Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử huyền trân công chúa của hoàng quốc hải.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT LỊCH SỬ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
CỦA HOÀNG QUỐC HẢI
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thanh Trường
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Ngọc
Đà Nẵng, tháng 5/2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Trường. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội
dung khoa học của công trình này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS.
Nguyễn Thanh Trường - người đã nhiệt tình, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn
thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã
ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp chân thành của thầy
cô, bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc
MUC L ̣ UC̣
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5
5. Bố cục khóa luận....................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chương 1. Khái quát về nghệ thuật trần thuật và tiểu thuyết lịch sử
của Hoàng Quốc Hải ................................................................... 7
1.1. Trần thuật và các phương diện của trần thuật trong tiểu thuyết ............ 7
1.1.1. Khái niệm trần thuật ....................................................................... 7
1.1.2. Các phương diện của trần thuật ..................................................... 8
1.2. Tiểu thuyết lịch sử - Thể loại tạo dựng tên tuổi của Hoàng Quốc Hải 11
1.2.1. Tiểu thuyết lịch sử - Thế mạnh trong sáng tác của Hoàng Quốc Hải.... 11
1.2.2. Huyền Trân Công chúa - Đỉnh cao của tiểu thuyết lịch sử Hoàng
Quốc Hải. ................................................................................................ 15
Chương 2. Huyền Trân công chúa của Hoàng Quốc Hải
- Nhìn từ kĩ thuật tổ chức văn bản........................................... 20
2.1. Sự đan xen luân chuyển giữa các điểm nhìn........................................ 20
2.1.1. Trần thuật từ ngôi thứ ba.............................................................. 20
2.1.2. Sự di chuyển điểm nhìn giữa các nhân vật ................................... 25
2.1.3. Sự di chuyển điểm nhìn giữa người kể chuyện ............................. 28
2.2. Kết cấu văn bản.................................................................................... 30
2.2.1. Kết cấu - theo trình tự tuyến tính thời gian................................... 31
2.2.2. Kết cấu - truyện lồng truyện ......................................................... 34
Chương 3. Huyền Trân công chúa của Hoàng Quốc Hải
- Nhìn từ một sốphương thức trần thuật ................................................... 38
3.1. Ngôn ngữ trần thuật ............................................................................. 38
3.1.1. Ngôn ngữ đối thoại - Lời nửa trực tiếp......................................... 38
3.1.2. Ngôn ngữ độc thoại - Lời trực tiếp tự do...................................... 43
3.1.3. Ngôn ngữ phân tích giàu chất triết luận....................................... 47
3.1.4. Ngôn ngữ đời thường, suồng sã.................................................... 49
3.1.5. Lớp từ ngữ chính trị, xã hội.......................................................... 51
3.2. Giọng điệu trần thuật ........................................................................... 53
3.2.1. Giọng triết lý, biện minh ............................................................... 53
3.2.2. Giọng trang trọng, Ca ngợi .......................................................... 55
3.2.3. Giọng ngậm ngùi, xót xa............................................................... 57
KẾT LUẬN.................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 61
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử vẻ vang của đất nước trong mỗi thời kỳ đã được tái hiện thật sinh
động qua các cây bút viết tiểu thuyết Lịch sử, tiêu biểu như Lan Khai với Ai lên
phố cát, Đỉnh non thần; Phan Trần Chúc với Hồi chuông Thiên Mụ, Cần Vương,
Giọt máu sau cùng; Nguyễn Triệu Luật với Hòm đựng người, Bà chúa Chè;
Nguyễn Quang Thân với Hội thề; Nguyễn Xuân Khánh với Hồ Quý Ly… và đặc
biệt là sự đóng góp của Hoàng Quốc Hải - một nhà văn gặt hái được khá nhiều
thành công về mảng đề tài này.
Bằng tà
i năng cũng như tấm lòng nhiêt huy ̣ ết của mình công v ̣ ớ
i bề dày lich ̣
sử vốn có
, Hoàng Quốc Hải đã đem đến với độc giả hai bô ̣tiểu thuyết lich s ̣ ử đồ sô ̣
Bão táp triều Trần và Tám triều vua Lý
. Vớ
i hơn 4000 trang tiểu thuyết nhà văn đã
tá
i hiên kh ̣ á đầy đủ và sinh đông v ̣ ề triều đai Ḷ ý
, Trần. Trong đó, tác giả đã khắc
họa đậm nét bản sắc văn hóa Đại Việt, tái hiện lại những chiến công chói lọi, vẻ
vang của cha ông ta trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ độc lập của dân tộc. Tác
phẩm đã được trao tặng giải thưởng Bùi Xuân Phái - vì tình yêu Hà Nội năm 2008.
Với những thành công đó, bộ tiểu thuyết không chỉ đặc sắc về mặt nội dung mà
còn là những đóng góp lớn về mặt nghệ thuật. Tiêu biểu là nghệ thuật trần thuật
trong tiểu thuyết lịch sử Huyền Trân công chúa.
Nghiên cứu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử Huyền Trân Công
chúa của Hoàng Quốc Hải cũng chính là đi tìm hiểu giá trị tác phẩm và phong cách
nghệ thuật của người nghệ sĩ. Từ đó, giúp chúng tôi thấy được những đóng góp của
Hoàng Quốc Hải trong nền văn học Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần trong đó có Huyền Trân
công chúa đến với bạn đọc, đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên,