Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

[Luận văn]so sánh một số giống ngô lai mới ở các vụ trồng khác nhau trên đất bạc màu tại bắc giang
PREMIUM
Số trang
149
Kích thước
5.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
701

[Luận văn]so sánh một số giống ngô lai mới ở các vụ trồng khác nhau trên đất bạc màu tại bắc giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

---------------

LÝ THỊ HẠNH

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI Ở CÁC VỤ TRỒNG

KHÁC NHAU TRÊN ðẤT BẠC MÀU TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT

Mã số : 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG

HÀ NỘI – 2008

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai

công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều

ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Lý Thị Hạnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình, ngoài sự nỗ lực

và cố gắng của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của rất

nhiều cá nhân và tập thể.

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc tới

PGS. TS. Nguyễn Thế Hùng - người thầy ñã tận tình hướng dẫn và chỉ

bảo tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện ñề tài.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo Khoa Nông học,

Khoa Sau ñại học - Trường ðại học Nông nghiệp I Hà Nội ñã tạo ñiều

kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành ñề tài.

Cảm ơn gia ñình, người thân, các cán bộ ñồng nghiệp và bạn bè

ñã ñộng viên và giúp ñỡ rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu

của tôi.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 măm 2008

Lý Thị Hạnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii

MỤC LỤC

Lời cám ơn i

Lời cam ñoan ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục ñồ thị viii

1. Mở ñầu 1

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

2. Tổng quan tài liệu và cở khoa học 4

2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài 4

2.2. Cây ngô và tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế 5

2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô 6

2.4. ðặc ñiểm các loại giống ngô hiện trồng ngoài sản xuất 18

2.5. Tình hình sử dụng giống ngô 24

2.6. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam 25

2.7. Khảo nghiệm và ñánh giá giống ngô mới 29

2.8. Tình hình sản xuất ngô ở Bắc Giang 34

3. Vậi liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 36

3.1. Vật liệu, ñịa ñiểm, ñiều kiện nghiên cứu 37

3.2. Nội dung nghiên cứu 38

3.3. Phương pháp nghiên cứu 38

3.4. Thu thập số liệu khí tượng 44

3.5. Phân tích xử lý số liệu 44

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv

4. Kết quả nghiên cứu 45

4.1. ðặc ñiểm thời tiết khí hậu trong vụ ðông 2007 và vụ xuân năm

2008 tại bắc giang 45

4.1.1. Nhiệt ñộ 46

4.1.2. Lượng mưa 47

4.1.3. ðộ ẩm không khí 49

4.2. Các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô thí

nghiệm vụ ðông 2007 và vụ Xuân 2008 tại Bắc Giang 49

4.2.1. Giai ñoạn từ gieo ñến mọc 51

4.2.2. Giai ñoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu 52

4.2.3. Giai ñoạn từ gieo ñến chín sinh lý (thời gian sinh trưởng) 55

4.3. ðộng thái tăng trưởng của các giống ngô thí nghiệm. 56

4.3.1. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây 56

4.3.2. ðộng thái tăng trưởng số lá 59

4.4. ðặc trưng hình thái cây của các giống ngô thí nghiệm 61

4.4.1. Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm 62

4.4.2. Chiều cao ñóng bắp của các giống ngô thí nghiệm 63

4.5. Các ñặc trưng hình thái bắp của các giống ngô thí nghiệm 66

4.5.1. Chiều dài bắp 67

4.5.2. ðường kính bắp 67

4.5.3. ðộ che phủ lá bi 68

4.6. Các ñặc trưng sinh lý của cây ngô 69

4.6.1. Số lá trên cây 69

4.6.2. Chỉ số diện tích lá 71

4.7. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm trong vụ

ðông 2007 và vụ Xuân 2008 72

4.7.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh 72

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v

4.7.2. Khả năng chống ñổ của các giống ngô thí nghiệm 77

4.8. Nhận xét và ñánh giá về dạng hạt, mầu sắc hạt 79

4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô

thí nghiệm vụ ðông 2007 và vụ Xuân 2008. 80

4.9.1. Số bắp trên cây 82

4.9.2. Số hàng hạt trên bắp 82

4.9.3. Số hạt trên hàng 83

4.9.4. Tỷ lệ hạt/bắp 84

4.9.5. Khối lượng 1000 hạt 84

4.9.6. Năng suất thực thu 85

5. Kết luận và ñề nghị 87

5.1. Kết luận 87

5.2. ðề nghị 88

Tài liệu tham khảo 89

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCC : Chiều cao cây

CCðB : CHIỀU CAO ðÓNG BẮP

CIMMYT : Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ quốc tế

CV% : HỆ SỐ BIẾN ðỘNG

ð/C : ðối chứng

K/C TP-PR : KHOẢNG CÁCH TUNG PHẤN - PHUN RÂU

LSD5% : Sự sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất ở mức 0,05

NSLT : NĂNG SUẤT LÝ THUYẾT

NSTT : Năng suất thực thu

TGST : THỜI GIAN SINH TRƯỞNG

UTL : Ưu thế lai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1. Dự báo nhu cầu ngô thế giới ñến năm 2020 8

2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới (1995 - 2007) 9

2.3. Một số nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới năm 2005 10

2.4. Diện tích cây trồng chuyển gen trên thế giới năm 2007 11

2.5. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai ñoạn 1975 - 2007 14

2.6. Tình hình sản xuất ngô ở Bắc Giang giai ñoạn 2000 - 2007 35

3.1. ðặc ñiểm các giống ngô tham gia thí nghiệm 37

4.1. Một số ñặc ñiểm thời tiết khí hậu vụ ðông 2007 và vụ Xuân

năm 2008 tại Bắc Giang 46

4.2. Các giai ñoạn sinh trưởng - phát triển của các giống ngô thí

nghiệm vụ ðông năm 2007 và vụ Xuân 2008 50

4.3. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm 57

4.4. ðộng thái tăng trưởng số lá của các giống ngô thí nghiệm

(lá/cây) 59

4.5. Chiều cao cây và chiều cao ñóng bắp của các giống ngô thí

nghiệm vụ ðông 2007 và vụ Xuân năm 2008 61

4.6. Các ñặc trưng hình thái bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ

ðông 2007 và vụ Xuân 2008 66

4.7. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm

vụ ðông 2007 và vụ Xuân năm 2008 69

4.8. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ ðông

2007 và vụ Xuân năm 2008 74

4.9. Tỷ lệ ñổ rễ và gãy thân của các giống ngô thí nghiệm vụ ðông

2007 và vụ Xuân năm 2008 78

4.10. Dạng hạt, mầu sắc hạt của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ

ðông năm 2007 và vụ Xuân năm 2008 79

4.11. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô

thí nghiệm vụ ðông năm 2007 81

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii

4.12. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô

thí nghiệm vụ Xuân năm 2008. 81

DANH MỤC ðỒ THỊ

STT Tên ñồ thị Trang

4.1. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô lai vụ ðông 2007 và vụ

Xuân 2008 51

4.2 a. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô vụ ðông

2007 58

4.2 b. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô vụ Xuân 2008 59

4.3 a. ðộng thái tăng trưởng số lá của các giống ngô vụ ðông 2007 60

4.3 b. ðộng thái tăng trưởng số lá của các giống ngô vụ Xuân 2008 61

4.4 a. Chiều cao cây và chiều cao ñóng bắp của các giống ngô thí

nghiệm Vụ ðông năm 2007 65

4.4 b. Chiều cao cây và chiều cao ñóng bắp của các giống ngô thí

nghiệm Vụ Xuân năm 2008. 65

4.5. Số lá trên cây của các giống ngô thí nghiệm vụ ðông 2007 và vụ

Xuân 2008 70

4.6. Năng suất thực thu của các giống ngô vụ ðông 2007 và vụ Xuân 2008 85

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài

Cây ngô cùng với lúa mỳ và lúa nước là ba cây ngũ cốc quan trọng nhất

trong nền sản xuất nông nghiệp thế giới nuôi sống loài người chúng ta. Với

vai trò làm lương thực cho người (17% tổng sản lượng), thức ăn chăn nuôi

(66%), nguyên liệu công nghiệp (5%) và xuất khẩu (hơn 10%), ngô ñã trở

thành cây trồng ñảm bảo an ninh lương thực, góp phần chuyển ñổi cơ cấu

nông nghiệp theo hướng từ trồng trọt sang chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu

cho công nghiệp và sản phẩm hàng hoá cho xuất khẩu ở nhiều nước trên

phạm vi thế giới (Ngô Hữu Tình, 2003) [27].

Trong những năm gần ñây, ngô còn ñược dùng làm cây thực phẩm có

giá trị kinh tế cao. Người ta ñã sử dụng bắp ngô non (ngô bao tử) làm rau ăn

cao cấp. Nghề trồng ngô rau ñóng hộp xuất khẩu phát triển mạnh ñem lại hiệu

quả kinh tế cao. ở nhiều nước ngô còn là hàng hoá xuất khẩu thu ngoại tệ, trên

thế giới hàng năm lượng ngô xuất khẩu khoảng 70 triệu tấn. ðó là nguồn thu

ngoại tệ lớn ở các nước như Mỹ, Achentina, Pháp...

Chính nhờ vai trò quan trọng ñó của cây ngô trong nền kinh tế thế giới

mà trong những năm gần ñây diện tích, năng suất và sản lượng ngô tăng lên

không ngừng. Sở dĩ có sự phát triển như vậy là do cây ngô có khả năng thích

ứng với ñiều kiện sinh thái rộng, có thể áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật về mặt

di truyền chọn giống, về kỹ thuật canh tác, về cơ giới hoá và bảo vệ thực vật...

vào sản xuất, ñặc biệt là những ứng dụng ưu thế lai trong quá trình chọn tạo

giống ngô. Ngô lai là một thành tựu nông nghiệp cực kỳ quan trọng trong nền

kinh tế nông nghiệp thế giới, nó ñã làm thay ñổi không những bức tranh cây

ngô trong quá khứ mà còn làm thay ñổi cả quan ñiểm của các nhà quy hoạch,

các nhà kỹ thuật và từng người dân.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2

Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực ñứng thứ hai sau cây lúa, nó ñược

trồng trên nhiều vùng sinh thái với nhiều thời vụ khác nhau, ñặc biệt trong

những ñiều kiện bất thuận, nó ñược coi là cây mầu chính trong sản xuất nông

nghiệp. Trong những năm qua cây ngô ñã ñược quan tâm cả về bề rộng lẫn

chiều sâu, có sự chuyển biến rõ rệt về diện tích, năng suất và sản lượng. ðặc

biệt là chương trình ngô lai ñược áp dụng vào sản xuất từ những năm ñầu của

thập kỷ 90. Ngô lai phát triển ở Việt Nam với tốc ñộ khá nhanh và vững chắc

ñưa nước ta ñứng trong hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến ở Châu

Á. Hiện nay phần lớn ngô ñược sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi chiếm

khoảng 80% sản lượng ngô. Một phần ngô ñược dùng làm lương thực và là

lương thực chính cho một số ñồng bào dân tộc thiểu số miền núi, ñặc biệt ở

nhũng vùng khó khăn, không có ñiều kiện trồng lúa nước hoặc những vùng có

tập quán sử dụng ngô lâu ñời. Nhu cầu sử dụng ngô ở nước ta rất lớn và ngày

càng tăng, theo tính toán của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn lượng

ngô cần trong tương lai là 6 - 8 triệu tấn vào năm 2010. Do vậy Nhà nước ta

ñã có chiến lược phát triển ngô trên phạm vi cả nước. ðối với vùng có ñiều

kiện thâm canh thì phát triển sản xuất ngô lai có tiềm năng năng suất cao. ðối

với vùng khó khăn thì phát triển sản xuất ngô thụ phấn tự do vừa ñạt năng

suất cao vừa ñem lại hiệu quả kinh tế.

Ngô là cây lương thực quan trong thứ hai sau cây lúa của nông dân

vùng Trung du và Miền núi phía Bắc nói chung và là cây lương thực chính

của ñồng bào dân tộc Miền núi cao nói riêng. Ở một số tỉnh như Hà Giang,

Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu... thì ngô dường như là cây trồng truyền thống

số một. Ngô dùng làm lương thực chủ yếu cho ñồng bào các dân tộc H’Mông,

Dao, Tày, Nùng... mặc dù sản lượng lúa ở vùng này cũng tăng lên ñáng kể

nhưng một lượng lớn ngô ở ñây vẫn ñược sử dụng làm lương thực và trong

chăn nuôi. Tuy nhiên sản xuất ngô ở vùng này còn gặp nhiều khó khăn do

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3

ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn. Sản xuất ngô chủ yếu trên ñất

ñồi, bãi vừa cao vừa dốc, ñất nghèo dinh dưỡng không chủ ñộng ñược nước

tưới, chủ yếu nhờ nước trời nên canh tác gặp nhiều khó khăn, ñồng thời người

dân chưa có ñiều kiện ñầu tư cao về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Nông dân vùng núi cao trồng ngô theo phương thức quảng canh, ñầu tư phân

bón và dựa vào chính phủ trợ giá hoặc cho vay, hơn nữa sản xuất ngô ở ñây

còn gặp nhiều khó khăn trong việc bảo quản, chế biến ngô thương phẩm. Vì

vậy muốn ñưa ñược nghề sản xuất ngô kịp các nước trong khu vực và ñạt

năng suất bình quân của thế giới, chúng ta cần không ngừng mở rộng diện

tích ngô lai một cách hợp lý và tăng cường ñầu tư thâm canh. Do ñó cần có

những giống ngô năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt, phù hợp với ñiều

kiện sinh thái của từng vùng. Quá trình khảo sát sẽ loại bỏ ñược những giống

không phù hợp với ñiều kiện bất thuận của ngoại cảnh, từ ñó giúp cho quá

trình ñánh giá và chọn tạo giống hiệu quả hơn.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi ñã tiến hành nghiên cứu ñề

tài : “So sánh một số giống ngô lai mới ở các vụ trồng khác nhau trên ñất

bạc mầu tỉnh Bắc Giang”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai trong

ñiều kiện vụ ðông năm 2007 và vụ Xuân năm 2008 tại Trung tâm Giống cây

trồng Bắc Giang.

- Tìm hiểu một số ñặc tính chống chịu của các giống ngô lai (chống

chịu sâu bệnh, chống ñổ, gẫy…).

- Xác ñịnh năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống

ngô tham gia thí nghiệm.

- Xác ñịnh một số giống ngô lai có triển vọng ñể giới thiệu cho sản xuất

ngô tại Bắc Giang.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài

Trong sản xuất nông nghiệp, giống ñóng vai trò hết sức quan trọng

trong việc nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng nói chung và cây ngô

nói riêng. Tuy nhiên với mỗi vùng sinh thái khác nhau thì khả năng phản ứng

của cây trồng cũng khác nhau. Do ñó ñể phát huy hiệu quả của mỗi giống cần

sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với ñiều kiện sinh thái, khí hậu, ñất ñai,

kinh tế - xã hội của từng vùng. Muốn có những giống ngô mới có năng suất

cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu với ñiều kiện ngoại cảnh nhanh

chóng và hiệu quả cần nghiên cứu lai tạo, chọn lọc một cách kỹ lưỡng, xác

ñịnh vùng thích nghi của các giống mới trước khi ñưa vào sản xuất ñại trà. Vì

vậy các giống ngô mới cần phải ñược ñưa vào khảo nghiệm ở các vùng sinh

thái khác nhau, ñể ñánh giá khách quan, chính xác, kịp thời nhằm ñưa ra các

giống ngô mới thích hợp cho từng vùng, từng ñịa phương và hệ thống luân

canh mới.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế ñã kéo theo sự phát

triển của các vùng sản xuất. Mục ñích sản xuất ngô hàng hoá với sản lượng

cao, quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu thị trường cần phải có những biện

pháp hữu hiệu như ñưa ra các giống ngô mới có nhiều ưu thế vào sản xuất

thay thế các giống ngô cũ năng suất thấp. Vì vậy cần phải ñánh giá một cách

khách quan, kịp thời có cơ sở khoa học về những giống mới ở các vùng khác

nhau nhằm ñánh giá tính khác biệt, ñộ ñồng nhất, ñộ ổn ñịnh, khả năng thích

ứng, khả năng chống chịu sâu bệnh và ñiều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng

như chất lượng và hiệu quả kinh tế của giống mới.

Xuất phát từ nhu cầu về giống ngô của tỉnh Bắc Giang, chúng tôi ñã

tiến hành ñề tài này ñể xác ñịnh ñược những giống ngô lai có triển vọng ñưa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5

vào sản xuất ñại trà, góp phần làm tăng năng suất và sản lượng ngô của tỉnh.

2.2. Cây ngô và tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế

Trên bình diện cả thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngô chủ

yếu ñược sử dụng cho các mục ñích sau:

2.2.1. Ngô làm lương thực cho người

Ngô là cây lương thực quan trọng góp phần nuôi sống gần 1/3 dân số

trên thế giới. Tất cả các nước trồng ngô ñều dùng ngô làm lương thực ở các

mức ñộ khác nhau, toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực

cho con người. Các nước Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi sử dụng ngô làm

lương thực chính. Các nước ðông Nam Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm

lương thực cho người, Tây Trung Phi 80%, Bắc Phi 42%, Tây Á 27%, ðông

Nam Á và Thái Bình Dương 39%, ðông Á 30%, Trung Mỹ và Caribe 61%...

Ở Việt Nam tỷ lệ ngô sử dụng làm lương thực chiếm 15 - 20%. Sở sĩ ngô vẫn

là cây lương thực quan trọng vì nó có thành phần dinh dưỡng cao hơn gạo

(Ngô Hữu Tình, 1997; Trần Hồng Uy, 1999) [23] [37].

2.2.2. Ngô làm thức ăn cho chăn nuôi

Có thể nói ngô là nguyên liệu lý tưởng ñể chế biến thức ăn cho gia súc,

ñặc biệt là thức ăn công nghiệp, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ

ngô. Ở các nước phát triển, phần lớn sản lượng ngô ñược dùng cho chăn nuôi:

Mỹ 76%, Bồ ðào Nha 91%, Italia 93%, Trung Quốc 76%, Thái Lan 96%...

(Ngô Hữu Tình, 2003) [27].

Ngoài việc cung cấp chất tinh, cây ngô còn ñược dùng làm thức ăn

xanh và ủ chua lý tưởng cho ñại gia súc, ñặc biệt là cho bò sữa. Khi ñời sống

của người dân phát triển thì nhu cầu thịt, trứng, sữa và các sản phẩm chăn

nuôi khác ngày càng tăng do ñó ñòi hỏi sản lượng ngô ngày càng lớn. Ở Việt

Nam hơn 70% sản lượng ngô ñược dùng cho mục ñích chăn nuôi.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!