Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh lớp 8, 9 trường Trung học cơ sở Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Xuân Mai
KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP
VỚI BẠN BÈ CỦA HỌC SINH LỚP 8, 9
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆP HÒA,
HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
TP. Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Xuân Mai
KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP
VỚI BẠN BÈ CỦA HỌC SINH LỚP 8, 9
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆP HÒA,
HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số : 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ MINH HÀ
TP. Hồ Chí Minh – 2012
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý thầy, cô
Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám
hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 8, 9 trường trung học cơ sở
Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An trong thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn:
Tiến sĩ Lê Thị Minh Hà đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu....................................... 2
4. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3
6. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 3
8. Đóng góp của đề tài.................................................................................. 8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................... 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................... 9
1.1.1. Ở ngoài nước .................................................................................. 9
1.1.2. Ở trong nước.................................................................................. 11
1.2. Một số khái niệm................................................................................. 14
1.2.1. Khái niệm giao tiếp........................................................................ 14
1.2.2. Khó khăn tâm lý............................................................................. 25
1.2.3. Khó khăn tâm lý trong giao tiếp ................................................... 26
1.3. Đặc điểm phát triển nhân cách thiếu niên ........................................... 29
1.3.1. Những điều kiện phát triển nhân cách của thiếu niên .................. 29
1.3.1.1. Khủng hoảng ở lứa tuổi thiếu niên ........................................ 29
1.3.1.2. Đặc điểm phát triển sinh lý thể chất ...................................... 33
1.3.1.3. Sự thay đổi điều kiện sống..................................................... 34
1.3.2. Đặc điểm phát triển nhân cách thiếu niên .................................... 36
1.3.2.1. Nhu cầu tự ý thức, tự khẳng định của thiếu niên................... 36
1.3.2.2. Đặc điểm phát triển xúc cảm - tình cảm của thiếu niên ........ 37
1.4. Lý luận về khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của thiếu niên 42
1.4.1. Khó khăn nhận thức....................................................................... 43
1.4.2. Khó khăn cảm xúc ......................................................................... 44
1.4.3. Khó khăn ứng xử ........................................................................... 45
1.5. Những nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè
ở lứa tuổi thiếu niên ............................................................................ 45
1.5.1. Những nguyên nhân chủ quan....................................................... 45
1.5.1.1. Nguyên nhân sinh lý và thể chất............................................. 45
1.5.1.2. Gen di truyền........................................................................... 46
1.5.1.3. Nguyên nhân tâm lý................................................................ 46
1.5.2. Những nguyên nhân khách quan ................................................... 47
1.5.2.1. Gia đình................................................................................... 47
1.5.2.2. Nhà trường .............................................................................. 48
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 49
Chương 2. THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP
VỚI BẠN BÈ CỦA HỌC SINH LỚP 8, 9 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ HIỆP HÒA, HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN.......................... 50
2.1. Thực trạng KKTL trong GT với bạn bè của học sinh lớp 8, 9 trường
THCS Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An............................... 50
2.1.1. Mức độ KKTL trong GT với bạn bè biểu hiện ở mặt nhận thức....... 50
2.1.2. Mức độ KKTL trong GT biểu hiện ở mặt cảm xúc...................... 54
2.1.3. Mức độ KKTL trong GT với bạn biểu hiện ở mặt ứng xử........... 59
2.1.4. So sánh mức độ KKTL trong GT với bạn theo các nhóm khó khăn... 62
2.1.5. Cách giải quyết KKTL trong GT với bạn của HS trường THCS
Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.................................... 63
2.1.6. Mức độ hài lòng của HS lớp 8, 9 trường THCS Hiệp Hòa, huyện
Đức Hòa, tỉnh Long An trong các mối quan hệ với bạn............... 68
2.2. Nguyên nhân gây ra KKTL trong GT của HS trường THCS Hiệp Hòa,
huyện Đức Hòa, tỉnh Long An............................................................ 70
2.3. Một số biện pháp giúp học sinh vượt qua khó khăn tâm lý trong giao
tiếp với bạn bè..................................................................................... 71
2.3.1. Một số biện pháp khắc phục khó khăn nhận thức ........................ 71
2.3.2. Một số biện pháp khắc phục khó khăn cảm xúc........................... 73
2.3.3. Một số biện pháp khắc phục khó khăn ứng xử............................. 75
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.......................................................................... 77
1. Kết luận................................................................................................... 77
2. Kiến nghị ................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
Phụ lục 1. Phiếu thăm dò ý kiến
Phụ lục 2. Phiếu trưng cầu ý kiến
Phụ lục 3. Phiếu phỏng vấn sâu học sinh
Phụ lục 4. Phiếu phỏng vấn sâu giáo viên
Phụ lục 5. Phiếu phỏng vấn sâu phụ huynh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT
1 Độ lệch chuẩn ĐLC
2 Giao tiếp GT
3 Học sinh HS
4 Khó khăn tâm lý KKTL
5 Kiểm nghiệm KN
6 Trung bình TB
7 Trung học cơ sở THCS
8 Tần số TS
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mức độ KKTL trong GT với bạn biểu hiện ở mặt nhận thức .... 50
Bảng 2.2. So sánh mức độ KKTL trong GT với bạn biểu hiện ở mặt
nhận thức theo các tiêu chí ......................................................... 52
Bảng 2.3. Mức độ KKTL trong GT với bạn biểu hiện ở mặt cảm xúc....... 55
Bảng 2.4. So sánh mức độ KKTL trong GT với bạn biểu hiện ở mặt
cảm xúc theo các tiêu chí............................................................ 57
Bảng 2.5. Mức độ KKTL trong GT với bạn biểu hiện ở mặt ứng xử........ 59
Bảng 2.6. So sánh mức độ KKTL trong GT với bạn thể hiện ở mặt ứng
xử theo các tiêu chí ..................................................................... 61
Bảng 2.7. So sánh mức độ KKTL trong GT với bạn theo các nhóm
khó khăn...................................................................................... 62
Bảng 2.8. Cách giải quyết KKTL trong GT với bạn của học sinh.............. 63
Bảng 2.9. Cách giải quyết KKTL trong GT với bạn ở hai nhóm giới tính. 65
Bảng 2.10. Kết quả về sự khác biệt trung bình giữa hai nhóm giới tính ...... 66
Bảng 2.11. Sự khác biệt trong cách giải quyết khó khăn ở hai khối lớp ...... 67
Bảng 2.12. Kết quả về sự khác biệt trung bình giữa hai khối lớp................. 67
Bảng 2.13. Sự hài lòng của học sinh trong các mối quan hệ bạn bè............. 68
Bảng 2.14. Nguyên nhân gây ra KKTL trong GT của học sinh ................... 70
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là điều kiện quan trọng của sự hình thành và phát triển tâm lý
con người, đồng thời là điều kiện tất yếu của sự tồn tại con người và loài
người. Không có giao tiếp, con người không thể trở thành một thực thể xã hội.
Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người. Trong cuộc sống, chúng ta có
nhu cầu chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm với những người xung
quanh, lắng nghe, hiểu và đồng cảm với những khó khăn của họ. Tuy nhiên,
trong thực tế, không phải lúc nào giao tiếp của chúng ta cũng gặp thuận lợi
mà sẽ có những khó khăn nhất định. Những khó khăn này làm giảm hiệu quả
giao tiếp, đôi khi gây ra những hậu quả nặng nề về mặt tâm lý. Do vậy, việc
nghiên cứu những khó khăn trong giao tiếp là một vấn đề cần được quan tâm.
Tuổi thiếu niên là quãng đời diễn ra nhiều “biến cố” đặc biệt. Đây là giai
đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Trẻ ở lứa tuổi này có những biến
động mạnh mẽ về mặt tâm sinh lý. Đó là quá trình phát dục (dậy thì), sự phát
triển của tự ý thức, sự hình thành kiểu quan hệ mới,… Trong sự phát triển đó,
thiếu niên gặp không ít khó khăn tâm lý. Do vậy, việc tìm hiểu những khó
khăn tâm lý ở lứa tuổi thiếu niên là một việc làm rất có ý nghĩa nhằm giúp các
em vượt qua những trở ngại đó, hướng đến một sự phát triển tích cực.
Song song đó, giao tiếp bạn bè và sự phát triển tình bạn ở tuổi thiếu niên
càng có ý nghĩa quan trọng. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm lý
của trẻ. Tình bạn ở lứa tuổi này có những sắc thái mới so với lứa tuổi trước do
những thay đổi mạnh mẽ về mặt tâm sinh lý. Những thay đổi này một mặt
giúp cho sự hình thành những cấu trúc tâm lý mới ở thiếu niên, mặt khác nó
cũng gây ra không ít khó khăn tâm lý.
2
Ở học sinh lớp 8, 9, đặc điểm phát triển tâm sinh lý, nhất là đặc điểm
phát triển của tự ý thức, khát vọng độc lập, tự khẳng định, xu hướng vươn lên
làm người lớn và nhu cầu mở rộng giao lưu với bạn, nhóm bạn diễn ra ngày
càng rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Song song với sự phát triển đó, xuất phát từ
những yếu tố chủ quan và khách quan, học sinh lớp 8, 9 gặp nhiều khó khăn
tâm lý trong giao tiếp với bạn. Thực tế cũng cho thấy, các vấn đề khó khăn
trong giao tiếp với bạn thường rơi vào học sinh lớp 8, 9, các mức độ khó khăn
ở các em cũng có phần cao hơn so với các em khác trong độ tuổi thiếu niên.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số khó khăn tâm lý
trong giao tiếp với bạn bè của học sinh lớp 8, 9 trường Trung học cơ sở Hiệp
Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn của học sinh
lớp 8, 9 trường trung học cơ sở Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh lớp
8, 9 trường THCS Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
3.2. Khách thể nghiên cứu
247 học sinh lớp 8, 9 trường Trung học cơ sở Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa,
tỉnh Long An.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Học sinh lớp 8, 9 trường THCS Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long
An gặp một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè.
- Mức độ khó khăn tâm lý trong giao tiếp biểu hiện ở mặt cảm xúc là cao
nhất.