Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Miễn dịch chương 4.pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
12
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
735

Miễn dịch chương 4.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương 4

KHÁNG NGUYÊN

4.1. Các tính chất của kháng nguyên

Đáp ứng tạo kháng nguyên như ta đã biết sẽ xảy ra khi có một “vật lạ”

đột nhập vào cơ thể và tiếp xúc với hệ thống miễn dịch. Vật lạ đó được gọi

là chất gây kháng thể (antibody generator) hay kháng nguyên (antigen). Tuy

nhiên, không phải vật lạ nào vào cơ thể cũng có tính chất kháng nguyên.

Kháng nguyên có hai tính chất sau: (1) kích thích được cơ thể tạo ra đáp ứng

miễn dịch, tính chất này gọi là tính sinh miễn dịch, và (2) có khả năng kết

hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng, tính chất này là tính đặc hiệu.

4.1.1. Tính sinh miễn dịch

Tính sinh miễn dịch của một kháng nguyên phụ thuộc vào các yếu tố sau:

(1) Tính lạ của kháng nguyên: Kháng nguyên càng lạ bao nhiêu thì khả năng kích

thích tạo kháng thể càng mạnh bấy nhiêu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong một số trường

hợp bệnh lý thì thành phần của chính bản thân cơ thể cũng có thể gây ra đáp ứng kháng

thể chống lại nó, ta gọi những thành phần này là tự kháng nguyên.

(2) Cấu trúc hóa học của kháng nguyên: Các kháng nguyên thuộc loại

protein và polysaccharid có tính sinh miễn dịch cao. Kháng nguyên càng

phức tạp về cấu trúc hóa học bao nhiêu thì tính sinh miễn dịch càng mạnh

bấy nhiêu. Trên cấu trúc đó có những cấu tạo chịu trách nhiệm chính trong

việc kích thích tạo kháng thể, đó là các quyết định kháng nguyên hay epitop.

(3) Cách gây miễn dịch và liều kháng nguyên: Hầu hết các kháng nguyên hữu hình

(vi khuẩn, hồng cầu, các polymer lớn,…) khi đưa vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch đều

dễ dàng gây đáp ứng tạo kháng thể. Trong khi đó, có một số phân tử cần phải kèm thêm

một chất hỗ trợ khác mới gây được đáp ứng tốt, ta gọi chất hỗ trợ đó là tá chất adjuvant.

Loại tá chất thường dùng là tá chất Freund, đó là một hỗn dịch vi khuẩn lao chết trộn

trong nước và dầu.

(4) Sự di truyền khả năng đáp ứng của cơ thể: cùng một kháng nguyên

nhưng các cơ thể khác nhau thì tạo ra các đáp ứng miễn dịch ở mức độ khác

nhau. Vì thế mà Landsteiner đã phân biệt hai khái niệm: Tính kháng nguyên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!