Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong thơ trần đăng khoa.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
TRẦN THỊ NHUNG
Khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu sắc
trong thơ Trần Đăng Khoa
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1 . Lí do chọn đề tài
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ đã đóng góp rất nhiều tác phẩm có giá
trị trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Hơn bốn mươi năm trôi qua nhưng
thơ anh vẫn có chỗ đứng riêng và dành được nhiều tình cảm yêu mến của bạn
đọc. Đến với thơ Trần Đăng Khoa, ta được sống với một bầu không khí rất
riêng - không khí của làng quê nông thôn Việt Nam.
Dưới con mắt trẻ thơ, Trần Đăng Khoa đã miêu tả thế giới xung quanh
bằng những hình ảnh quen thuộc. Khoa đã viết rất nhiều bài thơ làm chấn
động bạn đọc trong và ngoài nước. Với tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng
trời”, Trần Đăng Khoa đã tạo nên những nét riêng mà nhiều nhà thơ khác
không có được. Thơ Trần Đăng Khoa vui tươi, ngôn từ trong sáng dễ hiểu,
phù hợp với tâm hồn trẻ thơ.
Với sự quan sát tinh tế và nhạy cảm của cậu bé Khoa, con người và
thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa hiện lên thật sống động. Bằng khả
năng tư duy và nghệ thuật, cách sử dụng ngôn từ chính xác, biểu cảm và trí
tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã khiến cảnh vật xung quanh thành bầu bạn
và như có linh hồn. Đặc biệt, Trần đăng Khoa đã sử dụng rất nhiều tính từ chỉ
màu sắc trong thơ của mình. Những tính từ chỉ màu sắc ấy được nhà thơ vận
dụng linh hoạt tạo nên một vườn thơ ngào ngạt hương sắc. Màu sắc trong thơ
Trần Đăng Khoa không chỉ đơn thuần là phương tiện miêu tả thế giới bên
ngoài của các sự vật, hiện tượng, xã hội , con người mà còn có khả năng thể
hiện “ màu sắc bên trong” của các sự vật, hiện tượng đó.
Đối với lứa tuổi thiếu nhi, các em thích nhìn sự vật bằng những hình
ảnh trực quan. Trong thơ Trần Đăng Khoa, những tính từ chỉ màu sắc đã phần
nào mô tả chân thực được cuộc sống xung quanh. Các em nhỏ được đón
những vần thơ lấp lánh cảnh sắc quê hương. Từ việc miêu ta thế giới hiện
thực qua những vần thơ sử dụng tính từ chỉ màu sắc, Trần Đăng Khoa đã giúp
3
các em nhỏ hiểu thêm về những năm tháng của chiến tranh. Đồng thời tính từ
chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa còn giúp chúng ta thấy được cách nhìn
cũng như tình cảm của nhà thơ về quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu
sắc trong thơ Trần Đăng Khoa” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về thơ Trần Đăng Khoa, nhưng tới nay
vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về tính từ chỉ màu sắc trong thơ
anh. Sau đây, chúng tôi xin điểm qua một số tác giả đã viết về thơ Trần Đăng
Khoa:
- Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng Mạnh, Văn học tập 1, giáo trình
đào tạo Giáo viên Tiểu học, hệ Cao đẳng Sư phạm và hệ Sư phạm 12 +2, nhà
xuất bản Giáo dục, năm 1998. Ở giáo trình này, các tác giả đã bàn về “ Thế
giới Khoa bắt nguồn từ những cảnh sắc quen thuộc”, tất cả những tác phẩm
của nhà thơ bắt đầu từ góc sân và khoảng trời, từ những bờ ao, bến nước. Tất
cả những điều giản dị ấy đã làm nên màu sắc thơ Trần Đăng Khoa.
- Hồng Diệu, Đọc lại tuổi thơ Trần Đăng Khoa, Báo văn nghệ số 48,
ngày 18 tháng 10 năm 1980. Tác giả đã thể hiện đầy đủ sắc màu nghệ thuật và
cách sử dụng từ ngữ linh hoạt trong thơ Trần Đăng Khoa.
- Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình văn học trẻ em , Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm, năm 2003. Tác giả đã đề cập đến con người và sự nghiệp sáng tác thơ
của Trần Đăng Khoa, những nét đặc sắc về nghệ thuật trong thơ anh. Qua đó
bạn đọc thấy được tâm hồn trẻ thơ qua cách nhìn, cách miêu tả cảnh vật, với
trí tưởng tượng phong phú, bay bổng, ngôn ngữ chính xác biểu cảm của nhà
thơ nhỏ tuổi.
- Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương, Văn học thiếu nhi Việt Nam,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, 1994. Tác giả đã đề cập đến “ Nông thôn
Việt Nam trong thơ Trần Đăng Khoa”. Tác giả đã giúp bạn đọc nhìn thấy
4
được thế giới thiên nhiên, loài vật và con người trong thơ Trần Đăng Khoa
hiện lên thật sống động. Đến với thơ trần Đăng Khoa, ta được sống với một
bầu không khí rất riêng của làng quê nông thôn Việt Nam.
Nhà thơ Tố Hữu viết: “Tập thơ Góc sân và khoảng trời có rất nhiều bài
thơ hay, tập thơ này có vị trí xứng đáng trong thơ Việt Nam và tôi chưa thấy
trên thế giới trẻ em nào lại có những bài thơ như vậy cả, tinh hoa văn hoá dân
tộc đã dồn đúc lại trong một số ít người, trong đó có Khoa” (An ninh thế
giới,số 116,11-3-1999).
Như vậy, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về thơ Trần Đăng Khoa và
thấy được giá trị trong việc thể hiện hình ảnh làng quê và con người Việt Nam
với bao sự vật, hiện tượng cụ thể. Và cũng đã phần nào thấy được vai trò của
tính từ chỉ màu sắc. Tuy nhiên, họ mới chỉ bước đầu đề cập đến chứ chưa
thực sự đi sâu vào khai thác tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
Những đề tài nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho chúng
tôi trong việc thực hiện đề tài của mình.
Với mong muốn tiếp nối những kết quả của những người đi trước,
trong phạm vi của khóa luận này chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Khảo sát
hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng
Khoa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong
tập thơ “Góc sân và khoảng trời”; và hai trường ca: “Trường ca đánh thần
hạn”, “Trường ca khúc hát người anh hùng”. Nhà xuất bản Thanh Niên, năm
2001.
4. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm hiểu cách sử dụng tính từ
chỉ màu sắc trong thơ của Trần Đăng Khoa và giá trị của việc sử dụng tính từ
5
chỉ màu sắc. Qua việc khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần
Đăng Khoa , chúng tôi xây dựng một số bài tập bổ trợ giúp học sinh Tiểu học
nhận biết về tính từ chỉ màu sắc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thống kê, phân loại các tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
- Xây dựng một số bài tập bổ trợ giúp học sinh Tiểu học nhận biết về tính
từ chỉ màu sắc.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp các tài liệu liên
quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thống kê, phân loại: thống kê, phân loại tính
từ chỉ màu sắc trong các tập thơ của Trần Đăng Khoa.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
7. Ý nghĩa của đề tài
Với đề tài “Khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng
Khoa”, chúng tôi hi vọng sẽ tập hợp được hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong
tập thơ “Góc sân và khoảng trời” và hai trường ca “Trường ca đánh thần
hạn”, “Trường ca khúc hát người anh hùng” nhằm giúp giáo viên và học sinh
Tiểu học có cái nhìn tổng thể về hệ thống tính từ chỉ màu sắc.
Bên cạnh đó, chúng tôi xây dựng một số bài tập bổ trợ giúp học sinh
Tiểu học nhận biết về tính từ chỉ màu sắc, góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học môn Tiếng Việt, bồi dưỡng kĩ năng nhận diện tính từ chỉ màu sắc cho học
sinh Tiểu học.
8. Cấu trúc của đề tài
- Phần mở đầu gồm: Lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, cấu trúc của đề tài.
6
- Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
Chương 3: Xây dựng một số bài tập bổ trợ giúp học sinh tiểu học nhận biết
về tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Giới thiệu chung về nhà thơ Trần Đăng Khoa
1.1.1. Vài nét về tiểu sử nhà thơ Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958, quê ở làng Điền Trì,
xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nông
dân.
Trần Đăng Khoa sớm yêu thơ có lẽ do ảnh hưởng của gia đình. Bố mẹ
anh thuộc rất nhiều truyện, thơ ca cổ và đã đọc cho anh nghe. Anh trai – Trần
Nhuận Minh và em gái – Trần Thị Thúy Giang đều là những người say mê
văn học, yêu thơ và thích làm thơ. Riêng Trần Đăng Khoa, sáu bảy tuổi đã
thuộc rất nhiều ca dao, thơ cổ và ham đọc sách. Khoa thích nghe truyện cổ
tích, thích nghe anh Minh đọc thơ và thích bắt chước anh làm thơ. Gia đình
luôn là bầu không khí thơ ca, và đó cũng chính là cái nôi văn hóa đầu tiên của
một tâm hồn trẻ thơ.
Từ nhỏ, Trần Đăng Khoa đã được nhiều người cho là thần đồng thơ
văn. Lên tám tuổi, Khoa đã có thơ đăng báo. Năm 1968, khi mới lên mười
tuổi, tập thơ đầu tiên của ông “Từ góc sân nhà em” được nhà xuất bản Kim
Đồng xuất bản.
Năm 1975, Trần Đăng Khoa nhập ngũ. Anh tham gia đoàn giải phóng
quân vào tiếp quân ở Sài Gòn, rồi trở thành chiến sĩ làm nhiệm vụ quốc tế tại
chiến trường CamPuChia và sống đời lính ở đảo Trường Sa.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, Trần Đăng Khoa về học ở trường
Sĩ quan lục quân, rồi học tiếp ở trường viết văn Nguyễn Du khóa IV. Anh
được cử đi học tại Học viện văn học thế giới mang tên Gooc-ki (Cộng hòa
liên bang Nga). Sau đó, anh về cộng tác tại Tạp chí văn nghệ quân đội.
8
Tháng 6 năm 2004 đến nay, ông phụ trách Ban văn nghệ Đài tiếng nói
Việt Nam.
1.1.2. Vài nét về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa sinh ra trong một gia đình nông dân và lớn lên ở một
làng quê Bắc Bộ, trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt
trên cả hai miền Nam – Bắc của Tổ Quốc. Anh đã sớm hiểu được những nỗi
vất vả, gian lao của người nông dân, trong đó có cha mẹ mình và giá trị của
cuộc sống hòa bình. Vì vậy, thơ anh là tiếng hát yêu đời ca ngợi cuộc sống.
Để trở thành một Thần đồng thơ, ngoài tài năng thiên bẩm, anh đã bền
bền bỉ phấn đấu, tích lũy ngay từ nhỏ. Bài thơ đầu tiên được đăng báo khi
anh tròn tám tuổi “ Con bướm vàng” đã trở thành một mốc quan trọng trong
quá trình hình thành và phát triển tư duy nghệ thuật của anh.
Là một trong những tác giả của trào lưu thơ thiếu nhi thời chống Mĩ,
Trần Đăng Khoa cùng các bạn đã viết nhiều đề tài khác nhau. Đó là những đề
tài mang âm hưởng thời đại như: lòng kính yêu Bác Hồ; lòng căm thù giặc Mĩ
, chán ghét chiến tranh; tình cảm đặc biệt với chú bộ đội; niềm tự hào về sức
mạnh Việt Nam trong chiến tranh… Trần Đăng Khoa còn dành sự quan tâm
đặc biệt cho cảnh sắc quê nhà với các bài thơ viết về góc sân, khoảng trời,
cánh đồng, dòng sông…nơi anh sinh ra và lớn lên, để rồi đóng góp thêm một
nền thơ ca Việt Nam một Nhà thơ mục đồng.
Năm 17 tuổi, khi làm nhiệm vụ tại chiến trường Campuchia và sống
đời lính trên biển. Trần Đăng Khoa đã làm nhiều bài thơ về đời lính, về nỗi
gian truân mà các chiến sĩ đã tự nguyện gánh chịu cho dân tộc.
* Những tác phẩm tiêu biểu của Trần Đăng Khoa:
- Từ góc sân nhà em (1968)
- Thơ Trần Đăng Khoa, tập 1 (tuyển 1966-1969, in năm 1970)
- Góc sân và khoảng trời-tập thơ(1973)
- Trường ca trừng phạt (1973)