Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Sau hơn 20 năm mở cửa và tiến hành cải cách nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được
một số thành tựu đáng kể. Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quản lý bao cấp,
chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không chỉ
thoát khỏi khủng hoảng và lạm phát, mà nhờ có mức tăng trưởng cao trung bình 7.5%
trong vòng một thập kỷ qua, đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Tổng sản phẩm quốc nội sau 10 năm đã tăng gấp đôi. Tích luỹ nội bộ của nền kinh tế đã
tăng đáng kể, tính đến năm 2000 đạt 27% GDP. Trong GDP, tỷ lệ nông nghiệp giảm từ
38,6%xuống còn 24,3%; công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,7% lên 36,6%; dịch vụ từ
38,6% tăng lên 39,1%. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh. Đáng chú ý tốc độ tăng
xuất khẩu đạt được nhờ sự đóng góp đáng kể của các ngành mũi nhọn như: dệt may, da
giày, thuỷ sản…
Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các ngành công nghiệp mũi nhọn cũng
thu hút được một lượng lao động rất lớn, đặc biệt tạo ra một đội ngũ lao động có trình
độ kỹ thuật cao. Đó là tiền đề to lớn để lao động nước ta ngày càng đáp ứng được nhu
cầu ngày càng cao của nền kinh tế, tiếp thu khoa học công nghệ mới và hoà nhập với thị
trường lao động thế giới
Quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước đã làm thay đổi cơ bản đời sống của đại bộ
phận lao động nước ta. Theo kết quả điều tra của Tổng cụ thống kê năm 2007, thành
phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có mức tiền lương bình quân cao nhất (trên 1
triệu đồng/tháng) gấp 1,2 lần so với mức bình quân chung. Đời sống dân cư được tăng
lên góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 9.96% năm 2001 so với 13,33%
năm1999. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp vẫn trở thành một vấn đề bức xúc trong xã
hội.
Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến vấn đề này. Ngoài các biện pháp tình
thế đối với lao động mất việc làm trong các cơ quan nhà nước, Nhà nước cũng dành một
phần lớn trong ngân sách cho vay hỗ trợ việc làm với lãi suất ưu đãi, cộng với các khoản
vốn đầu tư phát triển sản xuất, hàng năm giải quyết được cho hơn 1 triệu lao động.
Đồng thời, Đảng và Nhà nước cũng chủ trương xây dựng chế độ Bảo hiểm thất nghiệp,
tạo điều kiện cho các cơ quan, doanh nghiệp sắp xếp lao động, nâng cao năng suất lao
động. Tư tưởng này được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp
1
hành Trung ương Đảng khoá IX. Xây dựng và ban hành chế độ Bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam là một định hướng đúng đắn và kịp thời của Đảng ta phù hợp với quy luật
phát triển của kinh tế thị trường. Sự ra đời của chế độ Bảo hiểm thất nghiệp góp phần
hoàn thiện hệ thống Bảo hiểm xã hội ở nước ta, với phương châm vì con người, cho con
người, mà trước hết là người lao động. Với tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định,
chúng ta hy vọng rằng chế độ Bảo hiểm thất nghiệp có đủ điều kiện để ra đời, đáp ứng
nguyện vọng của người lao động.
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.1. THẤT NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm liên quan:
- Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một
số người trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở
mức lương thịnh hành.
Cũng theo tổ chức này, người thất nghiệp là người lao động không có việc làm,
không làm kể cả 1 giờ trong tuần lễ điều tra đang đi tìm việc làm và có điều kiện là họ
làm ngay.
- Theo Cơ quan thống kê của Uỷ ban Châu Âu (Eurosat), người thất nghiệp là
người lao động trong độ tuổi từ 15 – 74, không có việc làm, đã tiến hành tìm việc trong
vòng bốn tuần ngay trước thời điểm điều tra và sẵn sàng làm việc trong vòng 2 tuần,
theo tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
- Theo Luật lao động Việt Nam, người thất nghiệp là người trong tuần lễ trước
điều tra không có việc làm, hoặc có nhưng không đủ số giờ quy định (8 giờ), nhưng có
nhu cầu và nỗ lực tìm kiếm việc làm.
Xét theo các quan niệm khác nhau thì có những khái niệm thất nghiệp khác nhau.
Nhưng tất cả các khái niệm đó đều bao hàm những đặc trưng sau đây về người thất
nghiệp:
+ Là người lao động, có khả năng lao động.
+ Đang không có việc làm.
+ Đang đi tìm việc làm.
2
Như vậy, người thất nghiệp có thể là những người đã từng đi làm, nhưng vì lý do
nào đó không có việc làm trong khoảng một tuần lễ trước khi tiến hành điều tra. Người
thất nghiệp có thể là học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp, bộ đội xuất ngũ chưa tìm được
việc làm. Những người thuộc độ tuổi lao động, nhưng không có khả năng lao động,
hoặc không muốn tìm việc làm như: người tàn tật, người bị tai nạn lao động, người lao
động có việc làm nhưng đang nghỉ phép, người làm nội trợ, người được hưởng thừa kế,
người nghỉ hưu… thì không được coi là người thất nghiệp.
1.1.2. Phân loại thất nghiệp: Có nhiều cách để phân loại thất nghiệp.
* Căn cứ vào tính chất thất nghiệp:
- Thất nghiệp tự nhiên: Xảy ra do có sự chênh lệch giữa cung - cầu lao trên thị
trường lao động. Loại thất nghiệp này có quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ lạm phát.
- Thất nghiệp cơ cấu: là thất nghiệp gây ra do mất cân đối giữa cung và cầu về kỹ
năng, ngành, nghề, hoặc địa điểm. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi mở rộng ngành này, đồng
thời thu hẹp ngành khác, dẫn đến cầu về lao động trong từng ngành, nghề thay đổi.
Trong khi đó, cung về lao động không kịp thay đổi, do người lao lao động trong ngành
nghề cũ không có đủ kỹ năng để làm việc trong ngành nghề đang được mở rộng. Nhu
cầu được đào tạo lại của những người này là rất lớn.
- Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển lao động giữa các vùng, miền,,
thuyên chuyển công tác giữa các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất. Dù là vì
lý do gì, thì những người lao động cũng cần thời gian để tìm công việc mới phù hợp.
- Thất nghiệp chu kỳ: Xảy ra do mức cầu về lao động giảm xuống. Theo chu kỳ
hoạt động, khi nền kinh tế bắt đầu rơi vào thời kỳ suy giảm, sản xuất bị thu hẹp dẫn đến
mức cầu lao động giảm sút, gây ra thất nghiệp. Loại thất nghiệp này mang tính chu kỳ.
- Thất nghiệp thời vụ: Phát sinh theo các chu kỳ sản xuất kinh doanh. Loại thất
nghiệp này thường thấy trong các ngành mà hoạt động sản xuất phải dựa vào các yếu tố
tự nhiên như: xây dựng, du lịch, nông – lâm – ngư nghiệp.
- Thất nghiệp công nghệ: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, được nhanh
chóng áp dụng vào sản xuất, có xu hướng thay thế sức lao động của con người. Lượng
lao động dôi dư này, tất yếu gây ra thất nghiệp.
* Căn cứ vào ý chí người lao động
3
- Thất nghiệp tự nguyện: Là hiện tượng người lao động tự chối một công việc nào đó do
mức lương được trả không thỏa đáng hoặc do không phù hợp với trình độ chuyên môn, mặc dù
họ vẫn có nhu cầu làm việc.
- Thất nghiệp không tự nguyện: Là hiện tượng người lao động có khả năng lao
động, trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc và chấp nhận mức lương được trả,
nhưng người sủ dụng lao động không chấp nhận hoặc không có người sủ dụng.
* Căn cứ vào mức độ thất nghiệp
- Thất nghiệp toàn phần: Xảy ra khi người lao động hoàn toàn không có việc làm
hoặc thời gian làm việc thực tế mỗi tuần dưới 8 giờ và họ vẫn có nhu cầu làm thêm.
- Thất nghiệp bán phần: Là trường hợp người lao động vẫn có việc làm, nhưng
khối lượng công việc ít hoặc thời gian lao động thực tế trung bình chỉ đạt 3 – 4 giờ trong
một ngày làm việc và họ vẫn có nhu cầu làm thêm. Hiểu rõ mỗi loại thất nghiệp giúp
đánh giá mức độ tác động của chúng, đưa ra các biện pháp khắc phục thích hợp và có
hiệu quả.
1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp:
a. Nguyên nhân: Các nhà kinh tế đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân gây ra tình
trạng thất nghiệp như: sự không trùng khớp giữa cung và cầu lao động, do các nhân tố
thuộc về mùa vụ,cơ cấu, chu kỳ.
- Thất nghiệp tạm thời gia tăng do có sự lệch pha giữa cung và cầu về lao động.
Lượng thất nghiệp cơ cấu phụ thuộc vào tần suất người lao động thay đổi công việc và
thời gian để họ tìm được một công việc mới. Loại thất nghiệp này có thể khắc phục nếu
các trung tâm xúc tiến, giới thiệu việc làm hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu người
lao động được tự do bỏ việc thì loại thất nghiệp này luôn luôn tồn tại.
- Thất nghiệp mùa vụ xảy ra khi một ngành đã trải qua thời kỳ kinh doanh đỉnh
cao, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh liên quan đến yếu tố tự nhiên như: xây
dựng, du lịch, nông nghiệp… Thất nghiệp mùa vụ cũng xảy ra vào cuối mỗi năm học,
khi các học sinh, sinh viên tốt nghiệp và phải tìm việc làm. Theo điều tra ở Mỹ, tại thời
gian cao điểm (tháng 1, tháng 2), mức thất nghiệp thường cao hơn 20% so với thời gian
khác thấp điểm (tháng 10).
- Thất nghiệp cơ cấu xảy ra do sự không ăn khớp giữa cơ cấu của cung và cầu lao
động về kỹ năng, ngành, nghề, hoặc địa điểm. Những tiến bộ về công nghệ yêu cầu
4