Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại TP.HCM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_______________________
TRƯƠNG THANH CHÍ
KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG CÔNG TÁC
THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
________________________
TRƯƠNG THANH CHÍ
KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG CÔNG TÁC
THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60 31 80
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến quý thầy, cô của khoa Tâm
lý – Giáo dục, phòng Sau đại học trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và quý
thầy, cô được trường mời thỉnh giảng, đã hết lòng giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất cho
chúng tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn sự cộng tác và nhiệt tình giúp đỡ của quý đồng nghiệp,
quý thầy cô giáo đang công tác tại trường phổ thông và các em học sinh đã giúp tôi thực
hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư, Tiến sỹ Đoàn Văn
Điều đã tận tình hướng dẫn, động viên và đồng hành cùng em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Tác giả
MỤC LỤC
0TLỜI CẢM ƠN0T............................................................................................................................. 3
0TMỤC LỤC0T .................................................................................................................................. 4
0TMỞ ĐẦU0T.................................................................................................................................... 6
0T1. LÍ DO CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU0T ..............................................................................6
0T2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU0T ................................................................................................ 7
0T3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU0T .......................................7
0T4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU0T ............................................................................................ 7
0T5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU0T ................................................................................................ 7
0T6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU0T .................................................................................................. 7
0T7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU0T ........................................................................................7
0TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN0T.................................................................................................... 9
0T1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề0T ............................................................................................... 9
0T1.1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài0T ...................................................................9
0T1.1.2. Lược sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam0T .....................................................................9
0T1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu0T ......................................................... 10
0T1.2.1. Tham vấn0T ................................................................................................................. 10
0T1.2.2. Tham vấn và các khái niệm có liên quan0T .................................................................. 14
0T1.2.3. Tham vấn học đường0T ............................................................................................... 16
0T1.2.4. Khó khăn tâm lý0T....................................................................................................... 18
0T1.2.5. Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường0T ............................................... 19
0T1.3 Lý luận về khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường0T ...................................... 19
0T1.3.1. Người làm công tác tham vấn học đường0T ................................................................. 20
0T1.3.2. Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn0T ........................................... 23
0T1.3.3. Biểu hiện khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường0T ................................ 25
0T1.3.4. Nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường0T .............30
0TChương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU0T .................................................................................... 32
0T2.1. Thể thức và phương pháp nghiên cứu0T.............................................................................. 32
0T2.1.1. Cách soạn thang đo0T .................................................................................................. 32
0T2.1.2. Mẫu nghiên cứu0T ....................................................................................................... 32
0T2.2. Kết quả nghiên cứu. 0T ........................................................................................................ 34
0T2.2.1. Kết quả nghiên cứu khảo sát trên giáo viên0T .............................................................. 34
0T2.2.2. Kết quả nghiên cứu khảo sát trên học sinh0T............................................................... 43
0T2.2.3. So sánh kết quả khảo sát từ người làm công tác tham vấn học đường0T ....................... 50
0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T .................................................................................................. 63
0TKết luận0T ................................................................................................................................. 63
0TKiến nghị0T ............................................................................................................................... 65
0TTÀI LIỆU THAM KHẢO0T........................................................................................................ 67
0TPHỤ LỤC0T ................................................................................................................................. 71
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tham vấn học đường là một nghề khá non trẻ đối với Việt Nam nói chung và thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng. Tham vấn học đường được bắt đầu hình thành và phát triển tại Sài Gòn
vào trước năm 1975, nhưng sau ngày đất nước thống nhất thì hoạt động tham vấn học đường
không còn được quan tâm, mãi đến giữa thập niên 90 của thế kỷ 20 thì hoạt động tham vấn học
đường mới được xuất hiện trở lại bởi các nhà giáo dục tâm huyết và được mang tên là “tư vấn
tâm lý học đường”. Đến năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra thông tư số 2564/BGD&ĐTHSSV, ngày 4 tháng 4 năm 2005 và sau đó thông tư số 9971/BGD&ĐT-HSSV, ngày 28 tháng 5
năm 2005 với nội dung hướng dẫn việc đưa công tác tham vấn tâm lý và hướng nghiệp vào
trường học. Vậy là sau hơn 10 năm đi vào hoạt động một cách tự phát, do những người có tâm
huyết với công việc hỗ trợ tâm lý cho học sinh, đã tự thành lập trung tâm tư vấn và kết hợp với
trung tâm khai thác điện thoại 1088 thành phố Hồ Chí Minh, thì hoạt động này đã bắt đầu đi vào
nề nếp dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đã có
được một lượng khá lớn chuyên viên tham gia hoạt động tham vấn học đường, đồng thời cũng
được xã hội công nhận.
Đến năm 2008, sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh trong công văn tuyển dụng giáo viên,
lần đầu tiên có mục tuyển dụng giáo viên chuyên ngành “Tâm lý giáo dục” với mục đích cung
cấp đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường cho các trường phổ thông trung học. Nhưng sau khi
giao nhân sự ngành tâm lý giáo dục về trường, thì họ không được trường phân công làm công tác
tham vấn học đường như mong muốn ban đầu của sở, mà họ được phân công làm một số việc
khác như: dạy “Giáo dục công dân”, làm công tác “Đoàn thanh niên”,….
Về vấn đề đào tạo, tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có ba trường Đại học đào tạo về
chuyên ngành “Tâm lý học” và “Tâm lý Giáo dục”, nhưng không có nơi nào đào tạo chuyên về
“Tham vấn học đường”. Cho nên, hầu hết những người đang làm công tác này là tự học, tự
nghiên cứu nên họ gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện công tác, đồng thời chưa có
mạng lưới hỗ trợ chuyên môn cho họ.
Bản thân là người trực tiếp làm công tác tham vấn học đường và cũng chưa được đào tạo
chuyên môn về tham vấn học đường, nên cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình công
tác, dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Cho nên chúng tôi đang cố tìm ra những nguyên nhân
gây nên các khó khăn cho hoạt động này, để từ đó có biện pháp khắc phục. Nguyên nhân đầu tiên
chúng tôi cho là có ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả trong công tác tham vấn học đường đó chính
là khó khăn tâm lý.
Từ những lí do nêu, trên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Khó khăn tâm lý trong
công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở khảo sát khó khăn tâm lý của người làm tham vấn trong công tác tham vấn học
đường tại thành phố Hồ Chí Minh, đề tài đề xuất một số giải pháp cho công tác này.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Người thực hiện công tác tham vấn học đường và học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Do chưa được đào tạo chuyên ngành và trang bị thật tốt về mặt nhận thức, thái độ, hành vi
nghề nghiệp, nên đa số người làm công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh gặp
một số khó khăn tâm lý trong hoạt động của họ.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt mục đích đề ra, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
3.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
3.2. Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý của người thực hiện công tác tham vấn học đường tại
thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Đề xuất một số giải pháp trong công tác của người thực hiện tham vấn học đường tại
thành phố Hồ Chí Minh.
6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu một số khó khăn tâm lý của người thực hiện công tác tham vấn học
đường cho học sinh trung học tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp cho vấn đề
đặt ra.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu được xuất bản, các trang thông tin điện tử và các công trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài, dùng để khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong
công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh.
7.3. Phương pháp đàm thoại (phỏng vấn)
Tiến hành phỏng vấn những người làm tham vấn học đường có nhiều kinh nghiệm, đang
công tác tại trường học và các trung tâm đang hoạt trong lĩnh vực tham vấn học đường đóng trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Dùng chương trình SPSS phiển bản 11.5 để xử lý số liệu.