Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình
PREMIUM
Số trang
230
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1015

Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------

LÝ THỊ MINH HẰNG

KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA PHỤ NỮ

TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội -2014

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------

LÝ THỊ MINH HẰNG

KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA PHỤ NỮ

TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành

Mã số: 62.31.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. HOÀNG ANH

Người hướng dẫn khoa học 2: TS. LÊ VĂN HẢO

Hà Nội -2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả số liệu và kết

quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì một

công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2014

Tác giả

Lý Thị Minh Hằng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA

PHỤ NỮ TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ............... 6

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu

tranh chống bạo lực gia đình............................................................................. 6

1.2. Một số vấn đề lý luận về khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh

chống bạo lực gia đình. ................................................................................... 27

Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 62

2.1. Tổ chức nghiên cứu.................................................................................. 62

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận.............................................................. 70

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn .......................................................... 70

2.4. Phƣơng pháp xử lý tài liệu ....................................................................... 73

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ

CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH....... 77

3.1. Thực trạng bạo lực gia đình của khách thể nghiên cứu .............................. 77

3.2. Thực trạng khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia

đình.................................................................................................................. 83

3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh

chống bạo lực gia đình .................................................................................. 115

3.4. Một số trƣờng hợp điển hình................................................................. 128

3.5. Một số biện pháp tác động tâm lý nhằm khắc phục khó khăn tâm lý cho

phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình ............................................ 135

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 143

1. Kết luận ..................................................................................................... 143

2. Kiến nghị................................................................................................... 144

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLGĐ : Bạo lực gia đình

CLB : Câu lạc bộ

CSAGA : Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học

về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên.

ĐTB : Điểm trung bình

ĐLC : Độ lệch chuẩn

HB : Hòa Bình

HN : Hà Nam

HV : Hành vi

HY : Hƣng Yên

HPN : Hội phụ nữ

KKTL : Khó khăn tâm lý

NT : Nhận thức

TĐ : Thái độ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu................................................................65

Bảng 2.2. Các nhóm điểm của thang đo trong bảng hỏi...........................................73

Bảng 3.1. Tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực tinh thần..............................................................80

Bảng 3.2. Tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực thể chất ...............................................................81

Bảng 3.3. Tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực tình dục...............................................................82

Bảng 3.4. Tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực kinh tế.................................................................83

Bảng 3.5. Tỷ lệ các nhóm phụ nữ bị các hình thức bạo lực gia đình khác nhau ......84

Bảng 3.6. Nhận thức không đúng vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình đối với

việc đấu tranh chống bạo lực gia đình.....................................................86

Bảng 3.7. Nhận thức không đúng về hành vi bạo lực gia đình.................................89

Bảng 3.8. Thái độ tiêu cực đối với bản thân trong đấu tranh chống bạo lực gia đình... 92

Bảng 3.9. Thái độ từ bỏ đấu tranh chống bạo lực gia đình với mong muốn giữ gìn

sự ổn định của gia đình............................................................................94

Bảng 3.10. Thái độ thiếu tin tƣởng vào sự giúp đỡ của ngƣời thân và cộng đồng

trong đấu tranh chống bạo lực gia đình ...................................................96

Bảng 3.11. Hành vi của phụ nữ trong mối quan hệ với ngƣời xung quanh............100

Bảng 3.12. Hành vi giải quyết vấn đề bạo lực gia đình của phụ nữ .......................102

Bảng 3.13. Đánh giá mức độ khó khăn tâm lý của phụ nữ (tính theo %)...............108

Bảng 3.14. Sự khác biệt giữa các nhóm phụ nữ bị các hình thức bạo lực gia đình

khác nhau...............................................................................................110

Bảng 3.15. Sự khác biệt giữa các mặt biểu hiện khó khăn tâm lý của phụ nữ tham

gia và không tham gia Câu lạc bộ “Cùng chia sẻ” ................................114

Bảng 3.16. Sự khác biệt về khó khăn tâm lý của phụ nữ thuộc các địa bàn khác

nhau .............................................................................................. 114

Bảng 3.17. Những khác biệt khó khăn về nhận thức trong đấu tranh chống bạo lực

gia đình ..................................................................................................115

Bảng 3.18. Những khác biệt khó khăn về thái độ trong đấu tranh chống bạo lực gia

đình ........................................................................................................116

Bảng 3.19. Những khác biệt khó khăn về hành vi trong đấu tranh chống bạo lực gia

đình ........................................................................................................117

Bảng 3.20. Tỷ lệ phụ nữ chứng kiến bạo lực gia đình khi còn nhỏ ........................119

Bảng 3.21. Mức độ hài lòng về cuộc sống..............................................................121

Bảng 3.22. Sự hỗ trợ của ngƣời thân và cộng đồng đối với phụ nữ .......................123

Bảng 3.23. Tỷ lệ số con của phụ nữ tham gia khảo sát...........................................126

Bảng 3.24. Dự báo thay đổi về khó khăn tâm lý từ thay đổi trong nhóm yếu tố chủ

quan........................................................................................................128

Bảng 3.25. Dự báo thay đổi về khó khăn tâm lý từ thay đổi trong nhóm yếu tố

khách quan.............................................................................................129

Bảng 3.26. Cụm các yếu tố dự báo mức độ khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu

tranh chống bạo lực gia đình .................................................................131

DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ - BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Nhận diện các giai đoạn trong chu kỳ bạo lực..........................................35

Hình 1.2. Mô hình rào cản đối với phụ nữ ...............................................................53

Hình 1.3. Mô hình rào cản tìm kiếm sự giúp đỡ (MBHS)........................................56

Đồ thị 2.1. Phân bố điểm khó khăn tâm lý về nhận thức của phụ nữ trong đấu tranh

chống bạo lực gia đình ..............................................................................................71

Đồ thị 2.2a. Phân bố điểm khó khăn tâm lý về thái độ của phụ nữ trong đấu tranh

chống bạo lực gia đình ..............................................................................................71

Đồ thị 2.2b. Phân bố điểm về khó khăn tâm lý trong thái độ (sau khi đã xử lý)........... 72

Đồ thị 2.3. Phân bố điểm khó khăn tâm lý về hành vi của phụ nữ trong đấu tranh

chống bạo lực gia đình ..............................................................................................72

Đồ thị 2.4. Phân bố điểm khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực

gia đình......................................................................................................................73

Biểu đồ 3.1. Nguồn hỗ trợ đƣợc phụ nữ bị bạo lực gia đình tìm kiếm.....................98

Biểu đồ 3.2. Đánh giá mức độ khó khăn tâm lý của phụ nữ ..................................108

Hình 3.1. Tƣơng quan giữa các mặt khó khăn tâm lý.............................................106

Hình 3.2. Tƣơng quan giữa các biểu hiện trong từng mặt khó khăn tâm lý ...........106

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là vấn đề có tính chất toàn cầu. Hàng năm,

trên thế giới có khoảng 20-50% phụ nữ bị bạo lực về thể chất do bạn tình hoặc

thành viên gia đình gây ra[86]. Trƣớc năm 1993, phần lớn các Chính phủ coi bạo

lực gia đình là vấn đề riêng tƣ của mỗi cá nhân. Hiện nay, thông qua các diễn đàn

quốc tế và khu vực cho sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, bạo lực gia đình đã

đƣợc nhìn nhận nhƣ một trở ngại cho sự phát triển và là sự vi phạm không thể chấp

nhận đƣợc đối với nhân phẩm con ngƣời[41].

Giống nhƣ nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng phải đối mặt

với vấn đề bạo lực gia đình. Những năm qua, tình trạng bạo lực gia đình đã diễn ra

khá phổ biến ở mọi tầng lớp nhân dân và đã có mặt ở hầu hết các vùng khác nhau

trên đất nƣớc. Kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở

Việt Nam (2010) cho thấy: Tỉ lệ bị bạo lực thể xác do ngƣời chồng gây ra cho phụ

nữ từng kết hôn chiếm 32%, bạo lực tinh thần là 54% và bạo lực tình dục là

10%[50]. Bạo lực gia đình đã tƣớc đi của ngƣời phụ nữ sức khoẻ, tình thƣơng yêu,

lòng tự tôn, làm gia đình tan nát. Không chỉ làm kiệt quệ kinh tế gia đình, bạo lực

gia đình còn gây thiệt hại cho cộng đồng, xã hội, đất nƣớc ở nhiều mức độ khác

nhau. Nó làm giảm khả năng sản xuất của ngƣời phụ nữ trong gia đình và cộng

đồng, làm suy giảm nguồn lực từ các dịch vụ xã hội, làm giảm khả năng học tập và

giáo dục toàn diện, khả năng vận động và sáng tạo của phụ nữ, con cái và cả ngƣời

gây ra bạo lực.

Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc ta hiện nay, cùng

với việc phát triển kinh tế, cải cách hành chính, giảm nghèo, thực hiện các chính

sách về công bằng xã hội, Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến việc giải quyết

nạn bạo lực gia đình. Việt Nam đã chứng tỏ cam kết của mình đối với vấn đề chấm

dứt bạo lực đối với phụ nữ thông qua việc phê chuẩn một số Hiệp định quốc tế cơ

bản về quyền con ngƣời. Những cam kết này đã tạo cơ sở tiền đề cho việc xây dựng

các khung pháp lý và chính sách quốc gia nhằm giải quyết bạo lực đối với phụ nữ

tại Việt Nam. Năm 2006, Luật bình đẳng giới ra đời và tiếp theo là Luật Phòng,

Chống bạo lực gia đình đƣợc Quốc hội thông qua năm 2007. Mặc dù Việt Nam đã

2

thể hiện cam kết cao trong việc xây dựng Luật và các chính sách đối phó với bạo

lực gia đình nhƣng vẫn tồn tại khoảng trống giữa lý thuyết và thực tế triển khai.

Xã hội văn minh ngày càng giải phóng ngƣời phụ nữ, công nhận quyền của

ngƣời phụ nữ nhƣng trong khá nhiều gia đình, bạo lực với ngƣời phụ nữ vẫn chƣa

chấm dứt. Để xây dựng một nền văn hóa mới, đạo đức mới, công bằng và dân chủ, tự

chủ và văn minh thì phải đấu tranh chống lại bạo lực gia đình. Tiếc rằng, phần lớn

những phụ nữ bị bạo lực thƣờng không dám đối diện với vấn đề này. Họ vẫn thƣờng

dấu kín, e ngại bày tỏ, không dám tìm kiếm sự trợ giúp. Họ cố gắng chịu đựng với

mong muốn có đƣợc sự bình yên trở lại trong gia đình. Chính vì vậy mà hậu quả của

bạo lực thƣờng rất nghiêm trọng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự thiếu

hiểu biết của ngƣời phụ nữ cũng nhƣ thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng trong phòng

chống bạo lực gia đình. Vì vậy, cần thiết phải thay đổi nhận thức và thái độ của xã

hội từ quan niệm cho rằng bạo lực gia đình là chuyện riêng tƣ, chuyện nội bộ trong

mỗi nhà sang nhìn nhận bạo lực gia đình là một sự vi phạm quyền con ngƣời và ảnh

hƣởng nghiêm trọng đến nhân phẩm con ngƣời.

Trong tiến trình chung của công cuộc phòng chống bạo lực gia đình, mỗi cá

nhân, cơ quan, tổ chức cần có những nỗ lực trong hoạt động của mình để góp phần

cải thiện tình trạng này. Đặc biệt, cần xây dựng một cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết

vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam. Thông tin và những dữ liệu từ các ban ngành

liên quan có thể tạo nên một cơ sở bằng chứng vững chắc cho việc xây dựng các

hoạt động nâng cao nhận thức, vận động chính sách, phát triển chƣơng trình, can

thiệp và theo dõi, đánh giá công tác phòng chống bạo lực gia đình.

Trƣớc đòi hỏi này, nghiên cứu ứng dụng rất có giá trị để giải quyết các vấn đề

đang đặt ra cho khoa học và thực tiễn. Thời gian qua, nghiên cứu Xã hội học đã có

nhiều đóng góp trong công tác Phòng, chống bạo lực gia đình. Kết quả nghiên cứu đã

chỉ ra thực trạng mức độ, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình. Tuy nhiên,

để giảm thiểu và chấm dứt hành vi bạo lực, vấn đề cốt lõi là cần phát hiện và chỉ rõ

nguyên do của những khó khăn tâm lý mà phụ nữ đang gặp phải. Vì vậy, việc nghiên

cứu đề tài: “Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình ”

là rất cần thiết.

3

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Phát hiện những khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia

đình và những yếu tố tác động đến khó khăn tâm lý này. Trên cơ sở đó, đề xuất một

số biện pháp giúp phụ nữ khắc phục những khó khăn tâm lý đã đƣợc xác định.

3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Biểu hiện và mức độ khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia

đình.

4. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Khảo sát bằng bảng hỏi 150 phụ nữ và phỏng vấn sâu 30 phụ nữ. Bên cạnh đó,

chúng tôi còn trƣng cầu ý kiến của 5 chuyên gia Tâm lý học, 8 cán bộ hoạt động

trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, 12 cán bộ quản lý xã, thôn...(Hội phụ

nữ, Hội nông dân, Trƣởng thôn...).

5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

5.1. Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình biểu

hiện trên cả ba mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi, trong đó khó khăn về thái độ

trong đấu tranh chống bạo lực gia đình đƣợc thể hiện rõ nét nhất.

5.2. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh

chống bạo lực gia đình nhƣ: Chứng kiến bạo lực gia đình khi còn nhỏ, trình độ học

vấn, mức độ hài lòng về cuộc sống, sự hỗ trợ của cộng đồng…trong đó sự hỗ trợ của

cộng đồng có ảnh hƣởng nhiều nhất đến các mặt biểu hiện của khó khăn tâm lý.

5.3. Xây dựng niềm tin- Nâng cao nhận thức – Tạo sức mạnh hành động tích

cực cho phụ nữ sẽ giúp họ hạn chế và khắc phục những khó khăn tâm lý trong đấu

tranh chống bạo lực gia đình.

6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

6.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu

tranh chống bạo lực gia đình. Cụ thể: Làm rõ khái niệm công cụ: “Khó khăn tâm

lý”, “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ", “Đấu tranh chống bạo lực gia đình”, “Khó

khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình”; Xác định biểu hiện

khó khăn tâm lý, tiêu chí đo và yếu tố tác động đến khó khăn tâm lý đƣợc nghiên

cứu.

6.2. Làm rõ thực trạng khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực

gia đình, các yếu tố ảnh hƣởng đến khó khăn tâm lý và mối tƣơng quan giữa chúng.

4

6.3. Đề xuất một số biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu

tranh chống bạo lực gia đình.

7. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu bạo lực của chồng đối với phụ nữ.

Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình đƣợc

xem xét ở các mặt biểu hiện về nhận thức, thái độ và hành vi.

Luận án chỉ đề xuất một số biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý của phụ nữ

trong đấu tranh chống bạo lực gia đình mà không tiến hành thực nghiệm.

7.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên nhóm khách thể là phụ nữ bị bạo lực.

7.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại 6 xã thuộc 3 tỉnh phía Bắc:

- Xã Liêm Cần và Liêm Phong thuộc huyện Thanh Liêm- Hà Nam

- Xã Phạm Ngũ Lão và Song Mai thuộc huyện Kim Động - Hƣng Yên

- Xã Mƣờng Khến và Thanh Hối thuộc huyện Tân Lạc- Hoà Bình

8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

8.1. Những nguyên tắc phương pháp luận

- Tiếp cận hoạt động: Thông qua hoạt động, những đặc điểm tâm lý của cá

nhân hay của nhóm sẽ đƣợc hình thành, biểu hiện và phát triển một cách rõ ràng

nhất. Vì thế, những khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia

đình đƣợc chúng tôi tiến hành nghiên cứu thông qua hoạt động thực tiễn của phụ

nữ. Cách tiếp cận này nhằm nghiên cứu các mặt biểu hiện về nhận thức, thái độ và

hành vi của khó khăn tâm lý trong đấu tranh chống bạo lực gia đình của phụ nữ.

- Tiếp cận hệ thống: Cần phải xem xét, nghiên cứu các chuẩn mực văn hóa

của dân tộc (lối sống, hệ thống giá trị truyền thống,…), coi đây là những chuẩn

mực chủ chốt trong quá trình xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến khó khăn tâm

lý. Đồng thời, việc nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ phải đứng trên

quan điểm bình đẳng giới, trong đó cần quan tâm đến quyền của phụ nữ. Cần xác

định khó khăn khiến bên có quyền (phụ nữ) không thực hiện đƣợc quyền của mình,

đồng thời xác định khó khăn khiến bên có trách nhiệm (các cơ quan, ban ngành, đoàn

thể...) không hoàn thành nghĩa vụ của mình. Cách tiếp cận này nhằm xem xét các yếu

5

tố ảnh hƣởng đến khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình

và đề xuất những biện pháp tâm lý nhằm giảm thiểu khó khăn tâm lý đó.

8.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

8.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

8.2.2. Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi

8.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

8.2.4. Phƣơng pháp quan sát

8.2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình (case study)

8.2.6. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia

8.2.7. Phƣơng pháp thống kê toán học

9. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình là một

chủ đề khó nghiên cứu về cả nội dung cũng nhƣ phƣơng pháp thực hiện. Cho đến

nay, ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, đặc biệt

dƣới góc độ Tâm lý học.

9.1. Đóng góp về mặt lý luận

Luận án đã xây dựng đƣợc khái niệm khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu

tranh chống bạo lực gia đình, chỉ ra đƣợc các biểu hiện cụ thể của khó khăn tâm lý

về nhận thức, thái độ và hành vi, tiêu chí đánh giá khó khăn tâm lý và một số yếu tố

tác động đến khó khăn tâm lý đƣợc nghiên cứu. Những nét mới này góp phần làm

sáng tỏ hơn lý luận về khó khăn tâm lý nói chung và của ngƣời phụ nữ nói riêng

trong đấu tranh chống bạo lực gia đình.

9.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

Luận án đã mô tả đƣợc bức tranh khó khăn tâm lý trên các mặt nhận thức,

thái độ và hành vi của ngƣời phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình và thực

trạng một số yếu tố tác động đến khó khăn tâm lý này. Trên cơ sở đó, một số biện

pháp tác động tâm lý: Xây dựng niềm tin- Nâng cao nhận thức- Tạo sức mạnh hành

đồng cho phụ nữ đƣợc xác định là có hiệu quả trong giảm bớt khó khăn tâm lý.

Những kết quả mới này có thể góp phần vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối

với phụ nữ hiện nay.

6

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KHÓ KHĂN TÂM LÝ

CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA PHỤ

NỮ TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Theo nhiều nghiên cứu, loại hình bạo lực gia đình phổ biến nhất là bạo lực

đối với phụ nữ mà thủ phạm là chồng hay bạn tình gây ra. Dạng bạo lực này có thể

xảy ra ở những cặp đã kết hôn hoặc chƣa kết hôn, những cặp đồng tính, những cặp

đã ly thân hoặc ly dị. Vì thế, trong nhiều tài liệu nghiên cứu, bạo lực gia đình đối

với phụ nữ còn đƣợc gọi là bạo lực trong mối quan hệ thân thiết (IPV).

1.1.1. Những nghiên cứu khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống

bạo lực gia đình ở nƣớc ngoài

1.1.1.1. Những nghiên cứu về bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là hiện tƣợng xảy ra ở mọi quốc gia trên

thế giới, là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng và nhân quyền cơ bản. Nó có thể ảnh

hƣởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của ngƣời phụ nữ. Từ những thập niên

80 của thế kỷ XX, các nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tăng nhanh

ở cả những nƣớc có thu nhập cao và thu nhập thấp cho thấy tính nghiêm trọng và

quy mô của vấn đề này [110].

Số liệu báo cáo từ nhiều quốc gia cho thấy bạo lực gia đình đối với phụ nữ

chiếm một tỉ lệ tƣơng đối cao. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), ở

hầu hết các nƣớc phƣơng Tây, khoảng ¼ phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực gia đình

dƣới nhiều hình thức khác nhau: Bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần và bạo lực tình

dục[115].

Dạng bạo lực đƣợc nghiên cứu phổ biến nhất là bạo lực thể chất. Kết quả

nghiên cứu thực hiện ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới trong khoảng 10 năm từ

1994 đến 2005 cho thấy có khoảng 10->70% phụ nữ đang phải gánh chịu hình thức

bạo lực này. Cụ thể trong báo cáo của Hesei (1994) về kết quả nghiên cứu từ 35

nƣớc đã chứng minh rằng có khoảng từ 20-> 50% phụ nữ các nƣớc này bị chồng

đánh đập [86]. Tiếp đó là nghiên cứu điều tra dựa trên số dân ở 48 nƣớc trên thế

7

giới về các yếu tố nguy cơ về bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã chỉ ra 10-69% phụ

nữ cho biết họ đã trải qua một số bạo lực thân thể bởi một ngƣời bạn tình của họ

trong đời[53]. Gần đây nhất, nghiên cứu đa quốc gia của Tổ chức Y tế thế giới

(2005) về bạo lực đối với phụ nữ đƣợc tiến hành ở 11 quốc gia cho biết 13-61% phụ

nữ bị bạo lực thể chất bởi một ngƣời bạn tình.[115]

Dạng bạo lực thể chất có liên quan chặt chẽ với bạo lực tình dục. Theo một số nhà

nghiên cứu, bạo lực tình dục là hiện tƣợng ngƣời vợ bị chồng ép buộc trong sinh

hoạt tình dục, đặc biệt khi ngƣời chồng trở về nhà trong cơn say rƣợu. Ở Mỹ,

khoảng 10-14% phụ nữ bị buộc phải sinh hoạt tình dục với chồng khi họ không

mong muốn và trong số những ngƣời bị chồng đánh có ít nhất 40% ngƣời bị ép

buộc trong quan hệ tình dục. Tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực cả về thể chất và tình dục

chiếm từ 30-50%. Nghiên cứu định tính về “Quá trình ra quyết định về nạo phá thai

của phụ nữ có chồng” ở hai làng thuộc bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) cho thấy 68%

những ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời họ bị chồng ép buộc phải sinh hoạt tình dục lúc

họ không muốn, nếu từ chối họ có thể bị đánh.[32]

Ở hầu hết các nƣớc, nghiên cứu về phạm vi và sự ảnh hƣởng của bạo lực tinh

thần đối với phụ nữ còn rất ít. Mặc dù vậy, theo kết quả nghiên cứu của Silke Meyer

(2010), phụ nữ bị bạo lực tinh thần chiếm tỉ lệ khá cao từ 40-75% [97, tr.244]. Các

biểu hiện của loại bạo lực này đƣợc Catherine So-kum Tang mô tả trong nghiên cứu

về “Bạo lực tinh thần đối với phụ nữ Trung quốc” bao gồm các hành vi đe doạ,

kiểm soát, ghen tuông, cô lập…[67]. So sánh tỉ lệ phụ nữ bị các dạng bạo lực khác

nhau thông qua báo cáo từ các nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy, bạo lực tinh

thần xảy ra phổ biến nhất.

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới về “Bình đẳng giới và phát triển”

(2012), mức độ bạo lực gia đình giữa các quốc gia có những khác biệt rất lớn và

không có quan hệ rõ ràng với thu nhập, trong khi phạm vi bạo lực có xu hƣớng gia

tăng cùng suy thoái kinh tế -xã hội, bạo lực không phân biệt ranh giới. Tại một số

quốc gia có thu nhập trung bình, chẳng hạn nhƣ Braxin và Secbia có tới 25% phụ

nữ bị bạn đời hoặc ngƣời thân bạo lực thể chất. Tại Peru, gần 50% phụ nữ là nạn

nhân của bạo lực thể chất trong suốt cuộc đời. Theo báo cáo ở Etiopia, 54% phụ nữ

bị ngƣời thân lạm dụng thể chất hoặc tình dục trong vòng 12 tháng qua.[36, tr21]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!