Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát hệ sinh thái núi cao Fanxipăng trong vườn quốc gia Hoàng Liên và ý nghĩa du lịch sinh thái bền vững
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
133.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1615

Khảo sát hệ sinh thái núi cao Fanxipăng trong vườn quốc gia Hoàng Liên và ý nghĩa du lịch sinh thái bền vững

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đỗ Trọng Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 177 - 180

177

KHẢO SÁT HỆ SINH THÁI NÚI CAO FANXIPĂNG TRONG VƯỜN QUỐC GIA

HOÀNG LIÊN VÀ Ý NGHĨA DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG

Đỗ Trọng Dũng*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Sự đa dạng hệ thống sinh thái ở Fanxipăng là kết quả của rất nhiều tác động tự nhiên (nhiệt đới,

cận nhiệt đới và xích đạo). Nó tạo ra 1 sự cơ bản cho nền móng lich sử phát triển tự nhiên của Việt

Nam và phục vụ cho các đối tượng kinh tế cùng đó, giữa những tác nhân tác động toàn diện

vào du lịch

Từ khóa:

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Các hệ sinh thái (HST) núi cao Fanxipăng còn

đang là vấn đề cần được nghiên cứu, nhưng

theo các kết quả nghiên cứu của các nhà địa

lý từ trước đến nay thì đều có một ý kiến

thống nhất là: các hệ sinh thái vùng này còn

mới mẻ và có sắc thái đặc trưng.

Việc bảo vệ các hệ sinh thái núi cao

Fanxipăng có một ý nghĩa đặc biệt cho việc

phát triển du lịch sinh thái của Việt Nam. Vì

vậy đánh giá vai trò hệ sinh thái vùng này để

làm cơ sở khoa học cho du lịch sinh thái là

hết sức cần thiết.

Phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm

địa lý hệ thống và trên kết quả phân tích cơ sở

phân hoá các hệ sinh thái núi cao

Fanxipăng, các HST được đánh giá dưới

mục đích du lịch sinh thái.

CÁC HỆ SINH THÁI NÚI CAO

FANXIPĂNG

Theo các kết quả nghiên cứu trước đây và của

tập thể các nhà nghiên cứu của Viện Địa lý

hai năm 1995 và 1996 trên dãy núi cao

Fanxipăng có các HST đặc trưng sau:

Các hệ sinh thái nhiệt đới chân núi

Đây là vành đai các hệ sinh thái nằm ở sườn

Tây Nam dãy Fanxipăng phân bố trên độ cao

< 1.700m gồm có các hệ sinh thái:

Hệ sinh thái rừng hỗn giao cây lá rộng

thường xanh sườn Tây Nam đai chân núi

Fanxipăng

*

Tel: 0975 870 257, Email: [email protected]

Hệ sinh thái này đặc trưng bởi tuần hệ hỗn

giao cây lá rộng thường xanh ẩm á nhiệt đới

với ưu thế các cây họ Dẻ, Long não, Ngọc lan

có cấu trúc 5 tầng:

- Tầng I và tầng II ưu thế là các loài cây thuộc

họ Dẻ.

- Tầng II và III chủ yếu là các loài thuộc họ

Long não, họ Thích và một số loài thuộc họ

Chè, Hoa Hồng, Sau sau.

- Tầng IV là tầng cây bụi phần lớn gồm các loài

thuộc họ Cà phê, họ Dung, họ Chè, Viễn chí.

- Tầng V là tầng cỏ quyết thuộc các họ Bạc

hà, Hành, Gừng, Mạch môn, Cói, Hoà thảo…

chủ yếu là các cây thân thảo mọc xen là các

cây Dương xỉ, Quyết bá.

Phụ tầng có một số loại dây leo.

Giới động vật trong các hệ sinh thái này chủ

yếu là các loài thuộc phân bố rộng như các

loài thuộc họ Cu li, họ Khỉ, họ Chồn, họ Cầy,

họ Mèo, các loài thuộc họ gậm nhấm. Chim

có họ chim Trĩ, họ Đớp ruồi. Các loài bò sát

gồm rắn lục, các loài ếch nhái như cóc nhà,

ếch núi, ngoé, ếch tây… ở ranh giới trên có

loài ếch trơn.

Trong hệ sinh thái này mức độ đa dạng sinh

học phong phú cả về thành phần loài và số

lượng cá thể, các chỉ tiêu nhiệt đới ở mức mát

hơi lạnh, đủ thừa ẩm, di chuyển vật chất

chậm, song tốc độ phân huỷ, chuyển hoá vật

chất khá mạnh, tốc độ tích luỹ, biến cải và

phát triển vật chất sống nhanh. Tác động của

con người in khá rõ nét trong hệ sinh thái này,

đặc biệt có lửa rừng thường xuyên do đốt

nương rẫy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!