Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ NGỌC LỆ
KHÍA CẠNH NẠN NHÂN TRONG NGUYÊN NHÂN
VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ NGỌC LỆ
KHÍA CẠNH NẠN NHÂN TRONG NGUYÊN NHÂN
VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự - Mã số: 60.38.40
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thị Phương Hoa
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung Luận văn là kết
quả của một quá trình tổng hợp và nghiên cứu nghiêm
túc của riêng bản thân tác giả. Tất cả ý kiến của các tác
giả khác được đưa vào Luận văn đều được tác giả giữ
nguyên ý tưởng và trích dẫn cẩn thận.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................tr.1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU NẠN NHÂN
TRONG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM.......................tr.6
1.1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tội phạm ..........................tr.6
1.2. Khái niệm nạn nhân trong tội phạm học ............................................tr.8
1.3. Vai trò của nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm
.......................................................................................................…tr.11
1.4. Nội dung nghiên cứu về nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội
phạm ............................................................................................................tr.17
1.4.1. Lịch sử nghiên cứu về nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội
phạm .....................................................................................................................tr.17
1.4.2.Các nội dung nghiên cứu về nạn nhân trong tội phạm học hiện đại ...tr.20
CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CƢỚP GIẬT TÀI SẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM
CỦA NẠN NHÂN TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH
HÒA .....................................................................................................................tr.28
2.1. Đặc điểm pháp lý hình sự của tội phạm cƣớp giật tài sản ..............tr.28
2.2. Một số đặc điểm về tình hình tội phạm cƣớp giật tài sản ở tỉnh Khánh Hòa
.......................................................................................................................tr.30
2.3. Các đặc điểm của nạn nhân tội cƣớp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Khánh
Hoà ..............................................................................................................tr.35
2.3.1. Nhân thân của nạn nhân .................................................................tr.35
2.3.2. Hành vi của nạn nhân .....................................................................tr.47
2.3.3. Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội ..............................tr.49
CHƢƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM CƢỚP GIẬT
TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA TỪ GÓC ĐỘ NẠN NHÂN VÀ
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................tr.52
3.1. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn
tỉnh Khánh Hòa từ góc độ nạn nhân học .........................................................tr.52
3.1.1.Ý thức quản lý tài sản của nạn nhân ................................................tr.52
3.1.2. Sự nhận thức pháp luật của nạn nhân .............................................tr.53
3.1.3. Khả năng phòng chống tội phạm của nạn nhân ..............................tr.56
3.1.4.Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội ...............................tr.58
3.2. Các biện pháp nhằm nâng hiệu quả phòng ngừa tội phạm cƣớp giật tài
sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà từ việc nghiên cứu các đặc điểm về nạn nhân .tr.59
3.2.1. Nâng cao ý thức cảnh giác, bảo vệ tài sản của chủ tài sản ............tr.60
3.2.2.Tăng cường tính chủ động, phòng vệ, chống trả lại sự xâm phạm của tội
phạm cướp giật tài sản .........................................................................................tr.63
3.2.3.Tăng cường tố giác tội phạm ............................................................tr.64
3.2.4.Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hoạt động phòng
ngừa tội phạm .......................................................................................................tr.66
KẾT LUẬN .........................................................................................................tr.71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài sản luôn là giá trị cơ bản của xã hội, tâm điểm của nhiều xung đột trong xã hội. Ở
nước ta, quyền sở hữu được quy định và bảo hộ trong Hiến pháp và các văn bản quy
phạm pháp luật ở lĩnh vực hình sự và dân sự. Quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự bao
gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu hợp pháp đối
với tài sản.
Trong 10 năm thực hiện “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010”, đất
nước ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là
những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn
cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng
kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Nền
chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội
nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình,
ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.1
Cùng với xu thế đổi mới và phát triển của đất nước, diện mạo của tỉnh Khánh Hoà
đang ngày càng khởi sắc và phát triển đi lên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được vẫn còn tồn tại một thực trạng không thể phủ nhận, đó là các hiện tượng tiêu cực
trong đời sống xã hội của nền kinh tế thị trường cũng nảy sinh và diễn biến theo chiều
hướng ngày càng phức tạp. Diễn biến của tình hình tội phạm nói chung, các tội phạm
xâm phạm sở hữu nói riêng hết sức phức tạp và ngày càng có chiều hướng gia tăng, đe
doạ đến sự an toàn của xã hội, gây thiệt hại lớn về tài sản. Tại tỉnh Khánh Hoà trong 5
năm qua (từ năm 2006 đến năm 2010), đã xét xử 326 vụ phạm tội cướp giật tài sản với
447 bị cáo2
. Điều đáng báo động là số lượng các vụ án nghiêm trọng liên quan đến tội
phạm cướp giật tài sản ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn tính chất phạm tội.
1 Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), Tài liệu học tập các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.100 -101.
2
Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà (2006 - 2010), Tổng hợp báo cáo kết quả xét xử hình sự sơ thẩm
các vụ án cướp giật tài sản hàng năm từ năm 2006 – 2010.
2
Nghiên cứu các vụ án cho thấy, nạn nhân có vai trò nhất định trong những nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội phạm cướp giật hiện nay ở Khánh Hoà.
Dưới góc độ tội phạm học, khía cạnh nạn nhân được hiểu là các yếu tố thuộc về nạn
nhân của tội phạm. Nạn nhân của tội phạm luôn có mối quan hệ trực tiếp đến hành vi
phạm tội trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể vì vậy họ có thể có đóng góp nhất
định vào nguyên nhân làm phát sinh tội phạm. Do vậy, nghiên cứu đầy đủ về khía
cạnh nạn nhân của tội phạm sẽ góp phần nâng cao nhận thức về nguyên nhân và điều
kiện phạm tội. Vì lý do này, tác giả nhận thấy việc phòng ngừa tội phạm sẽ đạt hiệu
quả cao hơn nếu chúng ta kết hợp các biện pháp phòng ngừa chung với các biện pháp
phòng ngừa từ phía những chủ thể có nguy cơ bị xâm phạm (nguy cơ trở thành nạn
nhân của tội phạm). Xuất phát từ nhận thức này, tác giả chọn đề tài “Khía cạnh nạn
nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh
Khánh Hoà ” để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu nạn nhân của tội phạm chỉ mới được quan tâm trong
những năm gần đây. Năm 2000, Luận văn Thạc sĩ Luật học “Nạn nhân học trong tội
phạm học Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Hữu Tráng
được xem là công trình nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực này. Trong đó, tác giả chỉ
mới đề cập nạn nhân dưới góc độ là hậu quả của tội phạm hoặc là đối tượng tác động
của tội phạm, qua đó xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm. Đến năm 2001, bài
viết “ Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn
Xuân Yêm cũng đề cập một phần đến nạn nhân nhưng chủ yếu là giới thiệu về nạn
nhân dưới góc độ nghiên cứu lịch sử và sự hình thành, những thành tựu nghiên cứu
của nạn nhân tại Nhật Bản. Đến năm 2002, hai công trình nghiên cứu của Luận văn
Thạc sĩ Luật học “Khía cạnh nạn nhân của tội phạm và vấn đề phòng ngừa tội phạm”
của tác giả Lê Nguyên Thanh và Luận văn Thạc sĩ Luật học “Nạn nhân của tội phạm
trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trần Thanh Phong đã tiếp tục đánh dấu bước
phát triển của việc nghiên cứu vấn đề nạn nhân của tội phạm ở nước ta. Bên cạnh đó,
còn có các bài báo trong các tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu của sinh
viên luật về khía cạnh nạn nhân như: Luận văn tốt nghiệp cử nhân “Nạn nhân trong
nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm,
3
danh dự con người” năm 2004 của Nguyễn Trần Như Khuê hay “Vấn đề nghiên cứu
nạn nhân của tội phạm trong tội phạm học Việt Nam” năm 2005 của Nguyễn Thái
Hiền. Tuy nhiên các công trình này chỉ đi sâu, phân tích các đặc điểm nhân thân, hành
vi của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội của tội phạm cụ thể, hoặc đưa ra cái
nhìn tổng quát về toàn bộ khía cạnh nạn nhân của tội phạm hay một nhóm tội mà chưa
đi vào nghiên cứu ở góc độ khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của
một tội danh cụ thể và các đặc điểm riêng biệt của nó tại một địa phương nhất định.
Do đó, có thể khẳng định việc nghiên cứu khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và
điều kiện của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà là hoàn toàn mới,
không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề nguyên cứu
này là rất thiết thực, cần thiết cho công tác phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản hiện
nay tại Khánh Hoà nói riêng và phạm vi cả nước nói chung.
3. Mục đích, đối tƣợng, giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu đề tài: đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trên cơ sở nghiên
cứu về nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm.
- Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: với mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ của Luận
văn là làm rõ khái niệm nạn nhân trong tội phạm học; phân tích những vấn đề lý luận
về nội dung và mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm của nạn nhân trong nguyên nhân
và điều kiện của tội phạm. Trên cơ sở lý luận này, Luận văn phân tích các đặc điểm về
nạn nhân của tội phạm cướp giật tài sản ở Khánh Hoà trong thực tiễn, đánh giá thực
tiễn phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ góc độ nạn nhân học; và
đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa tội phạm này
tại Khánh Hoà.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vụ
án cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn
có một số giới hạn như sau. Thứ nhất, các số liệu chỉ giới hạn trong thời gian 5 năm,
từ năm 2006 đến năm 2010. Thứ hai, Luận văn chỉ nghiên cứu khía cạnh nạn nhân
trong các tội phạm cướp giật tài sản ở góc độ tội phạm học, nhằm mục đích phòng
ngừa tội phạm này ở Khánh Hoà.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
4
Phương pháp luận của Luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Để thực hiện nhiệm vụ đã nêu, Luận văn sử dụng các
phương pháp cụ thể: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học. Trong
quá trình nghiên cứu, các phương pháp này sẽ được vận dụng một cách linh hoạt và
kết hợp đan xen lẫn nhau.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Nghiên cứu khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cướp
giật tài sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới. Những
công trình đã nêu trong phần tình hình nghiên cứu chưa tìm hiểu khía cạnh nạn nhân
của riêng một tội danh xảy ra trên một địa bàn. Có thể nói, đây là công trình đầu tiên
trình bày một cách hệ thống và chuyên sâu về khía cạnh nạn nhân của một tội phạm cụ
thể xảy ra trên một địa bàn.
Những nghiên cứu của tác giả qua Luận văn này, phần nào sẽ giúp cho các cơ
quan bảo vệ pháp luật, các chuyên gia nghiên cứu tội phạm ở Khánh Hoà đánh giá
tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa tội phạm của nhóm tội phạm sở hữu nói
chung và tội phạm cướp giật nói riêng có liên quan đến nạn nhân để hoàn thiện, nâng
cao hiệu quả cho các chương trình, kế hoạch phòng chống tội phạm này tại tỉnh Khánh
Hoà.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nghiên cứu nạn nhân trong nguyên nhân và
điều kiện của tội phạm
Chương 2: Tình hình tội phạm cướp giật tài sản và đặc điểm của nạn nhân tội
cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cướp giật tài sản trên địa
bàn tỉnh Khánh Hoà từ góc độ nạn nhân và kiến nghị.