Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết giữa lòng tăm tối (heart of darkness) của joseph conrad
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
0
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------
Đàm Dƣơng Phƣơng Loan
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
GIỮA LÒNG TĂM TỐI CỦA JOSEPH CONRAD
Khóa luận tốt nghiệp
Lí luận văn học
Đà Nẵng, tháng 4 /2018
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------
Đàm Dƣơng Phƣơng Loan
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
GIỮA LÒNG TĂM TỐI CỦA JOSEPH CONRAD
Khóa luận tốt nghiệp
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thanh Trƣờng
Đà Nẵng, tháng 4 /2018
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Thanh Trường. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực
của nội dung khoa học trong công trình nghiên cứu này.
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2018
Tác giả khóa luận
Đàm Dƣơng Phƣơng Loan
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến:
Quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn và trường Đại học Sư phạm – Đại
học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Thầy Nguyễn Thanh Trường, người đã giúp đỡ và hướng dẫn tận
tình cho tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Qua đây, tôi xin gửi thầy lời
biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Gia đình, bạn bè, người thân luôn hỗ trợ, động viên tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Với việc thực hiện đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian và khả năng
còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được
sự góp ý từ thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2018
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống lí thuyết văn học, nghệ thuật trần thuật được xem là tổ chức
cấu trúc hình thức giữ vai trò quan trọng trong tạo dựng các mối quan hệ trong và
ngoài văn bản, qua đó góp phần hình thành nên khung thẩm mĩ cho tác phẩm. Theo
đấy, tìm hiểu bản mệnh tiểu thuyết từ góc nhìn nghệ thuật trần thuật là hướng tới
khám phá kĩ thuật xử lí các yếu tố hình thức này tồn tại trong nhiều không gian
thẩm mĩ khác nhau. Nói một cách khác, tiếp nhận tác phẩm qua trục dẫn giải của lí
thuyết trần thuật là lối dẫn vào các lớp ý nghĩa trong chiều sâu kiến trúc của văn bản
tự sự.
Joseph Conrad được đánh giá là một trong những tác gia vĩ đại nhất của
nền văn học Anh quốc, ông có khả năng bậc thầy trong việc tạo tổng thể văn
xuôi, phong cách tự sự, xây dựng nhân vật và mô tả tâm lý nhân vật, những sáng
tác của Joseph Conrad có ảnh hưởng đến nhiều cây bút khác sau này như
TS Eliot, F. Scott Fitzgerald, Ernest Hemingway hay William Faulker. Tuy được
đánh giá khá cao ở thi đàn thế giới song đối với giới nghiên cứu, phê bình văn
học trong nước thì Joseph Conrad còn là một cái tên khá mới mẻ và có khá ít
những nghiên cứu về tác giả này cũng như những tác phẩm của ông.
Vì ít được chú ý đến nên tuy có một sự nghiệp sáng tác cũng khá đồ sộ
song tình hình dịch thuật những tác phẩm của Joseph Conrad ở Việt Nam vẫn
còn khá hạn chế. Cuốn sách được dịch và được đọc nhiều nhất hiện nay là cuốn
Giữa lòng tăm tối (Heart of Darkness), đây cũng là cuốn tiểu thuyết được cho là
một trong những tác phẩm hay nhất của Joseph Conrad. Là một tác phẩm độc
đáo nhưng nó gần như bị lãng quên đối với giới nghiên cứu, đọc tác phẩm người
đọc dễ dàng bị choáng ngợp bởi bút lực của Joseph Conrad, từ điểm nhìn, ngôi
kể cho đến nhân vật nghệ thuật trong tác phẩm đều thể hiện rõ tài năng trong
việc thể hiện phong cách tự sự của tác giả.
2
Từ những lí do trên chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài Nghệ thuật
trần thuật trong tác phẩm Giữa lòng tăm tối (Heart of Darkness) của Joseph
Conrad để thông qua việc phân tích tác phẩm này ta càng hiểu rõ hơn về lý
thuyết cũng như sự linh hoạt trong cách thể hiện của nghệ thuật trần thuật đối
với một tác phẩm văn học. Trên tinh thần thừa kế những lý thuyết, quan điểm về
nghệ thuật trần thuật của những bài nghiên cứu đi trước, chúng tôi xin mạnh dạn
đưa ra những quan điểm của mình thông qua luận văn này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Một số bài viết liên quan đến vấn đề nghệ thuật trần thuật
Nghệ thuật trần thuật là một vấn đề đã được đề cập từ rất lâu trước đây,
không chỉ với giới nghiên cứu – phê bình văn học mà còn với cả những người
làm công việc sáng tác. Trần thuật đóng vai trò quan trọng để hình thành một tác
phẩm văn học. Nếu nhà văn nắm bắt nghệ thuật trần thuật vững thì họ dễ dàng
tạo ra những áng văn kiệt xuất, còn nếu các nhà nghiên cứu – phê bình có một
nền tảng vững chắc về nghệ thuật trần thuật cũng như hiểu rõ những vấn đề liên
quan đến nó thì hướng nghiên cứu, hiểu thấu đáo một tác phẩm nghệ thuật sẽ sâu
sắc hơn, họ sẽ nhạy bén hơn trong việc bắt được ý đồ nghệ thuật mà nhà văn
muốn truyền tải. Từ những lí do đó mà đã từ lâu việc thúc đẩy nghiên cứu về
nghệ thuật trần thuật đã trở thành vấn đề được quan tâm không chỉ ở nước ta mà
trên cả thế giới.
Người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật trần thuật chính là Aristote khi
ông cho ra đời thuật ngữ épos về sau được tạm dịch là tự sự. Từ đó đến hay đã
có không ít những bài nghiên cứu, bình luận về thuật ngữ “trần thuật”, “trần
thuật học” hay “tự sự học” cũng như những vấn đề liên quan đến chúng. Từ
những nghiên cứu của các nhà bác học trên thế giới đến cả những bài viết trong
nước đều rất nhiều. Do có nhiều hạn chế về mặt ngôn ngữ cũng như tài liệu nước
ngoài nên ở đây chúng tôi xin chỉ đưa ra một số bài nghiên cứu tiêu biểu.
Trong công trình nghiên cứu của tác giả V.I.Chiupa về Trần thuật học như
là khoa học phân tích diễn ngôn trần thuật đã được Lã Nguyên dịch lại là sự tóm
tắt những ý nghĩa cũng như khái niệm sơ lược của trần thuật học: “Trần thuật
học hiện đại là lãnh địa khoa học cực kì rộng lớn, nó nghiên cứu khu vực phát
3
ngôn (diễn ngôn) có tính truyện kể – trần thuật gắn với việc tổ chức một câu
chuyện nào đó (câu chuyện, mẹo luật)” [26]. Công trình còn là sự tổng hợp ý
kiến của nhiều nhà trần thuật học về những vấn đề xoay quanh bản mệnh lí
thuyết trần thuật học hiện đại hay những vấn đề trung tâm của trần thuật học để
chứng minh mối quan hệ giữa trần thuật học với thi pháp học và tu từ học để từ
đó dẫn giải cho bản chất giao tiếp của việc chiếm lĩnh sự kiện theo kiểu kiến tạo
trong văn bản. Để chốt lại vấn đề Trần thuật học tác giả đã dẫn ý kiến của A.C.
Danto: “Mọi truyện kể đều là cấu trúc nối kết các sự kiện, nhóm chúng lại với
nhau và gạt bỏ những sự kiện không cần thiết” [Dẫn theo 26].
Trên cơ sở những ý kiến từ các học giả nước ngoài, các nhà lí luận – phê
bình ở Việt Nam cũng đưa ra những ý kiến riêng về nghệ thuật trần thuật. Ở bài
viết Bàn về khía cạnh trần thuật trong tiểu thuyết tác giả Trần Minh Đức đã tập
trung giới thiệu khái niệm về tiểu thuyết cùng với những đặc điểm của nó:
“Trong tiểu thuyết, trần thuật tập trung vào số phận một hoặc nhiều cá nhân
trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được triển
khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu
của nhân cách. Với đặc điểm đó, trần thuật trong tiểu thuyết là một phương diện
thi pháp đặc trưng của thể loại” [28], hơn thế nữa nhà nghiên cứu còn đi vào
phân tích thuật ngữ “trần thuật”. Trên cơ sở nhận diện về tính năng của nội hàm
thuật ngữ khái niệm, tác giả chỉ ra được rằng: “trần thuật tồn tại với nội dung
trần thuật và hình thức trần thuật” [28]. Không dừng lại ở đó, tác giả Trần Minh
Đức còn chỉ ra được những yếu tố quan trọng, đặc trưng của tiểu thuyết là: người
trần thuật (narrator), giọng điệu trần thuật (narrative tone) và ngôn ngữ trần thuật
(narrative language). Tóm lại bài viết, tác giả một lần nữa khẳng định: trần thuật
là một vấn đề thuộc thi pháp thể loại tiểu thuyết đồng thời nhấn mạnh đổi mới
trần thuật chính là hướng đi của văn xuôi đương đại.
Nhắc đến những bài nghiên cứu hay những nhà nghiên cứu về nghệ thuật
trần thuật trong nước ta không thể bỏ qua tác giả Trần Đình Sử - người chủ biên
của hai cuốn sách Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử tập 1 và tập 2. Hai
cuốn sách là tập hợp rất nhiều bài viết của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau về
những vấn đề của Tự sự học hay những ứng dụng của Tự sự học và Trần thuật
4
học trong việc nghiên cứu về các tác phẩm văn học, thông qua những kênh thông
tin tiêu biểu: nhân vật, ngôn ngữ, điểm nhìn, giọng điệu,... Ta có thể trích dẫn
một số bài viết tiêu biểu trong đó:
Ở cuốn Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử (tập 1) có bài viết của
Giáo sư Lại Nguyên Ân với tiêu đề Về việc mở ra môn Trần thuật học trong
ngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Ở bài viết, tác giả đã tán thành với việc
mở ra bộ môn Trần thuật học trong nghiên cứu văn học ở nước ta: “Về nguyên
tắc, tôi tán thành và xin được nhiệt liệt cổ vũ cho việc mở ra bộ môn Trần thuật
học trong nghiên cứu văn học ở nước ta, phát triển nó cả trong việc tìm tòi, học
hỏi xây dựng lí thuyết lẫn nghiên cứu thực tiễn văn học sử” [Dẫn theo 22,
tr.132]. Ở bài viết này tác giả đã tập trung đi vào phân tích sự khác biệt của hai
thuật ngữ “trần thuật” và “tự sự” cùng với đó, tác giả tập trung phân tích lịch sử
hình thành và phát triển của bộ môn Trần thuật học từ những khuynh hướng đầu
tiên ở châu Âu thông qua việc chỉ ra những tên tuổi chủ chốt của Trần thuật học
như: R. Barthes, L. Dolezvel, G.Gentte, M. Bal, W. Sehmidt, G. Prince, S.
Chatman, J. Lintvelt,... Chốt lại bài viết, tác giả chỉ ra những hướng để bộ môn
Trần thuật học có thể phát triển một cách hiệu quả nhất đối với nghiên cứu và
phê bình văn học ở Việt Nam.
Cũng ở cuốn Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử (tập 1), bài viết
Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện của tác
giả Nguyễn Thái Hòa cũng khá hữu ích cho vấn đề nghiên cứu của bài viết
chúng tôi. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra những khái niệm về tên gọi cũng
như những quan niệm về điểm nhìn theo Nguyễn Thái Hòa: “Cụm từ “le point de
vue” (tiếng Pháp), “the point of view”, “the out look” (tiếng Anh) và “quan
điểm” được dùng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, có ý nghĩa
là điểm hay chỗ đứng để xem xét, bình giá một sự vật, một sự kiện, một hiện
tượng tự nhiên hay xã hội” [Dẫn theo 22, tr. 76]. Điểm nổi bật của bài viết này
chính là việc tác giả liệt kê ra những loại điểm nhìn khác nhau trong truyện:
“Góc nhìn”, “cái nhìn” trong nghệ thuật học; Điểm nhìn và “dạng” (thể, diện);
“Điểm nhìn”, “tiêu điểm tự sự” và “tiêu điểm”;... Sự phân loại này đã cơ bản