Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Võ Thị Lệ Hường
KHÓ KHĂN TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHIẾM THÍNH
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Võ Thị Lệ Hường
KHÓ KHĂN TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHIẾM THÍNH
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số : 8310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI HỒNG QUÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này là do chính bản thân tác giả thực hiện, số liệu
luận văn trung thực do tác giả khảo sát học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở, cán
bộ/ giáo viên đang công tác tại các trung tâm bảo trợ dạy nghề vào tạo việc làm cho
người khuyết tật. Đề tài chưa từng được công bố dưới mọi hình thức. Người cam đoan
xin chịu mọi trách nhiệm theo quy định của phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh nếu vi phạm lời cam đoan trên.
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 25 tháng 09 năm 2018.
Tác giả
Võ Thị Lệ Hường
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân
thành đến những người đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua:
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc các Trung tâm: Trung tâm bảo trợ dạy
nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu
và thúc đẩy Văn hóa Điếc, Trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người
khuyết tật Đồng Nai cùng các các bộ công nhân viên đang công tác tại các trung tâm
trên đã tạo điều kiện, nhiệt tình hỗ trợ và tích cực tham gia cùng chúng tôi trong quá
trình thực hiện đề tài, góp phần quan trọng để đề tài nghiên cứu được triển khai có
kết quả.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh,
Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Khoa Tâm lý Trường
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, các thầy cô giáo phòng sau đại học và khoa tâm
lý Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cùng các anh chị em và các bạn trong
lớp cao học Tâm lý K27 đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu của mình.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Hồng Quân đã tận tình
hướng dẫn, động viên, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Thầy
đã không quản ngại thời gian, công sức của mình để định hướng, chỉ bảo, hỗ trợ, động
viên và khích lệ tôi vượt qua những khó khăn, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ học tập. Tôi
xin trân trọng gửi đến thầy lời tri ân chân thành nhất.
Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn tới những người thân yêu trong gia đình đã
luôn ủng hộ, tin tưởng và hỗ trợ tôi để tôi có thể học tập, nghiên cứu và hoàn thành
nhiệm vụ của mình.
Võ Thị Lệ Hường
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHIẾM THÍNH BẬC
TRUNG HỌC CƠ SỞ....................................................................... 7
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập.... 7
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
ở nước ngoài.......................................................................................... 7
1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
ở trong nước. .......................................................................................12
1.2. Cơ sở lý luận về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh khiếm
thính bậc trung học cơ sở...........................................................................21
1.2.1. Khó khăn tâm lý...................................................................................21
1.2.2. Hoạt động học tập................................................................................23
1.2.3. Khái niệm học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở và đặc điểm tâm
sinh lý của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở. .......................28
1.2.4. Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc
trung học cơ sở....................................................................................37
Tiểu kết Chương 1................................................................................................48
Chương 2. THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHIẾM THÍNH BẬC TRUNG HỌC
CƠ SỞ ..............................................................................................50
2.1. Sơ lược về chức năng, hoạt động của các trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo
việc làm cho người khuyết tật ...................................................................50
2.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động
học tập của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở..............................51
2.2.1. Mục đích, yêu cầu................................................................................51
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................51
2.3. Kết quả nghiên cứu những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học
sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở........................................................56
2.3.1. Thống kê chung về khách thể tham gia nghiên cứu ............................56
2.3.2. Thực trạng những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh
khiếm thính bậc trung học cơ sở.........................................................59
2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở....................................77
2.3.4. Một số biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở....................................88
Tiểu kết Chương 2................................................................................................98
Chương 3. THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG
KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH KHIẾM THÍNH BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ ........99
3.1. Mục đích thực nghiệm ...............................................................................99
3.2. Khách thể thực nghiệm ............................................................................100
3.4. Tổ chức thực nghiệm................................................................................102
3.4.1. Điều kiện thực nghiệm.......................................................................102
3.4.2. Quy trình thực nghiệm.......................................................................103
3.4.3. Công cụ đánh giá sau TNg.................................................................103
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm.................................................................104
3.5.1. Kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm .............................................104
3.5.2. Kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm ................................................108
Tiểu kết Chương 3..............................................................................................122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................122
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...........................126
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................127
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ĐC : Đối chứng
ĐLC : Độ lệch chuẩn
ĐTB : Điểm trung bình
KKTL : Khó khăn tâm lý
KT : Khiếm thính
N : Số khách thể
P : Giá trị P-value
R : Hệ số tương quan Pearson
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TNg : Thực nghiệm
T- Test : Trị số kiểm nghiệm
Sig : Mức ý nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy ước xử lý thông tin thực trạng KKTL trong hoạt động học tập
của học sinh khiếm thính bậc THCS ............................................54
Bảng 2.2. Thống kê về học sinh tham gia nghiên cứu ..................................56
Bảng 2.3. Thống kê về giáo viên tham gia nghiên cứu.................................57
Bảng 2.4. Đánh giá của học sinh và giáo viên về việc gặp KKTL trong hoạt
động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS.......................59
Bảng 2.5. Đánh giá của học sinh và giáo viên về mức độ KKTL mặt nhận thức
trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS .....60
Bảng 2.6. Đánh giá của học sinh và giáo viên về mức độ KKTL mặt thái độ
trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS .....63
Bảng 2.7. Đánh giá của học sinh và giáo viên về mức độ KKTL mặt kỹ năng
trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS .....66
Bảng 2.8. Đánh giá của học sinh và giáo viên về mức độ KKTL chung trong
hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS...............73
Bảng 2.9. Đánh giá của học sinh và giáo viên về mức độ ảnh hưởng của KKTL
đến kết quả học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS. ...........74
Bảng 2.10. Đánh giá của học sinh và giáo viên về những nguyên nhân chủ quan
gây ra những KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm
thính bậc THCS ............................................................................79
Bảng 2.11. Đánh giá của học sinh và giáo viên về những nguyên nhân khách
quan gây ra những KKTL trong hoạt động học stập của học sinh
khiếm thính bậc THCS .................................................................84
Bảng 2.12. Biện pháp từ phía học sinh nhằm khắc phục khó KKTL trong hoạt
động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS.......................88
Bảng 2.13. Biện pháp từ phía nhà trường nhằm khắc phục khó KKTL trong hoạt
động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS.......................93
Bảng 3.1. So sánh mức độ KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm
thính bậc THCS giữa nhóm ĐC và nhóm TNg trước TNg.........105
Bảng 3.2. So sánh mức độ khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học
sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở giữa nhóm ĐC trước và sau
TNg. ............................................................................................109
Bảng 3.3. Kết quả so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở nhóm TNg trước và
sau TNg.......................................................................................112
Bảng 3.4. Kết quả so sánh mức độ KKTL trong hoạt động học tập của học
sinh khiếm thính bậc THCS nhóm ĐC và nhóm TNg sau TNg .117
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mối tương quan giữa các mặt của KKTL đến kết quả học tập của
học sinh khiếm thính bậc THCS.................................................76
Biều đồ 2.2. Đánh giá về thời gian tự học của học sinh khiếm thính bậc
THCS..........................................................................................82
Biểu đồ 3.1. Mức độ KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính
bậc THCS trước và sau TNg ....................................................115
Biểu đồ 3.2. Mức độ khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh
khiếm thính bậc trung học cơ sở nhóm ĐC và nhóm TNg sau TNg
120
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò vô cùng quan
trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức
ngày nay, giáo dục – đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu
để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Nhận
thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng
định: “Giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”.
Một trong những mục tiêu cơ bản của giáo dục là làm sao cho mọi trẻ em trong
độ tuổi đi học đều được đến trường trong đó có cả trẻ khuyết tật. Kể từ đầu những năm
1990, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành xây dựng các chính sách nhằm đảm bảo trẻ
khuyết tật được tiếp cận giáo dục. Quan niệm này được thể hiện rõ trong: Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Luật phổ cấp giáo dục tiểu học,
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh về người tàn tật, Thông tư liên
tịch số: 42 /2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC, kế hoạch quốc gia “Giáo dục
người khuyết tật giai đoạn 2018 - 2020”,… (Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai
đoạn 2018 -2020 của Ngành Giáo Dục, 2018). Trong đó có những điều khoản đảm bảo
quyền lợi được giáo dục của trẻ khuyết tật. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của
Chính phủ và các Bộ, Ngành, ngày càng có nhiều trẻ khuyết tật được đến trường để
không còn thiệt thòi về tri thức, được gặp gỡ, giao lưu với trẻ cùng trang lứa và giảm
bớt sự lệ thuộc trong cuộc sống tương lai.
Trẻ khiếm thính là một trong những đối tượng quan tâm của giáo dục trẻ khuyết
tật. Trẻ khiếm thính cũng giống như mọi trẻ khuyết tật khác, đều có quyền học tập và
vui chơi. Hơn thế nữa trẻ rất cần sự thông cảm, yêu thương và được cư xử như những
người bình thường. Hiện nay, các chương trình giáo dục phổ cập THCS dành cho trẻ
khiếm thính đang được áp dụng một cách rộng rãi ở nhiều địa phương cùng với sự hỗ
trợ bởi các phương pháp đặc biệt giúp cho học sinh khiếm thính có nhiều cơ hội được
học tập, được giao lưu và hòa nhập. Nhiều em đã được phổ cập chương THCS, tạo
2
tiền đề để học nghề, lao động sau khi hoàn tất chương trình THCS. Một số có cơ hội
tiếp tục hoàn thành chương trình THPT, thậm chí là cao đẳng và đại học. Tuy nhiên,
trong quá trình học tập các em gặp rất nhiều khó khăn so với học sinh bình thường,
trong đó có những có khăn tâm lý. Đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu những
khó khăn, trở ngại về chủ đề giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật theo hướng can
thiệp sớm, giao tiếp hoặc thực trạng thái độ của cộng đồng đối với việc hòa nhập của
trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, vẫn còn khá ít đề tài nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong
hoạt động học tập của học sinh khiếm thính nói chung và học sinh khiếm thính bậc
THCS nói riêng. Do vậy, việc nghiên cứu những KKTL của học sinh khiếm thính bậc
THCS trong hoạt động học tập và tìm ra giải pháp giúp khắc phục những KKTL của
các em có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Do đó, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài “Khó
khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở”
làm đề tài luận văn thạc sĩ Tâm lý học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng những KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm
thính bậc THCS và tìm hiểu nguyên nhân của những thực trạng trên. Từ đó, đề xuất
một số biện pháp nhằm khắc phục những KKTL trong hoạt động học tập của học sinh
khiếm thính bậc THCS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến KKTL trong hoạt động
học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS.
- Khảo sát thực trạng những KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm
thính bậc THCS, xác định nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm hỗ trợ khắc phục những KKTL trong hoạt
động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS và thử nghiệm một số biện pháp tác
động nhằm hạn chế những KKTL trong hoạt động học tập của các em.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính
bậc THCS.
3
- Khách thể nghiên cứu là: 100 học sinh khiếm thính đang THCS tại các trường
chuyên biệt, trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho khuyết tật và 55 cán bộ
(giáo viên, nhân viên) đang trực tiếp giảng dạy, làm việc với các em học sinh là khách
thể nghiên cứu chính nói trên.
5. Giả thuyết khoa học
- Đa số học sinh khiếm thính bậc THCS đều gặp KKTL trong hoạt động học
tập ở mức độ thỉnh thoảng trở lên.
- Có thể khắc phục một số KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm
thính bậc THCS thông qua việc tổ chức các chuyên đề tâm lý – giáo dục như: Thiết
lập mục tiêu học tập, phương pháp lập kế hoạch học tập hiệu quả, phương pháp học
tập hiệu quả và thực hiện lồng ghép các chuyên đề tâm lý – giáo dục xen kẽ trong các
buổi sinh hoạt tập thể.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn đối tượng nghiên cứu: KKTL trong hoạt động học tập của học sinh
khiếm thính bậc THCS trên ba mặt: Nhận thức – thái độ – hành vi (kỹ năng).
- Giới hạn khách thể nghiên cứu: 100 học sinh khiếm thính và 55 cán bộ (giáo
viên, nhân viên) đang trực tiếp giảng dạy, làm việc với các em học sinh khiếm thính ở
các Trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật Thành phố Hồ
Chí Minh; Trung tâm Nghiên cứu và Thúc Đẩy Văn hóa Điếc, Trung tâm nuôi dạy trẻ
khuyết tật Tỉnh Đồng Nai.
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ
Chí Minh và Tỉnh Đồng Nai.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp
nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành phân tích và tổng hợp những tài liệu có nội dung là các cơ sở lý thuyết
có liên quan đến vấn đề KKTL, hoạt động học tập, học sinh khiếm thính; những thành
tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến KKTL trong hoạt động học tập trên sách, báo,
tạp chí, các luận văn, luận án trước đây.
4
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính của đề tài. Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và các
phương pháp luận để xây dựng bảng hỏi phù hợp với mục đích yêu cầu.
Bảng hỏi được xây dựng theo các bước:
Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở
Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò thử nghiệm
Bước 3: Xây dựng phiếu thăm dò chính thức
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên các nội dung chính sau:
-Thực trạng những KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc
THCS.
-Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng KKTL trong hoạt động học tập của
học sinh khiếm thính bậc THCS.
-Một số đề xuất nhằm khắc phục những KKTL trong hoạt động học tập của học
sinh khiếm thính bậc THCS.
Bảng thăm dò được xây dựng thành hai phần, phần một là phần giới thiệu và
hướng dẫn trả lời. Phần hai là nội dung hỏi. Bảng thăm dò cũng sử dụng nhiều kiểu
câu hỏi khác nhau để làm tăng tính giá trị. Các khách thể nghiên cứu được điều tra
theo nguyên tắc khuyết danh để đảm bảo sự trung thực và chính xác nhất.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát được thực hiện thông qua hình thức dự giờ lớp đối với một số lớp học
sinh khiếm thính từ lớp 6 đến lớp 9 để tìm hiểu thực trạng những KKTL trong quá
trình học tập của các em tại lớp.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này thực hiện theo hình thức phỏng vấn sâu cá nhân: lựa chọn một
số nội dung quan trọng trong vấn đề nghiên cứu để phỏng vấn một số đối tượng nhằm
làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn nhấn mạnh việc mô tả thực trạng
KKTL, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp nhằm khắc phục KKTL của
học sinh khiếm thính bậc THCS.
5
7.2.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh
nghiệm, khả năng phản ánh một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực
tâm lý, giáo dục đặc biệt. Nhiệm vụ của phương pháp thu thập ý kiến của chuyên gia
về thực trạng những KKTL mà học sinh khiếm thính bậc THCS gặp phải trong hoạt
động học tập của mình và các biện pháp khắc phục những KKTL trong hoạt động học
tập của các em. Phương pháp được sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình nghiên
cứu của chính tôi. Trong muỗi gia đoạn thực hiện đề tài, chúng tôi đều lấy ý kiến các
chuyên gia tâm lý học, giáo dục đặc biệt. Kết quả tổng hợp, phân tích ý kiến của các
chuyên gia giúp chúng tôi chỉnh sửa, điều chỉnh và hoàn thiện các phương pháp hỗ trợ
học sinh khiếm thính bậc THCS khắc phục KKTL trong quá trình học tập.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp TNg được thực hiện nhằm để đánh giá hiệu quả tác động của các
biện pháp tâm lý - giáo dục nhằm khắc phục KKTL của học sinh khiếm thính bậc
THCS trong hoạt động học tập của mình. Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên hai nhóm
học sinh: nhóm ĐC và nhóm TNg. Thực hiện tác động đối với nhóm TNg bằng cách
áp dụng biện pháp tác động tâm lý - giáo dục: chuyên đề kỹ năng về động cơ học tập,
mục tiêu học tập, lập kế hoạch học tập, phương pháp học tập, lồng ghép các kỹ năng
sống xen kẽ trong các buổi sinh hoạt tập thể, sau một thời gian tác động đo lại sự biến
đổi của các KKTL trong hoạt động học tập của học sinh. Sau đó so sánh mức độ KKTL
trong hoạt động học tập của học sinh nhóm ĐC – nhóm TNg và của nhóm TNg trước
- sau TNg.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm: SPSS for Window 24.0 để xử lý các số liệu thống kê như: tính
tần số, tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình, kiểm nghiệm T – test, kiểm nghiệm ANOVA,
kiểm định tương quan,… làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi.
8. Đóng góp của đề tài