Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử của lan khai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VÕ TẤN TIẾN
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAN KHAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Đà Nẵng, 2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VÕ TẤN TIẾN
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAN KHAI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 822.01.21
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THANH TRƯỜNG
Đà Nẵng, 2021
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................1
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ..............................................................................6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
6. Bố cục của luận văn.................................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................8
CHƯƠNG 1.TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAI KHAI TRONG TIẾN TRÌNHPHÁT
TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬVIỆT NAMGIAI ĐOẠN 1900 – 1945 ................8
1.1. Tiểu thuyết lịch sử và sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1900 - 1945 ........................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm về tiểu thuyết lịch sử ...................................................................8
1.1.2. Lịch sử trong khoa học lịch sử và lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử............12
1.1.3. Sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945......15
1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Lan Khai...............................19
1.2.1. Lan Khai và sự thành công trên đường biên các thể tài văn học................19
1.2.2. Quan điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ...................22
1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử của Lan khai, những cách tân trong kĩ thuật viết.........24
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................28
CHƯƠNG 2. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAI KHAI.............................................29
2.1. Điểm nhìn trần thuật .......................................................................................29
2.1.1. Điểm nhìn bên ngoài, khách quan hóa cho mạch trần thuật sự kiện ..........29
2.1.2. Điểm nhìn bên trong, lí giải cho chiều sâu nội tâm nhân vật .....................35
2.1.3. Phối điểm nhìn, sự gấp bội trong các tiêu cự nhìn .....................................39
2.2. Xây dựng hình tượng nhân vật.......................................................................46
2.2.1. Hình tượng nhân vật vua chúa và khanh tướng..........................................46
2.2.2. Hình tượng nhân vật người anh hùng .........................................................51
2.2.3. Hình tượng nhân vật người phụ nữ.............................................................56
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................63
CHƯƠNG 3. NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU VÀ KẾT CẤU TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAN KHAI...........................................64
3.1. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.................................................................64
3.1.1. Ngôn ngữ linh hoạt trong nhiều khu vực tiếp xúc của văn bản..................64
3.1.2. Giọng điệu đa tầng bậc, kiến tạo quyền lực phát ngôn cho mạch trần thuật......69
3.2. Kết cấu trần thuật............................................................................................74
3.2.1. Kết cấu truyền thống, sự kế thừa và sáng tạo trong tư duy viết .................75
3.2.2. Kết cấu hiện đại, những thể nghiệm cho một lối viết mới .........................78
3.2.3. Kết cấu tương phản, tăng cấp kịch tính cho mạch trần thuật .....................82
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................87
KẾT LUẬN ..................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................90
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ khi tự sự học ra đời, việc nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật của một văn
bản ngày càng được giới học thuật quan tâm. Theo đó, nghệ thuật trần thuật là một vấn
đề thời sự không chỉ trong nghiên cứu, phê bình văn học mà còn cả trong nghiên cứu
nghệ thuật nói chung. Việc tìm hiểu văn bản văn học dưới góc độ nghệ thuật trần thuật
giúp chúng ta hiểu được phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự, tri nhận được những
tầng lớp sâu xa của nội dung, tư tưởng và hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa chủ thể -
khách thể. Qua đó thấy được tài năng, sự sáng tạo, phong cách của nhà văn.
1.2. Đương thời Lan Khai được nhà nghiên cứu, phê bình Vũ Ngọc Phan đánh giá
là “người mở đường” cho nhiều thể tài văn học. Với cuộc đời chưa tròn 40 tuổi, ông đã
để lại hàng trăm tác phẩm văn chương và học thuật, trong đó có trên 50 cuốn tiểu
thuyết. Nhưng những thăng trầm của lịch sử, một thời gian dài di sản của nhà văn bị
khuất lấp, nay có đủ thời gian để nhìn lại, chúng ta càng tự hào hơn về sự cống hiến lớn
lao của người nghệ sĩ cho sự phát triển văn học. Lan Khai viết trên nhiều thể loại, thuộc
nhiều phạm vi hiện thực khác nhau, trong đó tiểu thuyết lịch sử là thể loại thành công
nhất. Thông qua tìm hiểu thể loại này, chúng ta sẽ hiểu hơn về sự đa dạng, phong phú
của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
1.3. Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai là bức tranh dài rộng nối tiếp nhau về
những biến cố trong tiến trình lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, trong các sáng tác, “Lan
Khai không chỉ tái hiện các sự kiện xảy ra trong quá khứ như các nhà làm sử, mà tác
giả còn gửi gắm trong đó những vấn đề thế sự, về cái thiện cái ác, về tình yêu và hạnh
phúc” [76, tr.45]. Bởi vậy, với các tiểu thuyết Ai lên phố Cát, Đỉnh Non thần, Cái hột
mận, Thành bại với anh hùng, Rỡn sóng Bạch Đằng, Cánh buồm thoát tục, Theo lớp
mây đưa, Ái tình và sự nghiệp, Giấc mơ bạo chúa, Cưỡi đầu voi dữ, Chàng kỵ sỹ, Sầu
lên ngọn ải, Chàng áo xanh, Chế Bồng Nga, Bóng cờ trắng trong sương mù,… đã thực
sự hấp dẫn bạn đọc bằng cái nhìn mới mẻ của tinh thần tiểu thuyết hóa.
1.4. Chọn đề tài Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai làm
đối tượng nghiên cứu, chúng tôi hướng đến tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhà tiểu
thuyết về thể tài lịch sử, trên cơ sở đó đi sâu khám phá kĩ thuật tổ chức văn bản, với
cái nhìn khách quan về sự thành công nhất định của nhà văn qua các phương diện: xây
dựng hình tượng, tổ chức điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu và kết cấu trần thuật. Hơn
nữa, với những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi mong muốn sẽ
góp phần khẳng định tư duy đổi mới của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ
thuật.
2. Lịch sử vấn đề
Lan Khai đã xuất hiện và để lại dấu ấn trên diễn đàn văn học từ đầu những năm
ơ1930 của thế kỷ XX. Ông là nhà văn thành công hơn cả ở thể loại tiểu thuyết lịch sử.
2
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Lan Khai đã có những tác phẩm thu hút được sự
quan tâm của nhiều bạn đọc và các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Trong khuôn
khổ giới hạn đề tài, chúng tôi tập trung giới thiệu những công trình, bài viết tiêu biểu
liên quan đến phạm vi khảo sát, nghiên cứu:
Trương Tửu trong bài viết Lan Khai và tiểu thuyết lịch sử đăng trên Loa số 82,
Thứ năm, tháng 12/1935 đã có những nhận định về Lan Khai “có thể trở thành một
nhà tiểu thuyết lịch sử có tài” nhưng đồng thời ông cũng không đồng tình với Lan
Khai vì cho rằng Lan Khai “chỉ thích tả tình và cảnh nên dễ sa vào tính cách chung,
không theo sự thực lịch sử. Vì thế tiểu thuyết của ông thiếu phong vị và màu sắc thời
đại. Ông cho những người ở thế kỉ trước sống những tư tưởng và tình cảm chỉ riêng có
ở thế kỉ XX” [87]. Đa số tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai “đều hình dung một trạng
thái buồn của nhân sinh” [87]. Theo học giả, sở trường của Lan Khai khi viết tiểu
thuyết lịch sử là “ưa tả những cảnh tàn ác, thương tâm”, cảnh oanh liệt và những cảnh
say sưa tình ái”, “ham tả những hiện trạng sâu thẳm của lòng người” [87]. Như vậy,
đương thời, Trương Tửu đã có những phát hiện và đánh giá cao những giá trị của tiểu
thuyết lịch sử Lan Khai; ông cho rằng Lan Khai đã giúp chúng ta hiểu thêm năng lực
khám phá đời sống thể hiện trong tiểu thuyết của Lan Khai đầu những năm 30 của thế kỉ
trước. Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng thẳng thắn góp ý những điểm chưa phù hợp với
thời đại trong sáng tác của nhà văn.
Đến cuốn Nhà văn hiện đại, mục Lan Khai (tập IV quyển thượng, 1942), Vũ
Ngọc Phan có nhận xét: “Trong một cuốn lịch sử tiểu thuyết, việc không cần toàn
đúng sự thật, nhưng ngôn ngữ cử chỉ các nhân vật cũng cần phải hợp với thời đại. Vào
thời Mạc Đăng Dung mà một vị tiểu thư lại thốt ra lời này trước mặt một viên gia
tướng: “Thế mà ta đã yêu Vũ Mật! Chính tấm lòng ta đã lừa dối ta, còn để làm gì. Lời
trên này thật là lời một gái tân thời Việt Nam ở thế kỷ XX đã chịu Âu hoá. Chữ “yêu”
theo cái nghĩa về tình ái, cổ nhân chưa biết dùng…” [64, tr. 275]. Theo đó, đồng tình
với Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan cho rằng ngôn ngữ và cử chỉ của các nhân vật trong
tiểu thuyết của Lan Khai chưa hợp với thời đại. Mặc dù vậy, Vũ Ngọc Phan vẫn đánh
giá cao tài năng của Lan Khai khi cho rằng đương thời chỉ có Lan Khai mới thực sự là
nhà lịch sử tiểu thuyết trong khi các nhà văn khác như Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần
Chúc, Trúc Khê, Ngô Văn Triện,…chỉ là những nhà lịch sử kí sự.
Trong công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1964), Phạm Thế Ngũ
đã đưa ra nhận xét: "các tiểu thuyết loại này (tiểu thuyết lịch sử) của Lan Khai bao giờ
cũng có một cốt cách chung, đó là một chuyện tình lãng mạn đặt trong một khung cảnh
lịch sử" [60, tr. 283]. Và không hẳn đồng tình với nhận xét của Trương Tửu trên báo
Loa năm 1937, cho rằng tác giả có một triết lí bi quan về lịch sử, về con người, Phạm
Thế Ngũ đã đi đến nhận định: "đọc kĩ tất cả những tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ta
thấy chưa hẳn tác giả đã gửi vào đó một chủ nghĩa triết lí gì. Có lẽ ông chỉ đi tìm
những cơ hội dễ dàng rung cảm người đọc với những cảnh tượng bi đát, những mối
3
tình éo le"[60, tr. 284]. Như vậy, đối với Phạm Thế Ngũ, những tiểu thuyết lịch sử của
Lan Khai lại chỉ nặng về miêu tả những mối tình nam nữ éo le để dễ dàng chiếm được
tình cảm của độc giả đương thời. Điều này cũng thật dễ hiểu, bởi hầu hết tiểu thuyết
lịch sử của Lan Khai bên cạnh sự kiện lịch sử, con người lịch sử, tác giả đều khoác cho
nó một câu chuyện tình, mềm hóa những sự kiện lịch sử theo hướng đời tư, thế sự.
Năm 1992, trong cuốn Chân dung và giai thoại, tác giả Ngọc Giao đã đánh giá
cao vị thế của Lan Khai: “Thời chiến sự Đông Dương văn đàn bắc hà nổi danh ba cây
bút lịch sử tiểu thuyết: Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc” [21, tr.37]. ý
kiến của Ngọc Giao đã góp phần khẳng định tài năng và ý thức sáng tác của nhà văn
Lan Khai ở thể loại tiểu thuyết lịch sử.
Tác giả Nguyễn Văn Xung, trong cuốn Văn học đại cương (Nhà xuất bản Sống
mới. Sài Gòn, 1972) nêu quan niệm về nhà tiểu thuyết lịch sử. Ông khẳng định vị trí
của nhà văn Lan Khai và coi ông là một trong số nhà viết tiểu thuyết lịch sử thời tiền
chiến bên cạnh Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc và mỗi người có một sở trường
riêng. Nguyễn Văn Xung ca ngợi kĩ thuật viết văn của Lan Khai có “lối hành văn trong
sáng và tươi thắm” nhưng lại có hạn chế “chưa tôn trọng đúng mức màu sắc lịch sử”.
Theo ông, lối hư cấu là chấp nhận được trong tiểu thuyết lịch sử, miễn làm sao nhân
vật phải được sống trong thời đại ấy. Tác giả Văn học đại cương có quan điểm tương
đồng với nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan khi đánh giá về Ai lên phố Cát, ông cho rằng:
“Các cô gái thời Lý, khi yêu, không có những cử chỉ, ngôn ngữ thời nay như Lan Khai
đã nhầm lẫn trong Chiếc Ngai vàng … nhân vật Lý Chiêu Hoàng đã lãng mạn một
cách tân thời” [95, tr.189]. Khác với cách nhìn của một số nhà nghiên cứu đương thời,
Nguyễn Văn Xung đã đánh giá cao những sáng tạo, những cách tân trong tiểu thuyết
lịch sử của Lan Khai.
Năm 1997, trên báo Giáo dục và thời đại số 38, tác giả Hoàng Dạ Vũ có bài viết
“Vũ Trọng Phụng gặp Lan Khai” đã giới thiệu về tình bạn thân thiết, gắn bó của hai
nhà văn. Năm 1938, Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho xuất bản cuốn Văn xuôi lãng
mạn Việt Nam 1930-1945 (tập 2), đã giới thiệu vắn tắt về nhà văn Lan Khai. Tác giả
cuốn sách đã nhận định về tiểu thuyết của nhà văn Lan Khai gồm hai loại chính là
“tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết đường rừng”[93]. Nói chung ý kiến trên vẫn còn
chưa bao quát được toàn bộ sáng tác cũng như năng lực sáng tạo và tài năng nghệ
thuật của nhà văn Lan Khai, nhưng cũng góp phần khẳng định tên tuổi Lan Khai ở một
vài khía cạnh hình thức của thể loại.
Tiếp đó, năm 1998, Phan Cự Đệ trong cuốn Tuyển tập văn học Việt Nam (tập
29A), đã đưa ra những nhận xét về Lan Khai qua bài viết Khải Luận. Tác giả cho rằng:
“Lan Khai là một nhà văn viết “Truyện đường rừng” và “Tiểu thuyết lịch sử” theo
khuynh hướng lãng mạn, thoát li…” [15, tr.41].
Năm 2000, trong Giáo trình lịch sử văn học, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có
nhắc đến Lan Khai qua lời nhận xét ngắn gọn “Lan Khai cùng dòng tiểu thuyết lịch sử