Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Long An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BO Ä GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HO ÏC LUAÄT THAØNH PHO Á HO À CHÍ MINH
ÑAÏI HOÏC
PHAN THANH TUẤN
KHÍA CẠNH NẠN NHÂN TRONG NGUYÊN NHÂN
VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
BO Ä GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HO ÏC LUAÄT THAØNH PHO Á HO À CHÍ MINH
PHAN THANH TUẤN
KHÍA CẠNH NẠN NHÂN TRONG NGUYÊN NHÂN
VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Vũ Đức Trung
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung Luận văn là kết quả của
một quá trình tổng hợp và nghiên cứu nghiêm túc của riêng tác giả. Tất
cả ý kiến của các tác giả khác được đưa vào Luận văn đều được tác giả
giữ nguyên ý tưởng và trích dẫn cẩn thận.
Tác giả Luận văn
Phan Thanh Tuấn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHÍA CẠNH NẠN NHÂN TRONG
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI ................8
1.1. Nhận thức về nạn nhân của tội phạm học trong nguyên nhân và điều kiện của
tội phạm nói chung .................................................................................................8
1.1.1. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm dưới góc độ nghiên cứu tội
phạm học.............................................................................................................8
1.1.2. Khái niệm nạn nhân của tội phạm..........................................................16
1.2. Vai trò của nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm giết người
...............................................................................................................................22
1.3. Các đặc điểm về nạn nhân trong vụ phạm tội giết người. .............................27
1.3.1.Hành vi của nạn nhân ..............................................................................27
1.3.2. Nhân thân của nạn nhân .........................................................................28
1.3.3. Mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội ....................................32
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM
NẠN NHÂN CỦA CÁC TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LONG AN ................................................................................................................33
2.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội phạm giết người theo quy định của
pháp luật hiện hành. ..............................................................................................33
2.1.1.Khách thể của tội phạm...........................................................................33
2.1.2. Biểu hiện khách quan của tội phạm........................................................34
2.1.3. Biểu hiện chủ quan của tội phạm ...........................................................37
2.1.4. Chủ thể của tội phạm..............................................................................39
2.2. Một số đặc điểm về tình hình các tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Long
An..........................................................................................................................45
2.3. Các đặc điểm của nạn nhân của các tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh
Long An. ...............................................................................................................50
2.3.1. Nhân thân của nạn nhân .........................................................................50
2.3.2. Hành vi của nạn nhân .............................................................................57
2.3.3. Mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội ....................................61
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM, CÁC
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LONG AN TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH NẠN NHÂN.........66
3.1. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Long An
từ khía cạnh nạn nhân ...........................................................................................66
3.1.1. Do lỗi của nạn nhân................................................................................66
3.1.2. Do khả năng nhận thức pháp luật hạn chế của nạn nhân. ......................68
3.1.3. Do khả năng chống trả của nạn nhân đối với người phạm tội................68
3.2. Dự báo tình hình các tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Long An trong
thời gian tới...........................................................................................................69
3.2.1. Cơ sở của dự báo ...................................................................................69
3.2.2. Nội dung dự báo .....................................................................................71
3.3. Các biện pháp phòng ngừa các tội phạm giết người từ khía cạnh nạn nhân tại
tỉnh Long An.........................................................................................................72
3.3.1. Xây dựng phương án phòng ngừa những đối tượng có hành vi giết người
để phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân; tích cực tuyên truyền phổ
biến những thủ đoạn thực hiện tội phạm của các đối tượng phạm tội giết người
trong quần chúng nhân dân để họ nâng cao ý thức cảnh giác, biết phản ứng
đúng mức nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội giết người của đối tượng. .........73
3.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật..........73
3.3.3. Loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa phẩm độc hại, bài trừ tệ
nạn xã hội trên phạm vi cả nước.......................................................................76
3.3.4. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống lành
mạnh, cách ứng xử văn minh để ngăn chặn những vụ giết người mà nạn nhân
là người có quan hệ huyết thống, bạn bè thân thiết với người phạm tội..........78
3.3.5. Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người của
các cơ quan bảo vệ pháp luật............................................................................78
KẾT LUẬN..............................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Số vụ án, số bị cáo bị xét xử về các tội phạm giết người (Điều 93 và Điều
96 Bộ luật hình sự) trên địa bàn tỉnh Long An. ........................................................47
Bảng 2: Số vụ án, số bị cáo phạm tội giết người (Điều 93 và Điều 96 Bộ luật hình
sự) so với số vụ án, số bị cáo phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người
trên địa bàn tỉnh Long An. ........................................................................................48
Bảng 3: Số vụ án, số bị can và số bị cáo bị khởi tố, truy tố, xét xử về các tội phạm
giết người (theo Điều 93 và Điều 96 Bộ luật hình sự) trên địa bàn tỉnh Long An. ..49
Bảng 4: Số nạn nhân nam giới và nữ giới trong tổng số nạn nhân của các tội phạm
giết người trên địa bàn tỉnh Long An........................................................................51
Bảng 5: Độ tuổi của các nạn nhân của các tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh
Long An.....................................................................................................................53
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lĩnh vực tư pháp hình sự bên cạnh ngành khoa học Luật Hình sự, còn
có một ngành khoa học khác có đối tượng nghiên cứu rất riêng biệt, chuyên nghiên
cứu về bản chất của hiện tượng xã hội tiêu cực là tội phạm, về quy luật làm phát
sinh, tồn tại và phát triển của hiện tượng này trong đời sống xã hội, cũng như tìm ra
nguyên nhân và điều kiện của nó để kiến nghị đưa ra những giải pháp tổng thể, có
hệ thống mang tính chủ động, tích cực và có hiệu quả, đó chính là ngành khoa học
nghiên cứu về tội phạm- Tội phạm học.Với tư cách là một ngành khoa học độc lập
trong lĩnh vực tư pháp hình sự, tội phạm học có đối tượng nghiên cứu đặc thù và
riêng biệt so với các ngành khoa học khác đó chính là những vấn đề liên quan đến
tội phạm và người phạm tội. Thế nhưng, khía cạnh nạn nhân của tội phạm, một
trong những bộ phận hợp thành nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể đồng
thời có vai trò quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội, thì lại chưa được nghiên
cứu nhiều. Dưới góc độ tội phạm học, khía cạnh nạn nhân được hiểu là các yếu tố
thuộc về nạn nhân của tội phạm. Các yếu tố này có thể thúc đẩy việc thực hiện tội
phạm, và trong nhiều trường hợp chúng có thể trở thành nguyên nhân trực tiếp của
tội phạm. Nếu nghiên cứu đầy đủ về khía cạnh nạn nhân của tội phạm chắc chắn sẽ
góp phần nâng cao nhận thức về nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Do đó, xét về
mặt lý luận thì việc tìm hiểu khía cạnh nạn nhân của tội phạm là một nhu cầu khách
quan và thiết yếu.
Trong thời gian gần đây trước sự chuyển biến nhanh chóng về kinh tế- xã hội
và sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ; sự phát triển
mạnh mẽ trong quan hệ đối ngoại trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo
dục của các quốc gia trên thế giới. Trong xu thế hội nhập đó, tình hình kinh tế, xã
hội của nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với sự phát triển chung
trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt trong 10 năm thực hiện
“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010”, đất nước ta đã tranh thủ thời
cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực
của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những
thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển,
bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Nền chính trị - xã hội
ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế
2
được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và
tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.
1
Trong sự phát triển chung của cả nước trên các lĩnh vực nói trên; với vị trí là
cửa ngõ miền Tây của thành phố Hồ Chí Minh, Long An trước đây vẫn còn là một
tỉnh thuần túy về nông nghiệp, nhưng kể từ thời kỳ đổi mới, nhất là khoảng những
năm 90 của thế kỷ trước, với nhiều chính sách thu hút đầu tư trong nước cũng như
nước ngoài làm cho Long An từ một địa phương chuyên sản xuất về nông nghiệp,
nay chuyển sang một tỉnh có cơ cấu công nghiệp phát triển mạnh, nhất là các khu
công nghiệp ở các huyện Bến Lức, Đức Hoà, Cần Giuộc đã thúc đẩy kinh tế phát
triển, mức sống của người dân được nâng cao; Long An cũng là một trong các tỉnh
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hàng năm luôn nộp vượt chỉ tiêu
ngân sách.
Tuy nhiên, không thoát khỏi xu hướng phát triển chung của cả nước; bên
cạnh những thành tựu của quá trình đổi mới mang lại cho Long An trên các lĩnh vực
của đời sống kinh tế- xã hội cũng đã kéo theo hàng loạt vấn đề phức tạp mới: tình
hình tội phạm ở Long An hiện nay có xu hướng tăng cả về số lượng và cơ cấu tội
phạm; tính chất phạm tội nguy hiểm phức tạp hơn trước nhất là loại tội phạm sử
dụng bạo lực xâm phạm đến tính mạng như giết người, cướp tài sản, đâm thuê chém
mướn, bảo kê nhà hàng và các hành vi phạm tội khác có tính chất côn đồ hung hãn.
Đặc biệt riêng với tội giết người thì không nằm ngoài diễn biến chung của tình hình
tội phạm, liên tiếp xảy ra nhiều vụ án giết người với nhiều nguyên nhân khác nhau
như: mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; ảnh hưởng của lối sống bạo lực; ích kỷ dẫn
đến hình thành ý thức xem thường tính mạng của người khác; sự phát triển của các
tệ nạn xã hội như ma tuý, rượu chè, cờ bạc.
Từ thực tế đó ngày 31/7/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
09/1998/NQ-CP; Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg về Chương trình quốc gia
phòng, chống tội phạm. Ngày 10/2/1999 Ban chỉ đạo chương trình quốc gia phòng
chống tội phạm đã ra quyết định số 01/BCĐ 138/CP triển khai thực hiện Nghị quyết
của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chương trình quốc gia
phòng chống tội phạm trên phạm vi cả nước.
Trên cơ sở đó, Đảng bộ chính quyền và nhân dân Long An đã đặt ra cho
mình mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, tạo được những chuyển biến tích cực trong đấu
1 Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), Tài liệu học tập các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.100 -101.
3
tranh phòng chống tội phạm, góp phần ổn định chính trị xã hội, phục vụ đắc lực và
có hiệu quả cho công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội hiện nay.
Để thấy được sự gia tăng về số lượng tội phạm giết người trên địa bàn của
tỉnh từ năm 2007 đến năm 2011; tình hình tội phạm giết người không giảm mà có
chiều hướng gia tăng so với các giai đoạn trước; chủ yếu là các vụ giết người do
nguyên nhân xã hội, mâu thuẫn thù tức do va chạm trong cuộc sống hàng ngày. Qua
đó thấy được hiện nay xã hội đang thực sự phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ nhiều
mặt của loại tội phạm nghiêm trọng này. Thiệt hại về tính mạng, tổn thất về tinh
thần và sự tàn phá những giá trị đạo đức truyền thống do tội giết người gây ra đang
từng ngày làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của nhân dân trong tỉnh, ảnh
hưởng đến các quan hệ xã hội và trong quan hệ kinh tế; việc lo ngại về sự không ổn
định trật tự xã hội và an toàn tính mạng v.v… làm ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ
đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như đầu tư nước ngoài vào Long
An gây ra những thiệt hại kinh tế không thể tính được. Điều đáng báo động là số
lượng các vụ án đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến tội phạm giết người ngày càng
gia tăng cả về quy mô lẫn tính chất phạm tội. Phần lớn các vụ án về tội giết người
tại Long An thì khía cạnh nạn nhân được thể hiện rất rõ, là điều kiện, nguyên nhân
dẫn đến tình hình tội phạm trên gia tăng hiện nay tại tỉnh Long An. Do đó, xét về
mặt lý luận thì việc tìm hiểu khía cạnh nạn nhân của tội phạm là một nhu cầu thiết
yếu. Chính vì lý do đó, tác giả nhận thấy việc phòng ngừa tội phạm giết người sẽ
đạt hiệu quả hơn nếu chúng ta kết hợp các biện pháp phòng ngừa nói chung với
phòng ngừa tội phạm từ phía những chủ thể có nguy cơ bị xâm phạm, trở thành nạn
nhân của tội phạm nói trên.
Với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện mục đích
trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và
điều kiện của các tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Long An” để nghiên cứu
trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả nhận thấy từ trước đến nay, tội
giết người được nhiều tác giả đề cập đến ở những góc độ khác nhau:
- Năm 1997, tác giả Đinh Văn Quế đã đề cập loại tội phạm này với những
dấu hiệu pháp lý đặc trưng của nó trong quyển: “Trách nhiệm hình sự đối với các
tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người”;