Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Miễn dịch chương 2.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 2
CÁC CƠ QUAN CỦA HỆ THỐNG
MIỄN DỊCH
2.1. Các mô lymphô
Mô lymphô được phân loại thành cơ quan lymphô trung ương (hay cơ
quan lymphô sơ cấp) là nơi mà tế bào lymphô lần đầu tiên thể hiện thụ thể
kháng nguyên và trưởng thành về mặt chức năng và cơ quan lymphô ngoại
biên (hay cơ quan lymphô thứ cấp) là nơi xảy ra đáp ứng của tế bào lymphô
với kháng nguyên lạ. Cơ quan lymphô trung ương của động vật có vú bao
gồm tuỷ xương, nơi sản xuất ra toàn bộ tế bào lymphô, và tuyến ức, nơi tế
bào T trưởng thành và đạt đến giai đoạn phát triển chức năng đầy đủ. Cơ
quan và mô lymphô ngoại biên bao gồm hạch bạch huyết, lách, hệ thống
miễn dịch da và hệ thống miễn dịch niêm mạc. Ngoài ra, người ta còn tìm
thấy một số tế bào lymphô trong các mô liên kết và tất cả các cơ quan trừ hệ
thần kinh trung ương.
2.1.1. Tuỷ xương
Ở người trưởng thành, tuỷ xương là nơi sản sinh tất cả các tế bào máu
lưu động kể cả tế bào lymphô non. Tuỷ xương cũng là nơi trưởng thành của
tế bào B. Trong quá trình phát triển bào thai, sự sản xuất tế bào máu, gọi là
quá trình tạo máu, xuất hiện đầu tiên trong các đảo máu của túi phôi và trong
nhu mô cạnh động mạch chủ và sau đó thì tại gan và lách. Chức năng này
được chuyển giao dần dần cho tuỷ xương và đặc biệt là các xương dẹt sao
cho đến tuổi dậy thì thì chức năng tạo máu chủ yếu xảy ra ở xương ức, đốt
sống, xương chậu và xương sườn. Tuỷ đỏ là loại tuỷ của các xương này
được tìm thấy trong một cấu tạo lưới dạng mô xốp nằm giữa các bè dài.
Khoảng không giữa các cấu tạo này được làm đầy bởi tế bào mỡ, nguyên
bào sợi, và tế bào tiền thân của tế bào máu. Những tế bào tiền thân này sẽ
phát triển đến trưởng thành và đi ra khỏi tuỷ qua một hệ thống dày đặc các
xoang mạch để vào hệ tuần hoàn. Khi tuỷ xương bị tổn thương, hoặc khi có
các nhu cầu tạo nhiều tế bào máu mới thì gan và lách cũng được huy động
để làm chức năng tạo máu.
Tất cả tế bào máu đều xuất phát từ một loại tế bào gọi là tế bào mầm,
những tế bào này rồi sẽ phân hoá để tạo ra nhiều dòng tế bào máu khác nhau
(bao gồm dòng tuỷ, dòng đại nguyên hồng cầu, dòng hạt, dòng lymphô)
(Hình 2.1). Tế bào mầm không có các dấu ấn của tế bào biệt hoá và thay vào
đó là 2 protein màng có tên là CD34 và kháng nguyên-1 của tế bào mầm
(Sca-1). Những dấu ấn này dùng để nhận diện và làm giàu tế bào mầm từ
các hỗn dịch tuỷ xương để dùng cho ghép tuỷ. Sự tăng sinh và trưởng thành
của tế bào máu tiền thân trong tuỷ xương được kích thích bởi các cytokin.
Có nhiều cytokin có tên gọi là yếu tố kích thích colony (colony-stimulating
factor) vì ban đầu người ta khảo sát chúng qua chức năng kích thích sự phát
triển của nhiều colony dòng bạch cầu và dòng hồng cầu trong tuỷ xương.
Các cytokin tạo máu được sản xuất bởi tế bào đệm và đại thực bào trong tuỷ
xương tạo nên một môi trường tạo máu thuận lợi. Chúng cũng được sản xuất
bởi tế bào T được kháng nguyên kích thích hoặc các đại thực bào bị cytokin
hay vi sinh vật kích thích tạo nên một cơ chế bổ sung cho các bạch cầu đã bị
tiêu hao do phản ứng miễn dịch hoặc viêm.
Hình 2.1. Sơ đồ của hoạt động tạo máu
Sự phát triển của các dòng tế bào máu được tóm tắt trong “cây tạo máu” này.
Ngoài các tế bào mầm và các thế hệ tế bào tiếp theo do chúng sinh ra,
tuỷ xương còn chứa nhiều Z tương bào sản xuất kháng thể. Những tương
bào này được tạo ra trong mô lymphô ngoại biên (do sự kích thích của kháng
nguyên lên tế bào B) và di chuyển vào tuỷ xương, chúng sẽ sống ở đây và
sản xuất kháng thể trong nhiều năm.
2.1.2. Tuyến ức