Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Miễn dịch chương 12.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 12
CÁC KỸ THUẬT MIỄN DỊCH
THƯỜNG DÙNG
Ngày nay, kỹ thuật miễn dịch dùng trong lâm sàng rất phong phú và đa
dạng, vì thế mà các nhà lâm sàng rõ ràng là cũng nên có một số kiến thức
nhất định về những kỹ thuật này, tối thiểu là cũng phải nắm được độ chính
xác và độ tin cậy của kỹ thuật mà mình yêu cầu. Mục đích của chúng tôi
trong chương trình này là nhằm giới thiệu những nguyên lý của các kỹ thuật
miễn dịch lâm sàng đang được dùng phổ biến ở các cơ sở chẩn đoán và điều
trị trên thế giới; đồng thời nêu lên một số nhận định của chúng tôi về những
khó khăn trong khi phân tích kết quả đạt được.
Các thử nghiệm la-bô cũng được phân cấp độ tùy theo giá trị của chúng
đối với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Một số thử nghiệm được xếp vào
loại cần thiết (essential) cho chẩn đoán hoặc theo dõi, một số thuộc loại tùy
chọn (optional) nhưng có ích và số còn lại là loại chỉ để nghiên cứu. Một số
xét nghiệm sẽ trở nên vô ích nếu chúng ta yêu cầu không đúng lúc, đúng
chỗ. Các phân chia như trên của chúng tôi sẽ giúp các nhà lâm sàng có được
chỉ định thích hợp cho mỗi thử nghiệm. Trong chương này, chúng tôi cũng
không mô tả chi tiết phương pháp tiến hành kỹ thuật vì đó là nội dung của
các sách chuyên đề về kỹ thuật miễn dịch mà chúng tôi dự kiến cho xuất bản
trong nay mai.
Có ba nhóm kỹ thuật đã được xây dựng để đánh giá năng lực miễn dịch của các bộ
phận riêng lẻ trong đáp ứng miễn dịch. Các yếu tố dịch thể như immunoglobulin, kháng
thể, các thành phần bổ thể và các protein đặc hiệu khác đều có thể định lượng được chính
xác. Giới hạn bình thường cho các yếu tố này sẽ được trình bày và kết quả sẽ được phân tích
theo lâm sàng một cách dễ hiểu. Ngược lại, các thử nghiệm về các thành phần tế bào thì khó
thực hiện hơn cũng như khó phân tích hơn. Chưa có kỹ thuật nào được gọi là chuẩn đối với
phương pháp đánh giá tế bào, vì thế mà ở mỗi la-bô người ta thường làm một cách khác nhau.
Để cho việc phân tích kết quả được tốt, cần phải có liên hệ chặt chẽ giữa các nhà miễn dịch và
nhà lâm sàng. Các thử nghiệm in vivo nhằm đánh giá cả yếu tố dịch thể lẫn tế bào có giá trị khi
khảo sát thiếu hụt miễn dịch và quá mẫn nhưng rất khó chuẩn hóa.
12.1. Định lượng immunoglobulin và các protein đặc hiệu khác
Định lượng immunoglobulin (Ig) tỏ ra rất cần thiết đối với những bệnh nhân nhiễm
trùng nặng hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần cũng như đối với những bệnh nhân rối loạn tăng
sinh lympho. Việc định lượng nhiều lần có thể giúp chúng ta phân biệt thiếu hụt miễn
dịch thoáng qua và thường xuyên cũng như giúp chúng ta theo dõi điều trị trong bệnh
tăng sinh lymphô. Việc định lượng này tỏ ra có ích đối với các bệnh cảnh có giảm
gammaglobulin máu như nhiễm trùng HIV, bệnh gan và SLE.
+ + + + + + -
Biểu diễn bằng sơ đồ:
Nhiều
´
Hình 12.1. Sơ đồ minh họa các điểm cân đối của tỉ lệ kháng nguyên – kháng thể để
có thể tạo tủa. Khi thừa kháng nguyên hoặc kháng thể thì ít liên kết chéo xảy ra nên tủa
rất ít hoặc không có.
Kỹ thuật thường được dùng phổ biến nhất là miễn dịch kết tủa
(immunoprecipitation). Tủa miễn dịch được hình thành khi kháng nguyên và kháng thể
kết tủa tương ứng cùng hiện diện với nồng độ tương ứng tối ưu (cân bằng) (Hình 12.1).
Miễn dịch khuyếch tán đơn (single radial imminodifusion, RID) là kỹ thuật được Mancini
sử dụng và mô tả đầu tiên. Kỹ thuật này sử dụng một kháng huyết thanh này được hòa tan
vào thạch đun lỏng, và hỗn hợp thạch-kháng huyết thanh được đổ rải đều lên một phiến
kính đặt trên mặt phẳng ngang. Sau khi thạch đông, người ta đục các lỗ tròn trên thạch và
cho huyết thanh cần đo hoặc huyết thanh chứng vào. Kháng nguyên, mà trong trường hợp
này là immunoglobulin, sẽ khuyếch tán theo hướng ly tâm từ các lỗ ra vùng thạch có
chứa kháng huyết thanh chung quanh. Bởi vì nồng độ kháng thể (kháng huyết thanh trong
thạch) cố định nên khi kháng nguyên trong lỗ khuyếch tán thì nồng độ giảm dần cho đến
khi có tỷ lệ thích hợp với nồng độ kháng thể trong thạch thì một vòng tủa sẽ hình thành.
Đối với mỗi mẻ người ta làm ba lỗ chứa kháng nguyên với nồng độ biết trước để vẽ thành
đường chuẩn (Hình 12.2).
Thạch chứa kháng
thể đặc hiệu
Lỗ chứa dung dịch
khảo sát
Đường kính vòng bình phương (d)2
Ο Ο Ο
Ο
Chuẩn Chuẩn Chuẩn QC
1 2 3
Ο Ο Ο
Ο
Chưa biết
a b
Ο Ο Ο
Chưa biết
•
•
• Chuẩn 1
Chuẩn 3
Chuẩn 2
Nồng độ protein g/l
Thạch chứa
kháng thể đặc
hiệu
Lỗ chứa dung
dịch khảo sát
Hình 12.2. Đường chuẩn dùng trong định lượng protein đặc hiệu bằng
khuyếch tán đơn, kỹ thuật Mancini.
Lỗ 1-3 chứa nồng độ, chuẩn đã biết của loại protein muốn đo. Trên trục tọa độ là đường
chuẩn đã được vẽ. QC = quality control, kiểm tra chất lượng.
Điều không thuận lợi của phương pháp này là vòng tủa phải mất 48 giờ mới ổn
định. Phương pháp này tương đối nhạy (giới hạn dưới là 5 mg/lít) và đáng tin cậy (hệ số
biến động giữa các kỹ thuật viên thành thạo là 3-10% với điều kiện kháng huyết thanh
tốt). Người ta đã xây dựng một phương pháp cải tiến khác để có thể đọc kết quả nhanh
trong vòng 6 giờ, nhưng phương pháp này kém chính xác hơn.
Ở nồng độ thấp, phức hợp miễn dịch tồn tại dưới dạng những hạt rất nhỏ trong nhũ
dịch và có thể làm tán sắc ánh sáng. Sự tán sắc này có thể đo được với một cái máy gọi là
máy đo độ đục (nephelometer), trong đó phức hợp miễn dịch được để tự nhiên như vậy
khi đo; hoặc dùng một máy đo khác gọi là máy phân tích ly tâm (centrifugal analyzer),
trong đó lực ly tâm làm cho phức hợp miễn dịch được hình thành nhanh hơn. Cả hai
phương pháp đòi hỏi không được có các chất bẩn gây tán sắc như nhũ bọt khí hoặc hạt
nhũ tương lỏng. Khi nồng độ kháng thể cố định, độ cản tia sẽ tỉ lệ thuận với nồng độ
kháng nguyên. Đây là một phương pháp thực hiện nhanh và dễ tự động hóa; ta có thể có
được kết quả chính xác sau khi lấy máu 1-2 giờ.
Bảng 12.1. Một số protein có thể định lượng bằng khuyếch tán đơn.