Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Sĩ quan Lục quân 2
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Vân
KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN NĂM THỨ NHẤT
TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Vân
KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN NĂM THỨ NHẤT
TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số : 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn này do chính bản thân tác giả thực hiện, số liệu luận văn
trung thực do tác giả khảo sát các học viên năm thứ nhất và giảng viên, cán bộ quản lý học
viên năm thứ nhất Trường SQLQ2 năm học 2012 -2013. Đề tài chưa từng được công bố
dưới mọi hình thức. Người cam đoan xin chịu mọi trách nhiệm theo quy định của Phòng
Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí minh nếu vi phạm lời cam đoan
trên.
Tp. Hồ Chí Minh, 25 tháng 11 năm 2013
Tác giả
NGUYỄN THỊ VÂN
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
* Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh;
* Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh;
* Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh;
* Các Thầy Cô giáo Phòng sau đại học và Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh;
* Ban Giám hiệu, Lãnh đạo, Chỉ huy các đơn vị trực thuộc Trường SQLQ2 (Trường
Đại học Nguyễn Huệ);
* Các Thầy Cô giáo, Cán bộ quản lý và các học viên năm thứ nhất năm học 2012-2013
Trường SQLQ2;
* PGS.TS. Đoàn Văn Điều, người hướng dẫn khoa học;
* Đại tá, PGS.TS. Vũ Thanh Hiệp, Phó Trưởng phòng Khoa học Quân sự, Trường
SQLQ2;
* Bố, Mẹ, Chồng, con trai, anh chị em trong gia đình;
* Tất cả bạn bè, đồng nghiệp; các bạn học viên lớp Cao học Tâm lý học K22;
Đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên, khuyến khích tác giả
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này cũng như con đường phát
triển tri thức của tác giả.
.
Tp, Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Tác giả
NGUYỄN THỊ VÂN
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... 5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................8
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..............................................................................8
5. Giả thuyết khoa học........................................................................................................8
6. Giới hạn của đề tài..........................................................................................................8
7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP...................................................................................................... 11
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................11
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài...........................................................................11
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ...........................................................................15
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu........................................................................21
1.2.1. Khó khăn ...............................................................................................................21
1.2.2. Khó khăn tâm lý ....................................................................................................22
1.2.3. Hoạt động và hoạt động học tập............................................................................25
1.2.4. Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập .............................................................29
1.3. Hoạt động học tập và khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên
năm thứ nhất Trường SQLQ2.........................................................................................31
1.3.1. Hoạt động học tập và môi trường sinh hoạt của học viên trong môi trường quân
sự .....................................................................................................................................31
1.3.2. Một số đặc điểm của học viên năm thứ nhất trường Quân sự...............................34
1.3.3. Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên........................................36
1.3.4. Nguyên nhân gây ra những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên
.........................................................................................................................................39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC VIÊN NĂM
THỨ NHẤT TRƯỜNG SỸ QUAN LỤC QUÂN 2 ................................................ 46
2.1. Khái quát trường Sĩ quan Lục quân 2.....................................................................46
4
2.2. Tổ chức nghiên cứu....................................................................................................48
2.2.1. Dụng cụ nghiên cứu đề tài.....................................................................................48
2.2.2. Mẫu nghiên cứu.....................................................................................................49
2.3. Thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ
nhất.....................................................................................................................................54
2.3.1. Thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập. ..........................................54
2.3.2. Thực trạng nguyên nhân gây ra những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập73
2.4. Một số giải pháp góp phần giảm bớt khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
cho học viên năm thứ nhất...............................................................................................86
2.4.1. Giải pháp từ phía Nhà trường................................................................................86
2.4.2. Giải pháp từ phía học viên ....................................................................................91
2.4.3. Các kiến nghị.........................................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 101
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 105
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTĐ, CTCT : Công tác Đảng, công tác chính trị
CTQG : Chính trị Quốc gia
ĐHQG : Đại học Quốc gia
ĐLTC : Độ lệch tiêu chuẩn
ĐUQSTW : Đảng ủy Quân sự Trung ương.
GV-CBQL : Giảng viên, cán bộ quản lý
HV : Học viên
N : Số khách thể
NQ : Nghị quyết
Nxb : Nhà xuất bản
SQLQ2 : Sĩ quan Lục quân 2
TB : Trung bình
ThB : Thứ bậc
TW : Trung ương
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thực tiễn, để tồn tại và phát triển con người phải tiến hành hoạt động. Khi tiến hành
hoạt động con người sẽ gặp phải những khó khăn ở những mức độ khác nhau. Trong những
những khó khăn đó có khó khăn tâm lý. Khi gặp khó khăn, con người thường rơi vào trạng
thái chán nản, bực bội, buông xuôi, mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần từ đó ít nhiều ảnh
hưởng tới kết quả của hoạt động. Có rất nhiều hoạt động khác nhau trong đó có hoạt động
học tập và trong những khó khăn mà con người gặp phải thì có khó khăn tâm lý trong hoạt
động học tập. Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập xảy ra với các chủ thể khác nhau
trong đó có học viên năm thứ nhất các trường trong quân đội.
Hiện nay, trong đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng sĩ quan trẻ
ngày càng chiếm tỷ lệ cao, đây được xem là xu thế tất yếu của quá trình thực hiện trẻ hóa
cán bộ. Họ chính là lực lượng lòng cốt, bảo đảm sự chuyển tiếp liên lục, vững chắc giữa các
thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong thời kỳ mới. Đội ngũ sĩ
quan trẻ của quân đội ta được trưởng thành trong sự nghiệp đổi mới đất nước, được tuyển
chọn tương đối chặt chẽ, được đào tạo cơ bản, toàn diện, có sức khỏe, có trình độ, phẩm
chất và năng lực chuyên môn từng bước được hoàn thiện, đã đảm nhận khá tốt chức trách,
nhiệm vụ được giao. Nghị quyết 94/ĐUQSTƯ đã đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quân
đội, trong đó có đội ngũ sĩ quan trẻ là: “Đội ngũ cán bộ luôn trung thành tuyệt đối với Tổ
quốc, với Đảng, với nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức cảnh giác, tinh
thần trách nhiệm cao, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Trình độ, kiến thức và năng lực lãnh đạo chỉ huy, trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ
được nâng cao. Đại bộ phận cán bộ giữ gìn được phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức
tổ chức kỷ luật và lối sống trong sạch lành mạnh”[10]. Đội ngũ cán bộ sĩ quan này được đào
tạo từ nhiều trường trong quân đội, trong đó phải kể đến một ngôi trường lớn có bề dày lịch
sử là Trường sĩ quan Lục quân 2.
Trường sĩ quan Lục quân 2 (SQLQ2) là trung tâm đào tạo sĩ quan chỉ huy-tham mưu
cấp phân đội, bậc đại học ở khu vực phía Nam, là nơi cung cấp cán bộ chỉ huy binh chủng
hợp thành cấp phân đội cho các đơn vị trong toàn quân. Từ ngày thành lập, nhà trường đã
đào tạo được lực lượng sĩ quan đông đảo ở các cấp học, bậc học khác nhau, đáp ứng được
7
mọi yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội cũng như sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Học viên trường SQLQ2 cơ bản là những thanh niên, học sinh và hạ sĩ quan, binh sĩ có
đủ điều kiện, tiêu chuẩn tuyển sinh của Bộ Quốc phòng, đã trúng tuyển (hoặc được cử
tuyển) vào Nhà trường. Học viên có thành phần xuất thân đa dạng, phong phú; trong học
tập, rèn luyện chịu tác động của thói quen tập tục của thành phần xuất thân và nơi cư trú.
Học viên được học tập, rèn luyện trong môi trường quân sự có sự lãnh đạo và quản lý chặt
chẽ theo đúng điều lệnh kỷ luật quân đội, chế độ quy định của Nhà trường. Những đặc điểm
này của học viên vừa là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn thách thức của nhà trường.
Hầu hết học viên có động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn, nhưng cũng cần rèn luyện
thêm bản lĩnh và kinh nghiệm do chưa được va chạm thực tế, chưa được tôi luyện, thử thách
trong các tình huống khó khăn, ý thức về “cái tôi” còn quá mạnh mẽ, tự đánh giá về bản
thân không ổn định và có tính mẫu thuẫn nhưng đột ngột phải sinh hoạt và học tập ở môi
trường mới đặc thù trong quân đội với nhiều khác biệt về khối lượng, nội dung tri thức,
phương pháp giảng dạy, hình thức học tập, ăn ở, sinh hoạt, yêu cầu về chấp hành kỷ luật
nghiêm ngặt, cường độ huấn luyện cao... nên ít nhiều gây ra những khó khăn tâm lý trong
hoạt động học tập như chưa an tâm tư tưởng, mệt mỏi, buồn phiền, chán nản, căng thẳng,
thụ động, lo lắng không thực hiện tốt các nhiệm vụ học rèn; tâm lý lo ngại, run sợ khi khi sử
các loại vũ khí, trang bị mang tính hủy diệt, sát thương lớn; mất bình tĩnh, lúng túng khi thi
vấn đáp; có cảm giác bị ép buộc, áp lực khi thực hiện các chế độ, thiếu tự tin khi đứng trước
tập thể; luôn cảm thấy nhớ nhà,...ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân cũng như của
nhà trường. Trong khi đó, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, nhiệm
vụ xây dựng quân đội trong , thời kỳ mới … đang đặt ra những yêu cầu mới cao hơn trong
xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, sĩ quan quân đội, trước hết là đội ngũ sĩ quan trẻ cả về
phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực công tác, tạo ra sức mạnh giúp các sĩ quan trẻ vượt
qua khó khăn trở ngại, cám dỗ… để hoàn thành nhiệm vụ.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài“Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
của học viên năm thứ nhất Trường sĩ quan Lục quân 2” để thực hiện làm luận văn cao
học Tâm lý học.
8
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ
nhất Trường SQLQ2 để đề xuất một số biện pháp nhằm giảm bớt những khó khăn tâm lý đó
cho học viên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Khái quát, hệ thống hóa các tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài.
3.2. Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ
nhất Trường SQLQ2.
3.3. Đề xuất một số biện pháp giúp học viên giảm bớt những khó khăn tâm lý đó.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất đào tạo sĩ quan
tại Trường SQLQ2.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: 280 học viên năm thứ nhất Trường SQLQ2 và 200 giảng viên
và cán bộ quản lý nhóm học viên nêu trên của Trường SQLQ2.
5. Giả thuyết khoa học
- Đa số học viên năm thứ nhất Trường SQLQ2 gặp một số khó khăn tâm lý trong hoạt
động học tập. Các khó khăn tâm lý này có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách
quan.
- Nếu hiểu rõ những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập này thì sẽ giúp các học
viên học tập tốt hơn.
6. Giới hạn của đề tài
- Nguyên cứu một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ
nhất năm học 2012 – 2013 tại Trường Sĩ quan Lục quân 2.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
9
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp luận khác nhau, trong đó có hai phương
pháp luận đóng vai trò chủ yếu:
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc
- Vận dụng quan điểm này để xây dựng cơ sở lý luận như khái niệm khó khăn, khó
khăn tâm lý, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập, biểu hiện, nguyên nhân, giải pháp
giảm bới khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập. Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi,
bình luận thực trạng) được tiến hành trên cấu trúc đã được thiết lập.
7.1.2. Quan điểm thực tiễn
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất các trường đại học
nói chung đã được một số tác giả nghiên cứu trước đó và chỉ ra rằng có khó khăn tâm lý ở
các mức độ khác nhau. Học viên năm thứ nhất Trường SQLQ2 vừa có các đặc điểm của
sinh viên năm thứ nhất nêu trên, đồng thời cũng có đặc điểm riêng, đặc thù nên cũng không
tránh khỏi gặp những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của mình. Vì vậy, việc tìm
hiểu thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất nêu
trên, phân tích các nguyên nhân gây khó khăn tâm lý đó và đề xuất giải pháp nhằm giảm bớt
những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên là có ý nghĩa thực tiễn, góp
phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn đặt ra.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, người nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương
pháp sau:
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản, trên cơ sở đó xây
dựng các bảng hỏi.
Yêu cầu: Đọc tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài, tìm ra những cơ sở nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi xây dựng hai
bảng hỏi cho học viên và GV-CBQL đối tượng học viên đó để tìm hiểu một số khó khăn
tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất và nguyên nhân gây ra khó khăn
tâm lý đó.
10
Yêu cầu: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và các phương pháp luận để xây dựng bảng
hỏi phù hợp với mục đích yêu cầu. Bảng hỏi được thử nghiệm trước khi điều tra chính thức
trên khách thể chính và khách thể bổ trợ.
* Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm làm rõ hơn các giả thuyết
nghiên cứu
Yêu cầu: Sử dụng phần mềm SPSS for Window, phiên bản 11.5 để xử lý thống kê:
tính tần số, tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình, độ lệch chuẩn làm cơ sở để bình luận số liệu
thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử nghiên cứu tâm lý, khó khăn tâm lý nói chung và khó khăn tâm lý trong
hoạt động học tập nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu,
xem xét dưới nhiều góc độ, ở nhiều khách thể, nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Trong thực tiễn, để tồn tại và phát triển con người phải tiến hành hoạt động. Khi tiến hành
hoạt động con người sẽ gặp phải những khó khăn ở những mức độ khác nhau. Chính điều này
ảnh hưởng lên kết quả hoạt động. Chủ thể hoạt động khi gặp khó khăn sẽ phải nỗ lực, tích cực,
tìm ra nhiều cách thức để vượt qua, để đạt kết quả cuối cùng một cách hiệu quả nhất có thể.
Những khó khăn này có thể do môi trường, do những hoàn cảnh khách quan tác động nhưng
cũng có thể xuất phát từ chính bản thân chủ thể hoạt động gây nên và được gọi chung là những
khó khăn trong quá trình hoạt động của con người. Trong những hoạt động sống đó của con
người có hoạt động học tập.
Đối với con người, học tập là phương thức để tiếp thu tri thức, kỹ năng nhằm mục đích
nhận biết, tác động, cải tạo thế giới hiện thực, phục vụ cho lợi ích của con người. Lịch sử loài
người đã chứng minh, chỉ thông qua con đường học tập, thì những di sản văn hoá vật chất, tinh thần từ
thế hệ trước mới được lưu truyền cho thế hệ sau và cũng nhờ đó mà những giá trị này mới còn tồn tại.
Tuy nhiên, học tập không phải là một hoạt động đơn giản. Trong quá trình biến tri thức của nhân loại
thành vốn kinh nghiệm riêng của cá nhân con người đã gặp không ít khó khăn, trong đó có những
khó khăn về mặt tâm lý.
Khi bàn về những khó khăn tâm lý trong học tập, các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) là A.I Palko,
N.V Cudơmina, L. Oxtrốpxkaia….đã chỉ ra những khó khăn trong công tác giáo dục trẻ mầm non
trong những công trình nghiên cứu của họ. Theo các tác giả này, những khó khăn thường nảy sinh
với những giáo viên chưa được đào tạo về chuyên môn, họ thường gặp khó khăn trong việc
điều khiển hoạt động học tập, trong đó có liên quan đến việc phân bố thời gian cho giờ học,
sự lựa chọn phương pháp và cách thức tiến hành giờ học, sử dụng các phương tiện kỹ thuật
đồ dùng dạy học, sự chuyển tải lưu lượng thông tin tới học sinh trong giờ học. Các tác giả