Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
114
Kích thước
974.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1226

Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

---o0o---

NGUYỄN THÀNH PHÚC

KHÍA CẠNH NẠN NHÂN TRONG NGUYÊN NHÂN

VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM VI PHẠM QUY ĐỊNH

VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH PHÚC

KHÍA CẠNH NẠN NHÂN TRONG NGUYÊN NHÂN

VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM VI PHẠM QUY ĐỊNH

VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Bá Ngừng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được thống kê, tổng hợp

và phân tích từ kết quả khảo sát thực tiễn. Những kết luận của luận văn chưa

được công bố trong bất cứ công trình nào.

Tác giả

Nguyễn Thành Phúc

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.............................................................................2

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu....................3

4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài .............................................5

6. Bố cục của luận văn.........................................................................................5

CHƯƠNG 1 NẠN NHÂN TRONG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN

CỦA TỘI PHẠM VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG

TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .................................................................. 7

1.1. Những vấn đề lý luận về nghiên cứu nạn nhân trong nguyên nhân và điều

kiện của tội phạm ...................................................................................................7

1.2.Nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm quy định

về điều kiển phương tiện giao thông đường bộ ...................................................19

1.2.1. Tội phạm và đặc trưng pháp lý của tội vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ .......................................................19

1.2.2. Nạn nhân của tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ ..............................................................................23

1.2.3. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ .......................................................26

1.2.4. Vai trò của nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm

vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ..............29

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ NẠN NHÂN CỦA TỘI

PHẠM VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO

THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.................... 30

2.1.Thực trạng tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2007 đến nay ....30

2.1.1. Một số đặc điểm của tỉnh Tiền Giang liên quan đến tội phạm vi

phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ..................30

2.1.2. Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ..............................................32

2.2. Thực trạng nạn nhân của tội phạm vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang..........................38

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM VI

PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG TỪ GÓC ĐỘ NẠN

NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ .................................................. 56

3.1.Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm vi phạm quy định về

điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ

góc độ nạn nhân....................................................................................................56

3.1.1. Nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tai nạn giao thông ...57

3.1.2. Nguyên nhân và điều kiện đặc trưng của nạn nhân tội vi phạm quy

định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh

Tiền Giang.....................................................................................................61

3.2.Dự báo tình hình tội phạm và nạn nhân của tội phạm vi phạm quy định về

điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

trong thời gian tới.................................................................................................68

3.2.1. Cơ sở của dự báo ................................................................................68

3.2.2. Dự báo cụ thể......................................................................................69

3.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm vi phạm quy

định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền

Giang từ việc nghiên cứu các đặc điểm về nạn nhân...........................................71

3.3.1. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh

phòng chống tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ..............................................................................................72

3.3.2. Những giải pháp liên quan đến khía cạnh nạn nhân của tội phạm vi

phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ..................73

3.3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện luật ..............................................76

KẾT LUẬN........................................................................................................ 79

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số vụ án, bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ và tỷ lệ so với tổng số vụ án hình sự sơ thẩm đã được xét xử

tại tỉnh Tiền Giang ........................................................................................................ 32

Bảng 2. 2 : So sánh giữa số vụ, bị cáo phạm tội điều 202 với số vụ, bị cáo phạm tội

khác xâm phạm trật tự an toàn giao thông .................................................................... 34

Bảng 2.3. Số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2007 đến

tháng 6/2012.................................................................................................................. 36

Bảng 2.4. Số nạn nhân tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ của các bản án đã nghiên cứu được thống kê theo năm ..................... 38

Bảng 2.5. Số nạn nhân tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ của các bản án đã nghiên cứu được thống kê theo huyện .................. 39

Bảng 2.6. Thống kê số nạn nhân theo nơi xảy ra tai nạn .............................................. 40

Bảng 2.7. Thống kê số nạn nhân tham gia giao thông theo năm .................................. 42

Bảng 2.8. Thống kê số nạn nhân tham gia giao thông theo huyện ............................... 42

Bảng 2. . Số nạn nhân trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông............................ 43

Bảng 2.10. Số nạn nhân được ch b ng PTGT............................................................. 43

Bảng 2.11. Số nạn nhân của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ phân theo giới tính .............................................................................. 45

Bảng 2.12. Số nạn nhân của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ phân theo độ tuổi ................................................................................ 46

Bảng 2.13. Thống kê nghề nghiệp của nạn nhân .......................................................... 47

Bảng 2.14. Thống kê thiệt hại của nạn nhân................................................................. 48

Bảng 2.15. Các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của nạn nhân.................... 50

Bảng 2.16. Các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của nạn nhân trích từ phụ

lục 3 (kết quả điều tra xã hội học )................................................................................ 51

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tình hình tội phạm từ năm 2007 đến tháng 6/2012 ..................................33

Biểu đồ 2.2. Diễn biến tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ từ năm 2007 đến tháng 6/2012 ...............................................................35

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, trên phạm vi cả nước, trung bình hàng năm tai

nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng và gây tổn hại cho sức khỏe, tài sản của

hàng chục nghìn người. Những cái chết đột ngột, những tổn thất về sức khỏe,

tài sản đến một cách bất ngờ là nỗi đau mà không chỉ riêng nạn nhân của tai

nạn giao thông, của tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ phải gánh chịu, nó còn là nỗi đau chung của mọi người

dân Việt Nam. Vì thế, Chính phủ đã chọn ngày 1 /11/2012 làm ngày tư ng

niệm nạn nhân của tai nạn giao thông. “Nếu vào ngày 19/11/2012, tất cả

người thân của những nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông đều chít khăn

tang trắng, thì có lẽ, khung cảnh sẽ thực sự kinh hoàng. Đó sẽ chính là một

thông điệp mạnh mẽ nhất nh m cảnh báo hậu quả và các nguy cơ gây tai nạn

giao thông.”1

Tai nạn giao thông, tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ chắc hẳn không chỉ dừng lại những thiệt hại mà

nạn nhân và những người thân của họ phải gánh chịu, nó còn tác động đến sự

phát triển kinh tế của đất nước: đầu tư nước ngoài và du lịch bị ảnh hư ng

lớn; cản tr sự phát triển của xã hội; gây tâm lý hoang mang lo sợ cho mọi

người...

Tỉnh Tiền Giang với vị trí địa lý đặc biệt, có nhiều tuyến quốc lộ đi

ngang qua nối liền các tỉnh đồng b ng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí

Minh nên lưu lượng giao thông rất lớn. Bên cạnh đó, hệ thống đường giao

thông, tín hiệu giao thông trong toàn tỉnh đang được xây dựng, củng cố, các

phương tiện giao thông tăng nhanh, nhận thức của người dân trên địa bàn khi

1

http//www.baodientu.chinhphu.vn/home/Ngay-tuong-niem-nan-nhan-tai-nan-giao￾thong/201211/154790.vgp

2

tham gia giao thông chưa cao… làm cho Tiền Giang tr thành một trong

những tỉnh dẫn đầu về số vụ tai nạn giao thông trên cả nước.

Mặc dù Chính phủ đã và đang đề ra nhiều biện pháp nh m giảm thiểu

tai nạn giao thông và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trên phạm vi

cả nước. Trong phạm vi địa giới hành chính của mình, Đảng bộ, Chính quyền

và nhân dân tỉnh Tiền Giang cũng đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể,

tạo được những chuyển biến tích cực trong đấu tranh phòng chống tội phạm

nói chung và phòng chống tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ nói riêng, góp phần ổn định trật tự xã hội, phục vụ

đắc lực và có hiệu quả cho công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội hiện nay.

Song, tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên cả nước nói

chung và địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng trong thời gian qua vẫn chưa có

những chuyển biến thật sự tích cực. Tội phạm vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ vẫn còn mức cao. Do đó, việc nhận thức

đúng đắn về thực trạng tội phạm này trong thời gian qua, xác định những

nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, là một yêu cầu rất quan

trọng nh m phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đặc biệt, khi tìm hiểu

về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, tác giả thấy

r ng, nạn nhân cũng góp phần rất lớn làm hạn chế hoặc gia tăng tình hình tội

phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Trước tình hình đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Khía cạnh nạn

nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” để

nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về nạn nhân của tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của

tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã có

nhiều công trình nghiên cứu những phạm vi, khía cạnh và mức độ khác

nhau.

3

Vấn đề nghiên cứu nạn nhân của tội phạm có các luận văn thạc sĩ luật

học như: “Nạn nhân học trong tội phạm học Việt Nam – Những vấn đề lý luận

và thực tiễn” của Trần Hữu Tráng; “Khía cạnh nạn nhân của tội phạm và vấn

đề phòng ngừa tội phạm” của Lê Nguyên Thanh; “Nạn nhân của tội phạm

trong luật hình sự Việt Nam” của Trần Thanh Phong; “Khía cạnh nạn nhân

trong nguyên nhân và điều kiện của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh

Khánh Hòa ” của Nguyễn Ngọc Lệ. Luận văn tốt nghiệp cử nhân như “Nạn

nhân trong nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm tính mạng, sức

khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người” của Nguyễn Trần Như Khuê; “Vấn đề

nghiên cứu nạn nhân của tội phạm trong tội phạm học Việt Nam” của Nguyễn

Thái Hiền. Nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm

quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có các luận văn thạc

sĩ luật học như: “Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ tại Long An” của Phạm Thị Thanh Thảo;

“Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Bến Tre” của Ngô Quang

Huy...

Cho đến nay, chưa có đề tài luận văn thạc sĩ Đại học Luật thành phố Hồ

Chí Minh nào đi sâu phân tích khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều

kiện của tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông

đường bộ. Vì vậy, có thể khẳng định việc nghiên cứu khía cạnh nạn nhân

trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm này trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

là một vấn đề hoàn toàn mới, không có sự trùng lặp với các công trình nghiên

cứu đã công bố trước nay.

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những nguyên nhân và

điều kiện của tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ góc độ nạn nhân. Đề

xuất những biện pháp nh m nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm này trên

4

địa bàn tỉnh Tiền Giang trên cơ s nghiên cứu về nạn nhân trong nguyên nhân

và điều kiện của tội phạm.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ làm sáng

tỏ một số nội dung sau:

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và pháp lý về nạn nhân trong

nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ.

- Nghiên cứu tình hình tội phạm và nạn nhân của tội phạm vi phạm

quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh

Tiền Giang.

- Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm quy định

về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ từ góc độ nạn nhân trên địa

bàn tỉnh Tiền Giang; đề ra các giải pháp, kiến nghị nh m nâng cao hiệu quả

phòng ngừa tội phạm này và hạn chế những thiệt hại cho nạn nhân.

Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu vấn đề nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện

của tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường

bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: luận văn nghiên cứu nạn nhân trong nguyên

nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ.

- Phạm vi địa bàn khảo sát: chủ yếu tiến hành khảo sát, thu thập số

liệu thực tế tại tỉnh Tiền Giang.

- Phạm vi về thời gian: số liệu thu thập sử dụng trong đề tài giới hạn

trong 05 năm 06 tháng (từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2012) để đảm bảo

mang tính thời sự và tính thực tiễn cho kết quả nghiên cứu của luận văn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!