Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát hệ thống từ láy trong thơ phạm hổ viết cho thiếu nhi.
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
875.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1700

Khảo sát hệ thống từ láy trong thơ phạm hổ viết cho thiếu nhi.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

TẠ THỊ CHI NA

Khảo sát hệ thống từ láy trong thơ Phạm

Hổ viết cho thiếu nhi

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ láy chiếm một số lượng phong

phú. Đặc biệt, từ láy có vai trò rất quan trọng trong thơ văn. Bởi vì nó có ý

nghĩa biểu cảm rõ rệt cũng như những giá trị tượng thanh và tượng hình. Từ

láy đã làm cho người đọc và người nghe cảm thụ một cách tinh tế sống động

những âm thanh, hình ảnh, màu sắc của sự vật. Do đó, khi nói về tác dụng của

từ láy, Đỗ Hữu Châu có nhận định: “Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh

chứa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan: thị giác, thính

giác, xúc giác, khứu giác…làm theo những ấn tượng chủ quan, những cách

đánh giá, những thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng đủ sức thông

qua các giác quan hướng nội và hướng ngoại của người nghe mà tác động

mạnh mẽ đến họ…”.

Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm

chất liệu. Sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một

hình thức lôgíc nhất định. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và

tượng thanh trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách

biệt hẳn với các hình thức nghệ thuật khác. Thơ là tiếng nói của tình cảm và là

sự hàm súc cô đọng nên đã để lại trong lòng người đọc bao dấu ấn xúc cảm,

bao suy nghĩ về cuộc sống con người. Bên cạnh đó, thơ còn trở nên một hình

thức để bày tỏ tâm tư và chứa đựng tính sáng tạo của con người.

Thơ viết cho thiếu nhi nằm trong nghệ thuật sáng tác văn học nói chung

và văn học thiếu nhi nói riêng, vì thế nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm

của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Nhưng do đối tượng phục vụ chủ yếu của nó

là trẻ Mầm non và Tiểu học - lớp bạn đọc nhỏ tuổi nên những bài thơ thường

ngắn gọn, rõ ràng; từ ngữ chọn lọc, giản dị, trong sáng, dễ hiểu; có cả yếu tố

truyện trong thơ, yếu tố thơ trong truyện và giàu chất hài hước.

3

Phạm Hổ là nhà thơ luôn dành hết tâm sức của mình để viết nên những

bài thơ đầy ngộ nghĩnh, đáng yêu cho các em thiếu nhi. Chính vì thế, ông

luôn được nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam yêu thích và biết đến. Trong cuộc

đời sáng tác của mình, nhà thơ đã viết 25 tập thơ, 35 tập truyện, 20 kịch bản

sân khấu và phim hoạt hình. Ở lĩnh vực viết cho thiếu nhi, ông là cây bút viết

khỏe, viết nhiều nên các tập thơ của ông rất phong phú với những đề tài gần

gũi và thân quen với các em. Trong các tác phẩm thơ của mình, nhà thơ đã sử

dụng các lớp từ đặc sắc, đặc biệt là hệ thống từ láy làm cho những hình ảnh

thơ thêm gợi tả, biểu cảm và có phong cách hơn từ những sự vật vô cùng thân

quen. Chính những từ láy ấy đã giúp các em có được cái nhìn mới mẻ, thân

thiện và đầy tình cảm với những người bạn thân thiết xung quanh mình. Qua

đó, nhà thơ đã làm cho các em nhận biết một cách dễ dàng hệ thống từ láy và

cảm nhận được cái hay, cái đẹp của hình ảnh thơ.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát hệ thống

từ láy trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi ” để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề

Phạm Hổ là nhà thơ viết cho thiếu nhi và viết cho cả người lớn. Hơn nửa

thế kỷ cầm bút, Phạm Hổ đã tạo được một sự nghiệp văn chương phong phú

bao gồm thơ, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết và kịch. Đặc biệt, ông rất

thành công với những tập thơ viết dành cho thiếu nhi mà nội dung chủ yếu

xoay quanh cuộc sống hằng ngày của các em. Chính vì vậy, những nội dung

và nghệ thuật trong các tác phẩm thơ của ông đã được rất nhiều học giả trong

nước quan tâm nghiên cứu.

Vũ Duy Thông, Bàn về Văn học thiếu nhi, NXB Kim Đồng, Hà Nội,

1983, cho rằng: Bao trùm thơ trẻ em của Phạm Hổ là tiếng nói của tình yêu

thương và điểm nổi bật trong cái nền chung của yêu thương là ca ngợi tình

bạn dưới nhiều khía cạnh tinh tế, cảm động của nó.

4

Trần Thị Thắng, Người dẫn dắt tuổi thơ vào cổ tích, Văn nghệ số 22,

1997. Tác giả đã đánh giá cao đóng góp của Phạm Hổ vào nền thơ viết cho

thiếu nhi Việt Nam: “Mảng thơ thiếu nhi của Phạm Hổ đã dẫn dắt tuổi thơ vào

văn học với 20 tập thơ làm cho nhi đồng”.

Nhóm tác giả Nguyễn Đình Chú - Nguyễn Đăng Mạnh - Hoàng Tiến

Tựu - Vân Thanh - Nguyễn Trí - Đào Ngọc, Văn học tập 1, NXB Giáo dục,

1998. Các tác giả đã đề cập đến phong cách sáng tác thơ cho thiếu nhi của

Phạm Hổ có sắc thái của đồng dao: vui tươi, ngộ nghĩnh, dễ nhớ, giàu tưởng

tượng và nhạc điệu; và các tác giả cũng đã phân tích tập thơ “Chú bò tìm bạn”

để làm rõ những nhận định trên.

Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình Văn học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm, 2003.

Tác giả đã nghiên cứu về nghệ thuật viết thơ độc đáo của Phạm Hổ như: trong

thơ ông sử dụng chất liệu dân gian, hệ thống âm thanh nhịp điệu phong phú,

hình thức đối thoại sinh động…tạo nên những bài thơ gây ấn tượng mạnh mẽ

có sức hấp dẫn trẻ thơ.

Luận án thạc sĩ của Phạm Văn Hải, Thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ,

Hà Nội, 2008. Tác giả đã khái quát nội dung chính của những bài thơ trong

các tập thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ xoay quanh các chủ đề: những bài

thơ chọn trẻ thơ làm đối tượng miêu tả, đề tài tình bạn và bức tranh thiên

nhiên trong thơ ông; đồng thời tác giả cũng đã đề cập đến nghệ thuật tiêu biểu

trong tác phẩm thơ như: những yếu tố dân gian, hình tượng độc đáo, nghệ

thuật nhân cách hóa, hình thức đối thoại và yếu tố bất ngờ, ngộ nghĩnh của

nhà thơ.

Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thanh – 07STH1, Cái nhìn trẻ thơ

trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, Đại học Sư Phạm – ĐHĐN, 2011,

đã phân tích cái nhìn trẻ thơ trong thơ Phạm Hổ và trên cơ sở đó xây dựng

những bài tập cảm thụ thơ Phạm Hổ nâng cao bổ trợ cho học sinh khá giỏi lớp

4, 5.

5

Như vậy các tác giả, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến các sáng tác

cũng như những nội dung và nghệ thuật trong thơ Phạm Hổ nhưng chưa có

công trình nào đi sâu nghiên cứu hệ thống từ láy được sử dụng trong thơ của

ông. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quý

giá, bổ ích cho chúng tôi trong việc thực hiện đề tài của mình.

3. Mục đích nghiên cứu

- Khảo sát, thống kê hệ thống từ láy trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu

nhi.

- Xây dựng bài tập bổ trợ giúp học sinh lớp 4, 5 nhận biết về từ láy, biết

cách vận dụng chúng vào quá trình học tập và trong những tình huống giao

tiếp.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn những vấn đề liên quan đến đề

tài.

- Khảo sát, thống kê hệ thống từ láy trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu

nhi.

- Xây dựng bài tập bổ trợ giúp học sinh lớp 4, 5 nhận biết về từ láy.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

- Từ láy được sử dụng trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

- Khảo sát các từ láy được sử dụng trong 10 tập thơ của Phạm Hổ viết cho

thiếu nhi được lựa chọn đưa vào “Tuyển tập thơ Phạm Hổ”, NXB Văn học,

1999: Chú bò tìm bạn; Em thích em yêu; Những người bạn nhỏ; Bạn trong

vườn; Chú vịt bông; Từ 0 đến 10; Mẹ, Mẹ ơi! Cô bảo; Những người bạn im

lặng; Những người bạn ồn ào; Tắm mưa.

6

6. Giả thuyết khoa học

Đề tài sẽ giúp cho giáo viên Tiểu học nói chung, sinh viên ngành Sư

phạm giáo dục Tiểu học nói riêng có cái nhìn tổng quát, toàn diện về từ láy;

đồng thời giúp các em nhận diện và hiểu được giá trị của từ láy để vận dụng

chúng một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo

bổ ích cho sinh viên, từ đó tìm ra cho bản thân hướng đi đúng về phương

pháp dạy học nội dung này khi ra trường.

7. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết : phân tích, tổng hợp, so sánh, khái

quát những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.

- Phương pháp khảo sát - thống kê : thống kê, phân loại các từ láy được sử

dụng trong thơ Phạm Hổ.

8. Cấu trúc của đề tài

Đề tài gồm 3 phần:

Phần mở đầu gồm: Lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên

cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp

nghiên cứu.

Phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Khảo sát hệ thống từ láy trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi

Chương 3: Xây dựng bài tập bổ trợ giúp học sinh lớp 4, 5 nhận biết về từ

láy.

Phần kết luận

7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Giới thiệu về tác giả Phạm Hổ

1.1.1. Vài nét về tiểu sử

Phạm Hổ có bút danh là Hồ Huy sinh ngày 28-11-1926, quê hương nhà

thơ ở bên dòng sông Côn tại xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Ông là thành viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam (1957).

Xuất thân trong một gia đình Nho học, Phạm Hổ đi học ở trường làng.

Ông lại học Tiểu học ở Tam Kỳ, sau đó theo người anh trai là Phạm Văn Kí

ra học ở Huế; sau khi anh trai đi du học ở Pháp, Phạm Hổ lại trở về Bình Định

học trường Quốc học ở Quy Nhơn. Năm 1943, ông đã đỗ Thành Chung. Hè

năm đó bị tai nạn gãy chân không ra Huế kịp để học bán tú tài trường Quốc

học Huế, nên ông đành làm thư kí công nhật ở Tòa Sứ Quy Nhơn. Cách mạng

tháng 8 thành công, ông đi theo Cách mạng và hoạt động văn nghệ. Ông là

một trong những nhà văn thông thạo tiếng Pháp. Ông làm thông tin tuyên

truyền tại thị xã Nguyễn Huệ (Quy Nhơn), và là thư ký thường trực ở Chi hội

văn hóa cứu quốc Bình Định do nhà thơ Trần Mai Ninh làm Chi hội trưởng.

Năm 1947, ông làm biên tập viên báo Tin tức Bình Định rồi được cử đi

học lớp hội họa kháng chiến Liên khu V do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung phụ

trách. Sau khóa học, ông về làm cán bộ sáng tác của Chi hội văn nghệ Liên

khu V và được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Đoàn hội họa Liên khu V.

Năm 1949-1950, ông được cử đi dự Hội nghị văn nghệ ở Việt Bắc cùng

với nhà văn Nguyễn Văn Bổng và được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp

hành Chi hội văn nghệ Liên khu V.

8

Năm 1951 nhân có chủ trương giảm chế của nhà nước ông xin về quê,

vừa làm thông tin tuyên truyền ở xã vừa kết hợp giúp đỡ gia đình. Tháng 4-

1954 ông được Chi hội văn nghệ Liên khu V gọi ra để chuẩn bị đi tập kết.

Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, làm công tác đối ngoại ở Hội văn nghệ

Trung ương. Ông là một trong những thành viên (cùng với Nguyễn Huy

Tưởng, Võ Quảng, Tô Hoài, Thy Ngọc, Nguyễn Kiên…) đã sáng lập ra Nhà

xuất bản Kim Đồng (1957) và đã có nhiều đóng góp cho sự trưởng thành và

phát triển không ngừng của Nhà xuất bản dành riêng cho trẻ em.

Năm 1960, ông làm biên tập viên tại Nhà xuất bản Văn học.

Từ 1965-1983, ông làm biên tập viên ở tuần báo Văn học (sau đổi thành

báo Văn nghệ). Ông giữ chức Phó tổng biên tập thứ nhất tuần báo.

Năm 1983, ông về Hội nhà văn, làm ở Tiểu ban Văn học thiếu nhi và

công tác đối ngoại. Và ông còn được cử làm Chủ tịch hội đồng Văn học thiếu

nhi và Phó trưởng ban đối ngoại Hội nhà văn Việt Nam.

Năm 1994, ông nghỉ hưu và sống tại Hà Nội. Ông mất ngày 4- 5-2007.

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác

Phạm Hổ sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu

thuyết, kịch và phê bình văn học... Nhà thơ Phạm Hổ không những chỉ viết

thơ văn cho thiếu nhi mà còn có một số tác phẩm viết cho người lớn cũng

được mọi người đón đọc như: Những ngày xưa thân ái (1956); Ra khơi

(1960); truyện ngắn Vườn xoan (1962); Đi xa (1970); tiểu thuyết Tình thương

(1974); Những ô cửa, Những ngả đường (1982); Người vợ lẽ (1990); Cây

bánh tét của người cô (1993). Có thể nói Phạm Hổ là nhà văn đa tài. Ngoài

thơ, văn, kịch, ông còn viết lý luận phê bình và dịch thuật. Ở mỗi thể loại đều

in dấu những đặc điểm riêng của ông: tinh tế và đằm thắm tình người.

Nhưng nói đến Phạm Hổ trước hết phải nói đến thơ viết cho thiếu nhi.

Ông là nhà thơ, một nhà thơ nhiệt tình, say mê viết cho các em. Dẫu có viết

văn xuôi, viết kịch..., người đọc vẫn nhận ra chất thơ của ông trong tác phẩm.

9

Với hơn 60 năm chuyên tâm sáng tác, ông đã cho ra đời 25 tập thơ, 9 tập

truyện và 4 vở kịch trong đó chủ yếu dành cho các em. Những tác phẩm chính

là: Chú bò tìm bạn (Tuyển tập thơ); Chuyện hoa, chuyện quả (6 tập truyện cổ

tích mới); Nàng tiên nhỏ thành ốc (bộ 3 vở kịch)…

Thơ văn Phạm Hổ đều bắt nguồn từ văn mạch dân tộc, từ đồng dao, cổ

tích và đều là sự cố gắng hết lòng của ông với các em. Nhưng xem ra sở

trường của ông, thành tựu nổi bật của ông là thơ. Ông đã nhận được nhiều giải

thưởng văn học như: Tập thơ “Chú bò tìm bạn”, nhận giải thưởng loại A cuộc

vận động sáng tác cho thiếu nhi (1957 – 1958). Tập thơ “Chú vịt bông”, nhận

giải thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi (1967 – 1968). Tập

thơ “Những người bạn im lặng”, nhận giải thưởng chính thức về thơ viết cho

thiếu nhi của Hội đồng Văn học thiếu nhi (1985). Vở kịch “Nàng tiên nhỏ

thành ốc”, giải thưởng cuộc thi sáng tác kịch bản cho thiếu nhi (1986). Năm

2001, ông được trao giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, đợt 1.

Ngoài ra, Phạm Hổ còn có một số tập thơ, bài thơ và chuyện được dịch

và giới thiệu ở nước ngoài như: Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức…

Phạm Hổ còn là một họa sĩ đã có tranh triển lãm. Thế nhưng, người ta

vẫn luôn coi ông là nhà thơ viết cho các em thiếu nhi. Sáng tác của ông

thường nhằm vun đắp cho các em lòng yêu thương từ cây cỏ, loài vật đến con

người, từ quan hệ với người thân trong gia đình đến cộng đồng xã hội. Vì vậy,

bên cạnh nhiều giải thưởng về văn học thiếu nhi, phần thưởng lớn nhất cho

nhà thơ là sự yêu mến, ca ngợi của các em đối với các sáng tác của ông.

1.1.3. Thơ Phạm Hổ trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học

Thơ Phạm Hổ được đưa SGK Tiếng Việt ở Tiểu học gồm những bài sau:

Lớp 1 tập 1 có bài: “Bàn tay như búp lan”

Lớp 2 tập 1 có bài: “Đàn gà mới nở”

Lớp 4 tập 1 có bài: “Đôi que đan”

Lớp 3, 5: Thơ Phạm Hổ không được đưa vào SGK.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!