Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
98
Kích thước
969.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1247

Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TỐNG VIỆT NHÂN

KHÍA CẠNH NẠN NHÂN

TRONG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN

CỦA CÁC TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA

NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TỐNG VIỆT NHÂN

KHÍA CẠNH NẠN NHÂN

TRONG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN

CỦA CÁC TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA

NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Hình sự. Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thành Dương

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung Luận văn là kết quả của một quá

trình tổng hợp và nghiên cứu nghiêm túc của riêng tác giả dưới sự hướng dẫn khoa

học của TS. Lê Thành Dương.

Tất cả ý kiến của các tác giả khác được đưa vào Luận văn đều được tác giả

giữ nguyên ý tưởng và trích dẫn cẩn thận.

Tống Việt Nhân

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Danh mục bảng

Bảng 1: So sánh tỷ lệ tăng, giảm hàng năm với số vụ án, số bị cáo đã xét xử

về các tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 200 7 – 2011. .............................................. tr.31

Bảng 2: Số liệu thống kê Tòa án nhân dân các huyện, thị, thành tỉnh Tiền

Giang đã xét xử sơ thẩm hàng năm, từ năm 2007 – 2011 ................................... tr. 32

Bảng 3: Trình độ học vấn của người phạm tội mà Tòa án đã xét xử về các tội

phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa

bàn tỉnh Tiền Giang, từ năm 2007- 2011. ............................................................. tr.35

Bảng 4: Nghề nghiệp của bị cáo bị xét xử về các tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, từ năm

2007 – 2011........................................................................................................... tr.36

Bảng 5: So sánh tỷ lệ giới tính nạn nhân của các tội phạm cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền

Giang, từ năm 2007 – 2011................................................................................... tr.37

Bảng 6: Độ tuổi của nạn nhân trong các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2007 - 2011

............................................................................................................................... tr.38

Bảng 7: Số vụ án và số nạn nhân của các tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác giữa các huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh

Tiền Giang, từ năm 2007 – 2011 .......................................................................... tr.41

Bảng 8: Thương tích mà người thực hiện tội phạm gây ra cho nạn nhân.. tr.55

Danh mục biểu

Biểu đồ 1: Diễn biến tình hình tội phạm về các tội phạm cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã xét

xử từ năm 2007 – 2011. ........................................................................................ tr.31

Biểu đồ 2: So sánh số vụ án đã xét xử về các tội phạm cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, với các tội danh còn lại trên địa bàn

tỉnh Tiền Giang từ năm 2007 – 2011 .................................................................... tr.32

Biểu đồ 3: Số vụ án đã xét xử về các tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,

danh dự, nhân phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2007 – 2011............... tr.33

Biểu đồ 4: So sánh số vụ án đã xét xử về tội phạm cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104) với các tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh và tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

(Điều 105, 106) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, từ năm 2007 đến năm 2011 như sau

............................................................................................................................... tr.34

Biểu đồ 5: So sánh tỷ lệ giới tính người phạm tội mà Tòa án đã xét xử về các

tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên

địa bàn tỉnh Tiền Giang, từ năm 2007 đến năm 2011.......................................... tr.35

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................... tr.1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH NẠN

NHÂN TRONG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM..................... tr.5

1.1. Khái niệm và vai trò của nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội

phạm........................................................................................................................ tr.5

1.1.1. Khái niệm nạn nhân............................................................................. tr.5

1.1.2. Vai trò của nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm .tr.8

1.2. Các nội dung nghiên cứu về nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện

của tội phạm .......................................................................................................... tr.14

1.2.1. Lịch sử nghiên cứu về nạn nhân của tội phạm.................................. tr.14

1.2.2. Các nội dung nghiên cứu về nạn nhân trong tội phạm học hiện đại tr.16

1.3. Ý nghĩa pháp lý hình sự trong việc nghiên cứu nạn nhân trong Luật hình

sự .......................................................................................................................... tr. 23

1.3.1. Nạn nhân là yếu tố định tội .............................................................. tr. 23

1.3.2. Nạn nhân là yếu tố định tình tiết định khung hình phạt.................... tr.24

1.3.3. Nạn nhân là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự....... tr.24

1.3.4. Nạn nhân là người quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự ........... tr.25

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC

GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

TIỀN GIANG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NẠN NHÂN VỀ CÁC TỘI PHẠM NÀY ..... tr.26

2.1. Dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của pháp luật hiện hành ..... tr. 26

2.1.1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

(Điều 104) ........................................................................................................... tr. 26

2.1.2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105).................................... tr. 27

2.1.3. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106) ....................................... tr. 27

2.2. Thực trạng tình hình các tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang................................. tr. 28

2.2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế-xã hội, địa lý, dân cư tỉnh Tiền Giang tr. 28

2.2.2. Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang............................. tr. 30

2.2.3. Một số đặc điểm về các tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ................................. tr.30

2.3. Đặc điểm về nạn nhân của các tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang...................... tr.36

2.3.1. Nhân thân của nạn nhân.................................................................... tr.37

2.3.2. Hành vi của nạn nhân....................................................................... tr. 46

2.3.3. Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội ................................ tr.47

2.4. Động thái của các tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ............................................... tr.50

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY

THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NẠN NHÂN, HƯỚNG

HOÀN THIỆN............................................................................................................... tr.52

3.1. Nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ góc độ nạn

nhân ....................................................................................................................... tr.52

3.1.1. Nguyên nhân và điều kiện chung của nạn nhân trong các tội phạm cố ý

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác .......................... tr.52

3.1.2. Nguyên nhân và điều kiện cụ thể của nạn nhân trong các tội phạm cố ý

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác .......................... tr.54

3.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các tội phạm cố ý

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh

Tiền Giang từ việc nghiên cứu đặc điểm về nạn nhân ......................................... tr.57

3.3. Một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội

phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa

bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới từ khía cạnh nạn nhân ............................ tr.61

3.3.1. Dự báo tình hình tội phạm các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ................................. tr.61

3.3.2. Giải pháp............................................................................................ tr.64

3.3.3. Kiến nghị ............................................................................................ tr.69

KẾT LUẬN..................................................................................................................... tr.73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Qua 20 năm xây dựng và hội nhập nền kinh tế thế giới, đất nước ta đạt được

nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã

hội... làm cho đời sống của nhân dân ngày được cải thiện, nền chính trị, an ninh trật

tự được giữ vững. Một trong những biện pháp hữu hiệu quan trọng để đảm bảo tình

hình an ninh trật tự, an toàn xã hội đó là công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm

có hiệu quả, nhất là từ khi Nghị quyết 09/1998/NQ-CP của Chính Phủ được ban

hành.1

Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm đã đạt được

nhiều kết quả khả quan, nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm xuyên quốc

gia, tội phạm có tổ chức… đã bị triệt phá. Tuy nhiên, tình hình tội phạm nói chung,

tình hình tội phạm an ninh trật tự an toàn xã hội nói riêng đang có chiều hướng tăng

lên cả về số lượng, quy mô và hậu quả, tính chất mức độ phạm tội ngày càng tinh

vi, thủ đoạn nguy hiểm hơn… gây ra tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân và ảnh

hưởng xấu đến trật tự xã hội. Càng lo lắng hơn là số thanh thiếu niên không nghề

nghiệp, tụ tập thành băng nhóm ăn chơi rượu chè, cờ bạc, khi xảy ra mâu thuẫn thì

sử dụng bạo lực, sử dụng “hung khí nguy hiểm” 2

để thanh toán nhau theo luật giang

hồ, theo kiểu xã hội đen.

Tại tỉnh Tiền Giang trong 5 năm qua (từ năm 2007 đến năm 2011), Tòa án đã

xét xử 3.848 vụ/ 6.404 bị cáo, trong đó tội phạm về các tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với 509 vụ chiếm tỷ lệ 13,2%.3 Qua

nghiên cứu các vụ án này cho thấy, nạn nhân cũng có vai trò nhất định góp phần tạo

ra nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội phạm cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hiện nay ở Tiền Giang như thách thức,

khiêu khích, hay có hành vi tấn công người phạm tội…, “trong một số trường hợp,

vai trò của nạn nhân là nguyên nhân làm phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm được

thực hiện”.4

1 Chính Phủ (1998), Nghị quyết 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 về tăng cường công tác phòng, chống tội

phạm trong tình hình mới.

2 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006

hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự (tiểu mục 3.1 mục 3).

3 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang (2007 - 2011), Tổng hợp báo cáo thống kê xét xử án hình sự sơ

thẩm hàng năm từ năm 2007-2011.

4 Dương Tuyết Miên chủ biên (2010), Giáo trình tội phạm học, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.149.

2

Vì vậy, bên cạnh thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung, kết hợp nghiên

cứu đầy đủ về khía cạnh nạn nhân sẽ góp phần vào công tác phòng ngừa tội

phạm,“…bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với

các loại tội phạm và vi phạm”5

trong thời gian tới tại tỉnh Tiền Giang ngày càng có

hiệu quả cao hơn. Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn đề tài “Khía cạnh nạn nhân

trong nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” làm luận văn

Thạc sĩ Luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu nạn nhân trong tội phạm học là vấn đề mới, chỉ được

quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Hiện nay chỉ có một số công trình

khoa học và bài viết như: “Nạn nhân học trong tội phạm học Việt Nam – Những vấn

đề lý luận và thực tiễn” Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Trần Hữu Tráng năm

2000; “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”, tác giả Nguyễn Xuân

Yêm, nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2001; “Khía cạnh nạn nhân của tội

phạm và vấn đề phòng ngừa tội phạm” Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Lê

Nguyên Thanh và “Nạn nhân của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam” Luận văn

Thạc sĩ Luật học của tác giả Trần Thanh Phong năm 2002; “Khía cạnh nạn nhân

trong nguyên nhân và điều kiện của tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Khánh

Hòa” Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Ngọc Lệ năm 2011. Ngoài ra

còn có các công trình nghiên cứu của sinh viên luật về khía cạnh nạn nhân trong

Luận văn tốt nghiệp cử nhân như: “Nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của

các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người” của tác giả

Nguyễn Trần Như Khuê năm 2004 và “Vấn đề nghiên cứu nạn nhân của tội phạm

trong tội phạm học Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thái Hiền năm 2005. Bên cạnh

đó, còn có các bài báo, tạp chí chuyên ngành cũng nghiên cứu về khía cạnh nạn

nhân, người bị hại trong vụ án hình sự... Các đề tài, luận văn khoa học nêu trên chủ

yếu nghiên cứu về đặc điểm nhân thân, hành vi của nạn nhân trong cơ chế hình

hành vi phạm tội của tội phạm cụ thể, hoặc nạn nhân là đối tượng tác động của tội

phạm, hay khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của một tội danh cụ

thể tại một tỉnh nhất định. Do đó, việc nghiên cứu khía cạnh nạn nhân trong nguyên

nhân và điều kiện của các tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

5 Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!