Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát hệ thống bài tập mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa tiếng việt lớp 4, 5
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
ĐẶNG NGUYỄN THẢO HIỀN
Khảo sát hệ thống bài tập mở rộng vốn từ
trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, 5 để
nghiên cứu
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Nhờ ngôn ngữ mà con người giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau,
bày tỏ tình cảm, bộc lộ cảm xúc… Ngôn ngữ còn là công cụ có giá trị, là hiện
thực của tư duy. Như vậy ngôn ngữ là bạn đồng hành không thể thiếu của con
người.
Trong hệ thống ngôn ngữ, từ giữ vai trò rất quan trọng. Từ là đơn vị
trung tâm của ngôn ngữ. Để có năng lực s ử d ụng ngôn ngữ nói chung và
năng lực s ử d ụng từ ngữ nói riêng được tốt cần phải có một vốn từ nhất
định. Vốn từ là toàn bộ những từ ngữ cùng các qui tắc vận dụng các từ ngữ đó
vào trong thực tiễn. Vốn từ nhiều, đa dạng sẽ giúp cho việc biểu đạt được rõ
ràng, trọn vẹn.
Vốn từ có được do quá trình tích luỹ tự nhiên trong cuộc sống hàng
ngày. Vốn từ của mỗi cá nhân thường khác nhau bởi lẽ vốn từ liên quan đến
nhiều nhân tố như: độ tuổi, môi trường sống, quan hệ xã hội…Đối với học
sinh Tiểu học, vốn ngôn ngữ được lưu trữ trong trí óc còn rất hạn chế về mặt
số lượng và chất lượng. Học sinh không sao thể hiện suôn sẻ ý mình muốn nói
hay nghe nói mà thường chỉ hiểu lơ mơ, không thể khai thác đầy đủ thông tin
từ thầy giáo, sách báo. Từ ngữ của học sinh Tiểu học dùng thường thiếu
chuẩn xác, hiểu một cách hạn hẹp, phiến diện. Bởi vậy, cần phải bổ sung, phát
triển vốn từ tiếng Việt để đáp ứng nhu cầu học tập, giao tiếp…
Để có một vốn từ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ
của học sinh cần phải làm giàu và phát triển vốn từ. Bên cạnh việc mở rộng
vốn từ theo con đường tự nhiên, cách học tự nhiên thì việc làm giàu vốn từ
cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các em còn là nhiệm
3
vụ trọng tâm của phân môn Luyện từ và câu. Mục tiêu chủ yếu của dạy Luyện
từ và câu ở Tiểu học là giúp học sinh “ ý thức hóa”, “ hệ thống hóa” các hiểu
biết về từ tiếng Việt đồng thời tạo cho các em vốn hiểu biết cơ bản về từ tiếng
Việt để các em tiếp tục học ở bậc học Trung học cơ sở.
Qua hệ thống bài tập từ ngữ, vốn từ của học sinh sẽ được mở rộng, tăng
cường, kĩ năng giải nghĩa từ, kĩ năng dùng từ trong các hoạt động giao tiếp
được hình thành, phát triển. Từ đó vốn hiểu biết về từ của các em được bổ
sung một cách tích cực. Học sinh thấy được vẻ đẹp và sự tinh tế của từ tiếng
Việt. Hình thành ở học sinh ý thức sử dụng từ trong lời nói, thói quen sử dụng
từ đúng và hay. Như vậy khảo sát hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học
sinh là việc làm cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng vốn từ cho học sinh
Tiểu học, chúng tôi chọn đề tài Khảo sát hệ thống bài tập mở rộng vốn từ
trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, 5 để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn Luyện từ và
câu là phân môn có vị trí quan trọng, nó giúp cho học sinh mở rộng vốn từ và
phát triển năng lực dùng từ, đặt câu. Để góp phần đáp ứng nhu cầu rèn luyện
ngôn ngữ cho học sinh đã có nhiều tác giả, chuyên gia nghiên cứu về hệ thống
bài tập mở rộng vốn từ. Trong phần lịch sử vấn đề, chúng tôi xin dẫn ra một
số công trình tiêu biểu sau:
Nguyễn Văn Tu - “Từ và vốn từ Tiếng Việt hiện đại”, Nhà xuất bản Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, 1978 đã đề cập đến hệ thống vốn từ Tiếng
Việt.
Đỗ Hữu Châu - “Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt”, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997 trình bày những vấn đề liên quan đến các
bình diện của từ và từ Tiếng Việt như: từ - chức năng, từ - ngữ nghĩa, từ - cấu
4
tạo, từ - ngữ pháp, đặc điểm tổng quát của từ Tiếng Việt, các kiểu từ Tiếng
Việt…
Phan Thiều - “Rèn luyện ngôn ngữ”, Nhà xuất bản giáo dục, 1998 công
trình này đã nghiên cứu lí thuyết về học từ đồng thời xây dựng hệ thống bài
tập chính tả, bài tập luyện nói, viết đúng ngữ pháp. Đặc biệt, trong công trình
nghiên cứu tác giả đã xây d ựng một hệ thống bài tập rèn luyện từ ngữ, hỗ
trợ cho giáo viên trong các giờ dạy Luyện từ và câu ở các lớp khác nhau. Như
thế, tác giả đã có đóng góp lớn trong việc giúp phát triển vốn từ, rèn kĩ năng
sử dụng từ ngữ thông qua hệ thống bài tâp phát triển vốn từ và rèn luyện kĩ
năng sử dụng từ cho học sinh Tiểu học.
Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến - “Cơ sở ngôn
ngữ học và Tiếng Việt”, Nhà xuất bản giáo dục, 2000 đóng góp của công trình
này là đã đưa ra được vấn đề định nghĩa từ, từ trong Tiếng Việt, nghĩa của từ,
các lớp từ trong từ vựng… Đây chính là những kiến thức nền tảng, là tài liệu
tham khảo cho giáo viên và học sinh nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy
học Luyện từ và câu.
Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh - “Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học”, Nhà xuất
bản giáo dục, 2003 đề cập đến quy luật phát triển từ ngữ một cách tự nhiên,
đề cập tới việc dạy một số nội dung lí thuyết về từ, dạy kiểu bài lí thuyết về từ
ở Tiểu học và một số bài tập giúp học sinh phát triển, mở rộng vốn từ. Song
hệ thống bài tập ở đây mới chỉ là những dạng bài tập quen thuộc, ít thấy dạng
bài tập nâng cao.
Đặng Mạnh Thường - “Luyện từ và câu 5”, Nhà xuất bản giáo dục,
2006 Công trình nghiên cứu này gồm 4 chương: Chương 1 trình bày Một số
điểm cần lưu ý về môm Tiếng Việt và phân môn Luyện từ và câu ở sách Tiếng
Việt 5; Chương 2,3 trình bày Cách dạy và học từng bài Luyện từ và câu trong
sách Tiếng Việt 5 và bài tập bổ sung. Ở chương 4, tác giả đã giúp các em nắm
được toàn bộ kiến thức đã học thông qua việc tổng kết các kiến thức cơ bản
5
về Tiếng Việt ở bậc Tiểu học.
Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo
viên, học sinh trong việc nắm vững lý thuyết về từ Tiếng Việt, phương pháp
dạy học Luyện từ và câu và đều hướng đến mục đích là nâng cao hiệu quả
của dạy học Luyện từ và câu đồng thời nâng cao năng lực tiếng Việt cho các
em. Nó thực sự là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho chúng tôi trong quá
trình thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi chọn đề tài này với mục đích khảo sát hệ thống bài tập mở rộng
vốn từ trong sách giáo khoa lớp 4 và lớp 5. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành
xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ bổ trợ cho học sinh khá, giỏi lớp 4
và lớp 5 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu một số lí thuyết liên quan đến đề tài.
- Thống kê và phân loại bài tập mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa
Tiếng Việt lớp 4 và lớp 5.
- Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ nhằm bổ trợ và rèn luyện
tư duy cho học sinh khá, giỏi lớp 4 và lớp 5.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
- Các bài tập mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 và
lóp 5.
4.2. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hệ thống bài tập mở rộng vốn từ
cho học sinh lớp 4,5.
6
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng những phương pháp chính
sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại các dạng bài tập
mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4 và lớp 5.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích, khái quát, nhận xét về các dạng
bài tập mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4 và lớp 5. Trên
cơ sở đó tiến hành xây dựng bài tập nhằm bổ sung, mở rộng vốn từ cho học
sinh.
6. Giả thuyết khoa học
Đề tài sẽ giúp cho giáo viên Tiểu học và sinh viên ngành Sư phạm giáo
dục Tiểu học có cái nhìn tổng quát, hệ thống về bài tập mở rộng vốn từ trong
sách giáo khoa lớp 4 và lớp 5. Bên cạnh đó, đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo
bổ ích cho giáo viên và sinh viên trong việc giúp bồi dưỡng học sinh khá, giỏi
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu.
7. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 3 phần :
- Phần mở đầu gồm: Lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu.
- Phần nội dung gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Khảo sát bài tập mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa
Tiếng Việt lớp 4 và lớp 5.
Chương 3: Xây dựng bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh khá, giỏi
lớp 4, 5.