến động bên ngoài
thời cuộc. Hai là đi vào phản ánh đời sống, thân phận của người vũ
nữ, gái bar với những nỗi niềm trắc ẩn.
Nhà văn dẫn dắt mạch trần thuật khởi đi từ những gì diễn ra
trong bối cảnh chung, rồi dịch chuyển dần vào khung ngữ cảnh trong
thế giới tâm trạng của từng cá nhân vật. Bằng sự trải nghiệm đời
sống, tác giả đã đi sâu phản ánh với những nấc thang giá trị đang dần
mất đi trong cuộc sống đời thường. Cùng với đấy là các tình huống
mâu thuẫn đầy nhức nhối tưởng như chỉ diễn ra ngoài xã hội thì nay
đã len lỏi, diện kiến trong không gian bé mọn của tổ ấm gia đình
(Nhang tàn thắp khuya, Khung rêu, Chiều xuống êm đềm, Như thiên
đường lạnh, Cho trận gió kinh thiên,....).
Sử dụng hình thức kết cấu chùm truyện trong tổ chức tác
phẩm, nhà văn đã tạo ra nhiều đường dẫn cho quá trình tái hiện bức
tranh về đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.
1.3.2. Kết cấu tương phản, diễn giải “ cái phi lí” trong
đời sống
Kết cấu tương phản được hiểu là hình thức tổ chức, dựng
truyện đặt trong nhiều giao tuyến đối lập. Theo đó, lối kết cấu này
thường sắp đặt các sự kiện, hình ảnh, tình tiết, nhân vật, tình
huống…trong sự tương phản, nhằm soi rọi cho nhau hoặc bổ sung,
đối chiếu trong nhau.
Nhà văn viết về biến cố cuộc đời của nhân vật trong chiều đối
ngược nhau, một bên là thực tại tối tăm trái ngược với quá khứ hưng
mãn; sự bế tắc khắc khổ của cái tuổi ngây thơ trong sáng, về nhân
vật “tôi” với những biến cố xảy ra trong gia đình (Trôi sông, Lao vào
lửa, Đêm nổi lửa, Chiếc giường, Lòng trần, Cây độc không trái,
10
Tiếng hát, Đêm tối bao la, Một buổi chiều, Đợi chuyến đi xa, Nắng
chiều vàng, Mãnh, Mèo đêm,… ).
Nguyễn Thị Thụy Vũ luôn quan tâm tới việc xây dựng những
chân dung đối lập với hoàn cảnh, với số phận và định mệnh. Trong
mỗi tác phẩm, sự đối lập này thường gắn với sự vận động, phát triển
của nhân vật. Cùng với chân dung nhân vật, sự tương phản trong lối
sống, phẩm cách còn cho ta thấy kết cấu truyện phát triển trong nhiều
mối mâu thuẫn khác nhau đã thể hiện một vấn đề nội dung tư tưởng
sâu sắc. Do đó, sử dụng lối kết cấu tương phản, nhà văn cho thấy một
nhãn quan đầy ưu tư về cuộc đời.
1.3.3. Kết cấu tâm lí, tạo chiều sâu tinh thần hữu thể
Khảo sát những truyện của Nguyễn Thị Thụy Vũ, chúng tôi
thấy nhà văn rất chú trọng trong gia cố cho mạch trần thuật đi sâu
vào mọi ngóc ngách tâm hồn của nhân vật để phản ảnh đời sống nội
cảm phức tạp. Thế giới nhân vật được xuất hiện luôn gắn với những
chuỗi suy tư, trăn trở; được khởi đi từ cảm nhận của tác giả khi nhập
vai vào trong nhân vật, để đau nỗi đau của một kẻ lạc giới; truyện
xoay quanh xung đột nội tâm trong nàng dâu Thục Nghi. Một người
phụ nữ đầy đủ phẩm cách công dung ngôn hạnh (Khung rêu, Như
thiên đường lạnh, Nhang tàn thắp khuya, Chiều xuống êm đềm, Thú
hoang, Cho trận gió kinh thiên, Ngọn pháo bông,...).
Từ góc nhìn kết cấu tâm lí, truyện của Nguyễn Thị Thụy Vũ
đã thành công trong diễn tả các trạng thái tâm lý diễn ra vô cùng
phức tạp trong tinh thần hữu thể. Thế giới người hiện lên qua trang
viết của nhà văn được pha trộn trong nhiều nỗi niềm ẩn ức, phức cảm
đan xen chồng lấp. Mạch truyện vắt qua nhiều gấp khúc suy tư về
hiện thực đời sống. Các sự kiện, tình huống như tan chảy vào không
11
gian, bối cảnh tâm trạng. Mỗi nhân vật là một tiếng lòng khỏa lấp
trong nhiều ngã rẽ của cuộc đời.
Tiểu kết
Với sự linh hoạt trong xử lí điểm nhìn và kết cấu, truyện của
Nguyễn Thị Thụy Vũ đem lại những giá trị tư tưởng nghệ thuật nhất
định các hình thức trần thuật. Ở đó, thế giới sống của tác phẩm được
diện hình qua nhiều góc nhìn, trường nhìn đã sinh thành giá trị ý
nghĩa cho mạch truyện kể.
CHƯƠNG 2
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN THỊ THỤY VŨ
2.1. Không gian trần thuật
Không gian trần thuật trong tác phẩm văn học được tái tạo
thành những chiều không gian thẩm mĩ và thể hiện một quan niệm
nhất định nào đó về cuộc sống. Bởi vậy “sự miêu tả trần thuật trong
nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong
một trường nhìn nhất định. Qua khảo sát các sáng tác của Nguyễn
Thị Thụy Vũ, chúng tôi nhận thấy có ba khu vực không gian trần
thuật chính được xây dựng, bao trùm lên đời sống trong văn bản. Đó
là các lớp không gian sinh hoạt làng quê Nam Bộ, không gian đô thị
Sài Gòn và không gian tâm linh, ma quái.
2.1.1. Không gian sinh hoạt làng quê Nam Bộ
Nhà văn Thụy Vũ sinh ra và lớn lên trên mãnh đất Vĩnh Long,
xứ sở của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. Bản tính của con
người nơi đây phồn hậu, phóng khoáng vô cùng. Đây cũng là miền
đất của những dấu tích xưa cũ hun đúc cho tác giả những kí ức chân
thực về đời sống.
12
Qua những truyện như Khung rêu, Nhang tàn thắp khuya, Thú
hoang, Chiều xuống êm đềm, Như thiên đường,… Có thể thấy nhà
văn Nguyễn Thị Thụy Vũ đã vận dụng thành công kĩ thuật phối cảnh
để tạo nên những lớp không gian sinh hoạt mang nhiều sắc màu khác
nhau. Ở đấy, trên mỗi trục không gian, tác giả cho người đọc như
được chứng kiến, chạm vào những mẩu, mảnh đời sống vùng quê
Nam Bộ. Đó là những nét đẹp văn hóa cổ xưa với ngôi nhà ba gian
hai chái chạm khắc tinh tế, là cánh đồng lúa mênh mông bát ngát,
nhà thủy tạ trên bến sông lấp lánh ánh trăng, thanh tịnh. Là những
nét đẹp trong lối sống sinh hoạt của một gia đình, tín ngưỡng thờ
cúng người đã khuất, cái hay của ca vọng cổ.
2.1.2. Không gian đô thị Sài Gòn
Năm 1961 Nguyễn Thị Thụy Vũ rời xa Vĩnh Long lên Sài Gòn
lập nghiệp. Nữ nhà văn học thêm tiếng Anh và đi dạy cho các cô gái
bán Snack Bar. Đó là dịp để tác giả có thêm nguồn tư liệu lớn, tạo
nguồn cảm hứng mới cho sự nghiệp văn chương, Những mảnh đời
của gái ăn sương hiện lên trong trang viết của bà vừa bi kịch và cũng
rất bất hạnh. Với không gian đô thị tráng lệ của những vũ trường,
quán bar nhưng chất chứa bên trong là nỗi ngột ngạt cô đơn, mặc
cảm tội lỗi trong tâm hồn gái bar. Không gian này này xuất hiện đậm
đặc trong các tập truyện như: Lao vào lửa, Mèo đêm, Chiều mênh
mông, Ngọn pháo bông.
Với việc tạo dựng không gian Sài Thành qua các câu chuyện
đã cho chúng ta thấy được nhịp sống ngột ngạt của những cô gái bán
bar hay những người vợ góa chồng. Tất cả họ phải sống trong trạng
thái cô đơn, tủi hờn về thân phận. Bằng nghệ thuật kiến thiết không
gian, Thụy Vũ đã một phần nào phác họa được sự tù đọng lay lắt
trong đời sống của gái ăn sương đầy khổ đau bi kịch. Không những
13
vậy, nữ văn sĩ còn tạo nên những thước phim chân thật về cuộc đời
của giới ăn sương, nơi tâm hồn họ đang thổn thức với khát vọng đổi
thay cuộc sống. Nghịch cảnh đẩy đưa, nhào nặn họ ra những nhân
dạng bế tắc trước dòng đời nghiệt ngã. Họ cố chường mặt ra để sống
nhưng ai trong số ấy cũng bất hạnh. Giới nữ ấy luôn trong trạng thái
tâm hồn đã chết chưa thể nào hồi sinh.
2.1.3. Không gian tâm linh, ma quái
Trong truyện của Nguyễn Thị Thụy Vũ, bên cạnh các mẩu,
mảnh không gian hiện thực còn xuất hiện những mặt cắt không gian
mang sắc màu huyền bí của cõi thiêng. Nơi ấy, tâm thức để con
người ngưỡng vọng thoát tục, thanh lọc tâm hồn. Với sắc màu không
gian này, tác giả đưa chúng ta về với tín ngưỡng thờ thần, thờ gia
tiên của con người Nam Bộ. Đó là nét đẹp văn hóa phong tục, tôn
giáo thiêng liêng của người Việt. Con người khi khổ đau hay hạnh
phúc đều tìm đến đấng thần linh siêu nhiên, để hy vọng hay trú ngụ.
Dường như nhân vật trong truyện của nhà văn luôn tìm đến cõi hư
không, huyền nhiệm của tôn giáo bởi họ tin rằng, nơi đó sẽ cứu cánh
khi họ cần giúp đỡ. Nhưng bản chất cuộc đời này luôn có quy luật
nhân quả. Trong tác phẩm văn học nghệ thuật, người nghệ sĩ tái hiện
thế giới tâm linh ấy còn hướng tới kiếm tìm giá trị văn hóa, giải mã
tâm thức của con người. Bản chất của đời sống tín ngưỡng là hướng
thiện, cảm hóa, gột tẩy ham muốn của con người. Không gian tâm
linh trong sáng tác của Thụy Vũ được dàn trải khắp các truyện :
Khung rêu, Chiều xuống êm đềm, Cho trận gió kinh thiên, Như thiên
đường lạnh.
Việc Nguyễn Thị Thụy Vũ xây dựng nên kiểu không gian tâm
linh, ma quái có sự xáo trộn giữa thực và phi thực đã giúp người đọc
được diện kiến trong chiều sâu thế giới thực tại. Đấy cũng là cách,