Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
131
Kích thước
690.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1682

Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân, điều kiện của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

KHÍA CẠNH NẠN NHÂN TRONG NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU

KIỆN CỦA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

KHÍA CẠNH NẠN NHÂN TRONG NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU

KIỆN CỦA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự - Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Phạm Quang Phúc

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Thanh Vân

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ KHÍA CẠNH NẠN NHÂN

TRONG CÁC NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM TRỘM

CẮP TÀI SẢN

1.1. Nhận thức về tội phạm trộm cắp tài sản trong Bộ luật hình sự

năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) ................................................. 6

1.2. Nhận thức về khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân, điều

kiện của tội phạm trộm cắp tài sản .............................................................. 10

1.2.1. Khái niệm nạn nhân (người bị hại) của tội phạm ....................... 12

1.2.2. Khía cạnh nạn nhân (người bị hại) trong nguyên nhân, điều kiện

của tội phạm trộm cắp tài sản .......................................................................... 21

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ ĐẶC

ĐIỂM CỦA NẠN NHÂN (NGƯỜI BỊ HẠI) TRONG CÁC VỤ ÁN

TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh

Phú Yên……. .............................................................................. 32

2.1.1. Đặc điểm địa lý dân cư, kinh tế - xã hội có liên quan đến tình

hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên .............................. 32

2.1.2. Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh

Phú Yên ....................................................................................... 33

2.2. Đặc điểm của nạn nhân (người bị hại) trong các vụ án trộm

cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên .......................................................... 36

2.2.1. Hành vi của nạn nhân .................................................................. 36

2.2.2. Các đặc điểm nhân thân của nạn nhân ....................................... 38

2.2.3. Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội .......................... 51

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN LOẠI TRỪ NGUYÊN NHÂN,

ĐIỀU KIỆN TỪ PHÍA NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI

SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

3.1. Dự báo tình hình tội phạm và khía cạnh nạn nhân của tội

phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian

tới…………………………………………………………………………... 60

3.1.1. Cơ sở dự báo ................................................................................ 60

3.1.2. Nội dung dự báo .......................................................................... 61

3.2. Giải pháp góp phần loại trừ nguyên nhân, điều kiện từ phía

nạn nhân của tội phạm trộm cắp tài sản ...................................................... 65

3.2.1. Nâng cao ý thức cảnh giác, tăng cường sự chủ động bảo vệ tài

sản thông qua việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

chúng……. ....................................................................................................... 65

3.2.2. Khuyến cáo, nhắc nhở người dân, cơ quan, tổ chức lắp đặt các

thiết bị chống trộm hiện đại ............................................................................. 68

3.2.3. Nâng cao tinh thần tố giác tội phạm trộm cắp tài sản của nạn

nhân và những người liên quan khác ............................................................... 69

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Công cuộc đổi mới đất nước kể từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà

nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính

trị, văn hóa, xã hội… tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp đẩy mạnh công

nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Cùng với tình hình đổi mới và đi lên

chung của đất nước, diện mạo của tỉnh Phú Yên đang ngày càng “thay da đổi

thịt” và có những chuyển biến mạnh mẽ về nhiều lĩnh vực, đời sống nhân dân

không ngừng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, an ninh

chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có tiến bộ đáng khích lệ. Tuy

nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại một thực trạng

không thể phủ nhận trong mặt trái của nền kinh tế thị trường, đó là sự phân

hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc; sự tha hoá trong lối sống, đạo đức; sự xuất

hiện các tệ nạn xã hội cũng như các hành vi phạm tội, đặc biệt là tội phạm

trộm cắp tài sản diễn ra khá phức tạp. Hậu quả của tội phạm này không chỉ là

sự thiệt hại về tài sản mà nó còn gây ra tâm lý hoang mang cho mọi người,

cản trở sự phát triển của xã hội, nhất là trong lĩnh vực đầu tư và du lịch. Tại

tỉnh Phú Yên trong 5 năm từ năm 2007 đến năm 2011, đã xét xử 622 vụ phạm

tội trộm cắp tài sản với 1.093 bị cáo.1

Qua nghiên cứu các vụ án cho thấy,

khía cạnh nạn nhân có vai trò nhất định trong nguyên nhân, điều kiện của tình

hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh.

Tội phạm là kết quả của sự tương tác hỗ trợ giữa nhiều yếu tố khác

nhau. Mỗi yếu tố có một vị trí, vai trò và ý nghĩa nhất định đối với quá trình

hình thành tội phạm. Khía cạnh nạn nhân của tội phạm, một trong những bộ

phận hợp thành nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cụ thể có vai trò quan

trọng trong cơ chế hành vi phạm tội. Dưới góc độ tội phạm học, khía cạnh nạn

nhân được hiểu là các yếu tố thuộc về nạn nhân của tội phạm. Chính nạn nhân

đã góp phần tạo ra nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm. Do vậy,

1

Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên (2007-2011), Tổng hợp báo cáo kết quả xét xử hình sự sơ

thẩm các vụ án trộm cắp tài sản hàng năm từ năm 2007-2011.

2

nghiên cứu đầy đủ về khía cạnh nạn nhân của tội phạm sẽ góp phần nâng cao

nhận thức về nguyên nhân, điều kiện của tội phạm. Vì lý do này, tác giả nhận

thấy việc phòng ngừa tội phạm sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu chúng ta chú ý kết

hợp được các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung với các biện pháp

phòng ngừa tội phạm từ phía những chủ thể có nguy cơ trở thành nạn nhân

của tội phạm.

Xuất phát từ những nhận thức trên, tác giả chọn đề tài “Khía cạnh nạn

nhân trong nguyên nhân, điều kiện của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn

tỉnh Phú Yên” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Tội phạm học hiện đại, nạn nhân học là một lĩnh vực nghiên cứu khá

mới mẻ. Nó chỉ mới bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 40 của thế kỷ XX

ở các nước phương Tây, sau đó nạn nhân học cũng đã thu hút dần sự quan

tâm của các nhà tội phạm học như Đức, Nhật Bản và các quốc gia phát triển

khác. Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu nạn nhân của tội phạm chỉ mới được

quan tâm trong những năm gần đây, cụ thể:

- Năm 2000, Luận văn Thạc sĩ Luật học “Nạn nhân học trong tội phạm

học Việt nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Hữu

Tráng, tác giả chỉ đi sâu phân tích các mức độ ảnh hưởng của từng loại nạn

nhân trong các khâu của cơ chế hành vi phạm tội, mà vẫn chưa chỉ ra cụ thể

khía cạnh nạn nhân cũng như nội dung cụ thể của từng khía cạnh nạn nhân

trong nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cụ thể.

- Năm 2001, bài viết “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”

của GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm cũng đề cập một phần đến nạn nhân nhưng

chủ yếu là giới thiệu về nạn nhân dưới góc độ nghiên cứu lịch sử và sự hình

thành, những thành tựu nghiên cứu của nạn nhân tại Nhật Bản.

- Năm 2002, Luận văn Thạc sĩ Luật học “Khía cạnh nạn nhân của tội

phạm và vấn đề phòng ngừa tội phạm” của tác giả Lê Nguyên Thanh và

“Nạn nhân của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trần

Thanh Phong đã tiếp tục đánh dấu bước phát triển của việc nghiên cứu vấn đề

nạn nhân của tội phạm ở nước ta.

3

- Năm 2011, Luận văn Thạc sĩ Luật học “Khía cạnh nạn nhân trong

nguyên nhân và điều kiện của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Khánh

Hòa” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lệ, tác giả nghiên cứu ở các góc độ khác

nhau về khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của một tội danh

cụ thể “Cướp giật tài sản” và các đặc điểm riêng biệt của nó tại một địa

phương nhất định “Tỉnh Khánh Hòa”.

Bên cạnh đó, còn có các bài báo trong các tạp chí chuyên ngành, các

công trình nghiên cứu của sinh viên luật về khía cạnh nạn nhân như: Năm

2004, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật “Nạn nhân trong nguyên nhân và

điều kiện của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự

con người” của tác giả Nguyễn Trần Như Khuê và “Khía cạnh nạn nhân của

các tội xâm phạm sở hữu và vấn đề phòng ngừa tội phạm” của tác giả

Nguyễn Thị Minh Nguyệt. Năm 2005, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật

“Vấn đề nghiên cứu nạn nhân của tội phạm trong tội phạm học Việt Nam”

của tác giả Nguyễn Thái Hiền. Tuy nhiên, các công trình này chỉ đi sâu phân

tích các đặc điểm nhân thân, hành vi của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm

tội của tội phạm hay một nhóm tội cụ thể. Do đó, có thể khẳng định việc

nghiên cứu khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân, điều kiện của tội phạm

trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên là hoàn toàn mới, chưa trùng lắp

bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố.

3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu khía cạnh nạn nhân trong

các vụ án trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên, từ đó đưa ra những giải

pháp góp phần loại trừ nguyên nhân, điều kiện từ phía nạn nhân của tội phạm

trộm cắp tài sản trong thời gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ của

Luận văn là làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội phạm trộm cắp tài sản trong Bộ

luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009); khái niệm nạn nhân

(người bị hại) của tội phạm; khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân, điều kiện

của tội phạm trộm cắp tài sản. Trên cơ sở lý luận này, Luận văn phân tích các

đặc điểm về nạn nhân của tội phạm trộm cắp tài sản trong thực tiễn và đưa ra

4

những giải pháp góp phần loại trừ nguyên nhân, điều kiện từ phía nạn nhân

của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian tới.

Đối tượng nghiên cứu: Nạn nhân trong các nguyên nhân, điều kiện của

các vụ án trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi thời gian: Các số liệu khảo sát đánh giá trong thời gian 5 năm

từ năm 2007 đến năm 2011.

- Phạm vi nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu khía cạnh nạn nhân trong

các tội phạm trộm cắp tài sản ở góc độ tội phạm học.

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp luận của Luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Để thực hiện nhiệm vụ đã nêu,

Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê,

so sánh, điều tra xã hội học. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp

này sẽ được vận dụng một cách linh hoạt và kết hợp đan xen lẫn nhau.

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Nghiên cứu khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân, điều kiện của tội

phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên là một lĩnh vực nghiên cứu

khá mới. Những công trình đã nêu trong phần tình hình nghiên cứu chưa tìm

hiểu khía cạnh nạn nhân của riêng tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra trên địa

bàn tỉnh Phú Yên. Có thể nói, đây là công trình đầu tiên trình bày một cách hệ

thống và chuyên sâu về khía cạnh nạn nhân của tội phạm trộm cắp tài sản xảy

ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Những nghiên cứu của tác giả qua Luận văn này, phần nào sẽ giúp cho

các cơ quan bảo vệ pháp luật, các chuyên gia nghiên cứu tội phạm ở tỉnh Phú

Yên đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp góp phần loại trừ nguyên

nhân, điều kiện từ phía nạn nhân của tội phạm trộm cắp tài sản để hoàn thiện

và nâng cao hiệu quả cho các chương trình; kế hoạch phòng, chống tội phạm

này tại tỉnh Phú Yên.

5

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

Luận văn gồm 3 Chương:

Chương 1: Nhận thức lý luận về khía cạnh nạn nhân trong các nguyên

nhân, điều kiện của tội phạm trộm cắp tài sản.

Chương 2: Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản và đặc điểm của nạn

nhân (người bị hại) trong các vụ án trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Phú

Yên.

Chương 3: Giải pháp góp phần loại trừ nguyên nhân, điều kiện từ phía

nạn nhân của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

6

CHƯƠNG 1

NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ KHÍA CẠNH NẠN NHÂN TRONG CÁC

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN

1.1. Nhận thức về tội phạm trộm cắp tài sản trong Bộ luật hình sự năm

1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Tội trộm cắp tài sản trực tiếp xâm phạm quyền sở hữu của người khác

về tài sản. Đối tượng tác động của tội phạm trộm cắp tài sản là tài sản đang có

chủ. Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ

sung năm 2009) với các dấu hiệu pháp lý sau:

- Khách thể của tội trộm cắp tài sản

Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo

vệ và bị tội phạm xâm hại.2

Cũng giống như các tội được quy định trong

Chương XIV các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự, tội trộm cắp tài

sản xâm phạm đến quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài

sản) của người khác.

Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản đó là tài sản của người

khác. Tài sản có thể thuộc quyền sở hữu của công dân Việt Nam, của người

nước ngoài, của các tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam, của Nhà

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như của các nước khác tại

Việt Nam đều được pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ.

- Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại

bên ngoài của tội phạm.3

Các biểu hiện bên ngoài của tội phạm tạo thành mặt

khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;

hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm

2

Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an

nhân dân, Hà Nội, tr. 67.

3

Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Tlđd 2, tr. 77.

7

cho xã hội và hậu quả; các điều kiện bên ngoài khác của việc thực hiện hành

vi phạm tội như công cụ, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…

Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản bao gồm các dấu hiệu sau:

+ Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản

Hành vi khách quan đặc trưng của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén

lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc đang do người khác quản

lý. Lén lút thực hiện hành vi tức là che giấu không cho người khác biết việc

làm của mình khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội luôn có ý thức

che giấu hành vi chiếm đoạt không để chủ tài sản hoặc người đang quản lý tài

sản biết. Ý thức che giấu hành vi phạm pháp có thể đối với tất cả mọi người

nhưng cũng có thể chỉ đối với chủ tài sản hoặc người đang quản lý tài sản, ý

thức che giấu này có thể là che giấu toàn bộ hành vi phạm tội hoặc chỉ che

giấu tính chất phi pháp của hành vi phạm tội.

+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội trộm cắp tài sản

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là những thiệt hại do người

phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cho khách thể của tội phạm. Đối với tội

trộm cắp tài sản, hậu quả nguy hiểm cho xã hội được quy định tại khoản 1

Điều 138 Bộ luật hình sự, theo đó chỉ được coi là phạm tội trộm cắp tài sản

trong những trường hợp: giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên,

hoặc nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải thỏa mãn

một trong những điều kiện là gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt

hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,

chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Cần lưu ý, tội trộm cắp tài sản chỉ coi

là hoàn thành khi người thực hiện hành vi trộm cắp đã chiếm đoạt được tài

sản. Còn khi họ chưa chiếm đoạt được tài sản, hành vi của họ chưa cấu thành

tội phạm.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy

hiểm cho xã hội của tội trộm cắp tài sản

8

Mối quan hệ nhân quả trong mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản đó

là hành vi phạm tội được coi là nguyên nhân và thiệt hại gây ra cho người sở

hữu tài sản được coi là hậu quả của tội phạm.

Các dấu hiệu về công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm,

hoàn cảnh phạm tội… không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội

phạm. Tuy nhiên, việc xác định những dấu hiệu này có ý nghĩa quan trọng

trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Bởi vì, những dấu hiệu này góp phần

xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng

thời cũng thông qua đó giúp chúng ta xác định được những nguyên nhân và

điều kiện phạm tội để từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu cho công tác đấu tranh

phòng, chống tội phạm.

- Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản

Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội

phạm.

4

Mặt chủ quan là một mặt trong thể thống nhất với mặt khách quan của

tội phạm gồm các dấu hiệu về lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.

Lỗi của người phạm tội trộm cắp tài sản là lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục

đích vụ lợi và là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Trong tội trộm

cắp tài sản, động cơ và mục đích vụ lợi là dấu hiệu đặc trưng nhưng không

phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, trên thực tế

điều tra làm rõ động cơ, mục đích của hành vi trộm cắp tài sản trong những

trường hợp cụ thể có thể làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong đó có tình tiết tăng

nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

- Chủ thể của tội trộm cắp tài sản

Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi được luật hình sự quy

định là tội phạm khi có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách

nhiệm hình sự.

5

Chủ thể của tội phạm trộm cắp tài sản là người có đủ năng

lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới

4

Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Tlđd 2, tr. 77.

5

Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Tlđd 2, tr. 31.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!