Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

KGB - HỒ SƠ BÍ MẬT phần 3 pps
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
536.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1269

KGB - HỒ SƠ BÍ MẬT phần 3 pps

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

KGB - HỒ SƠ BÍ MẬT

http://www.ebook4u.vn Page 41

lý nguyên tử ở Viện vật lý nguyên tử IPT của Kharkov. Từ IPT của Kharkov, nơi phân

hạch nguyên tử liti đã được thực hiện vào năm 1932, là điểm mấu chốt trong nghiên cứu vật

lý của Xôviết. Leipunski giữ vai trò hàng đầu ở đây, tuy nhiên ông đã có những nghi ngờ về

triển vọng của một phản ứng dây chuyền và ông nghĩ rằng, cần phải hoàn thành một khối

lượng công việc lớn trước khi đạt được điều đó. Một mặt ông là người khám phá, mặt khác

ông lại là người bảo thủ, cũng như ông Ioffe, người sáng lập IPT của Kharkov.

Trong cuộc hội thảo năm 1939 về vấn đề vật lý nguyên tử được tổ chức ở Kharkov,

Youli Khariton và Yakov Zeldovitch, được sự bảo vệ của ông Nikolai Semionov ở Viện

hóa học và vật lý Leningrad, đã mở ra hai hướng chỉ đạo mới về phản ứng dây chuyền, với

việc sử dụng một là Uranium 238, hai là chất tiết chế của nước nặng, hoặc đồng vị của

Uranium 235. Giả thiết cuối cùng này được hai nhà vật lý khác của IPT Kharkov là ông

Viktor Maslov và Vladimir Chpinel tán thành, và vào tháng 10 năm 1941 họ đã có được

tấm bằng sáng chế của Văn phòng ứng dụng quân sự về nghiên cứu khoa học. Nó được đặt

tên là “Từ việc sử dụng Uranium như một chất nổ và độc hại”, nó nằm trong khoảng thời

gian có giác thư ngoại giao của Peierla-Frichs (tháng 3 năm 1940) và bản báo cáo của

Maaud (tháng 7 năm 1941), tất cả hai bản báo cáo này đều xa lạ ở Nga. Nhưng Maslov và

Chpinel đã gặp nhau trong những nơi có phản ứng chính thức không thuận lợi cho người

đồng nhiệm của họ ở Anh. Những tháng sau đó, họ đã gõ tất cả những cánh cửa, trong đó

có cả cánh cửa của Hồng quân nhưng không thành công vì không được sự ủng hộ. Chiến

tranh nổ ra ngay lúc bấy giờ. Maslov được gọi đi chiến đấu và đã chết trong chiến trường,

trong khi đó Chpinel được lệnh gấp rút quân trở về Alma-Ata ở Kazakhstan, với IPT của

Kharkov. Ở đó ông thực hiện những công việc liên quan trực tiếp đến sức mạnh của chiến

tranh. Một người tên là Fritz Lange nào đó, là bạn hay đồng nghiệp của người này hay

người khác, mang quốc tịch Đức, bị bắt đi đày ngay lập tức ở “tủ ngầm”. Đến nỗi mà sáng

kiến ra đi của Kharkov chỉ đạo một chương trình của Xôviết về bom A đã bị rơi vào một

ngõ cụt.

Leipunski đã rút lui đến Oufa, thuộc phía Đông Nam của Kazan và đã nhận được cuốn

sổ tay của một sĩ quan Đức từ Matxcơva gửi về, trả lời không chậm trễ rằng, ông ta không

thấy gì ở đó và không biết những nhà vật lý Xôviết. Tất nhiên, bọn Đức quốc xã đã làm

việc về những ứng dụng của năng lượng nguyên tử trong quân đội, tuy nhiên vấn đề này

vẫn chưa được giải quyết trước mười lăm hay hai mươi năm. Bởi những hậu quả này, ông

đã nhận định không đúng lúc về Liên bang Xôviết trong việc hoang phí tài nguyên thiên

nhiên trong chương trình này, có thể nó sẽ kéo dài trong chiến tranh.

Thật khó để nói về sự cẩn thận của Leipunski về những lý do không thể nói ra của ông

về vấn đề khoa học hay những người tiền nhiệm của ông. Ông là một trong những nhà bác

học đã bị bắt vào những năm ba mươi và bị kết án một cách tưởng tượng như, đi sai lệch

con đường chống chủ nghĩa Macxit hay những hoạt động chống Cách mạng. Bảy hoặc tám

vị trưởng phòng ở Viện Nghiên cứu của Kharkov đã bị bỏ tù cùng tội danh với người sáng

lập và ông giám đốc của họ. Những nguy hại này được chỉ đạo không phải để chống lại

những nhà vật lý, họ nằm trong khuôn khổ của một vụ thanh trừ với quy mô toàn quốc gia,

mà đỉnh điểm của nó là vào năm 1937.

Leipunski đã có may mắn trong chuyện này: sau một năm ở tù, ông đã được trả tự do,

Hiệp ước Molotov - Ribbentrop đã có tác dụng, tất nhiên, sau tất cả mọi chuyện thì Đức

quốc xã và Xôviết đã trở thành người bạn tốt của nhau. Người đàn ông cẩn thận này có kinh

nghiệm gì trong chuyện này. Về vấn đề chính trị không được thương lượng trong khi đó

chúng ta lại đánh giá cao đồng thời cả những nhược điểm và những thành tích cao siêu của

nhà vật lý này dưới chế độ Stalin.

Kaftanov có ý thức về những khó khăn này, vấn đề là Leipunski hay người khác, nhưng

ông ta không chạy theo những thông báo của Leipunski. Bởi vì có một nhà vật lý khác, trẻ

và táo bạo luôn đẩy ông vào sự mạo hiểm.

KGB - HỒ SƠ BÍ MẬT

http://www.ebook4u.vn Page 42

MỘT NHÀ VẬT LÝ TRẺ TÁO BẠO

Ở Anh, Mỹ hay ở Nga, những nhà bác học có tên tuổi đều có lý do và sợ rằng, Đức quốc

xã là nước đầu tiên chế tạo ra loại bom “có chứa uranium”. Đặc biệt, từ khi Đức là nước

đầu tiên thành công trong việc phân hạch nguyên tử uranium.

Sự kiện này đã xảy ra vào tháng 12 năm 1938 ở Viện Nghiên cứu Hoá học Kaiser -

Wilhelm, nằm ở ngoại ô Thủ đô Berlin. Nhóm nghiên cứu đầu tiên này có ông Otto Hahn

và Fritz Strassmann. Thí nghiệm của họ đã được Irène và Frédéric Joliot - Curie xác minh

ngay tháng sau đó, tức là vào năm 1939 ở Paris. Thí nghiệm này cho biết rằng, hạt nhân

uranium đã bắn ra những nơtron chậm và tách thành hai phần. Hai cựu đồng nghiệp của

Hahn và Strassmann là ông Lise Meitner và Otto Frisch đang lưu vong ở Scandinave giải

thích rằng, chỗ vỡ mà những người Pháp gọi là “sự phân hạch” thông qua phương pháp loại

suy với phân tử, có thể giải phóng một năng lượng không thể tin được. Từ nay trở đi, nó có

thể được tính trung bình theo công thức nổi tiếng của nhà vật lý Albert Einstein là E=mc2

(năng lượng là một khối lượng tăng theo bình phương vận tốc ánh sáng). Thậm chí một đơn

vị uranium có thể sinh ra rất nhiều năng lượng, khoảng một triệu đơn vị cácbon. Một vụ nổ

của nó có thể so sánh với hàng nghìn tấn thuốc nổ TNT.

Mặt khác, thí nghiệm của ông Hahn và Strassmann đã chỉ ra rằng, những phần tách ra

của hạt nhân nặng hơn khối lượng của nó. Có thể chính nó phát ra những nơtron, từ đó có

khả năng sinh ra một phản ứng dây chuyền. Đó chính là ý kiến của nhà vật lý người

Hunggari Leo Szilard - người đã xem xét khả năng này từ năm 1933. Szilard đã được thông

tin về thí nghiệm của Hahn - Strassmann thông qua ông Niels Bohr, và Otto Frisch đã báo

cho biết. Trong một vài ngày, sự kiện “phản ứng dây chuyền” đã gây xôn xao dư luận trong

cộng đồng các nhà vật lý nguyên tử thế giới. “Cơn sốt về Uranium” đã lan ra rất nhanh.

Một số cuộc họp của các nhà vật lý đã diễn ra vào cuối tháng giêng năm 1939 ở

Washington do George Gamow - một nhà vật lý đã trốn khỏi Liên bang Xôviết từ ba mươi

năm trước đây tổ chức. Họ đã được tiếp đón và bảo lãnh bởi những con người tuyệt giỏi

như: Niels Bohr, Enrico Fermi, Edward Teller, Hans Beth và Otto Stern. Cuộc họp này đã

cho thế giới biết về sự đăng quang của một kỷ nguyên hạt nhân nguyên tử; đồng thời hứa

hẹn với thế giới một nguồn năng lượng dư thừa và sự phá huỷ của nó không thể tưởng

tượng nổi.

Các nhà vật lý Xôviết đã được thông tin về những sự kiện này từ ông Frédéric Joliot -

Curie trong cuộc trao đổi của ông ta với Ioffe và thông qua những quảng cáo của tờ New

York Times và tờ Physical Review. Leipunski, Khariton và Zeldovich đã cùng nhau lao vào

công việc mà chúng ta đã nêu trên. Ông Igor Kourtchatov, một trong những nhân vật sáng

giá nhất được Ioffe bảo vệ, đã làm việc trong phòng thí nghiệm của ông ta ở IPT của

Leningrad. Họ phục vụ cho dự án trên để kiểm tra và phát triển hơn nữa những phát minh

của người Đức.

Một trong những học trò của ông là Gueorgui Fliorov và Lev Roussiov, đã xác định một

cách có kinh nghiệm rằng, hạt nhân uranium tách ra có thể giải phóng từ hai đến bốn

nơtron. Nó làm tăng cơ may sự phân hạch nguyên tử. Trong khuôn khổ của một thí nghiệm

khác, ông Fliorov, một thành viên làm việc cùng với nhóm của Constantin Petrjak, đã cải

tiến đến nỗi căn phòng inốc hoá đó có thể cho họ khả năng quan sát sự phân hạch tự động

từ uranium. Có nghĩa là sự tách những hạt nhân từ uranium nặng không bắn ra nơtron. Với

một sự ngây thơ đến ngạc nhiên, Kourtchatov đã làm lại thí nghiệm này ở tàu điện của

Matxcơva để xác định tác dụng của nó, nếu có những tia vũ trụ. Sau khi đã nhận được sự

đồng ý cần thiết của Hội đồng thị chính, ông đã chuyển những vật liệu cồng kềnh trong

những khu phố của Thành phố Matxcơva và sau đó là khắc phục được sự ngập ngừng của

những người lái tàu điện. Những nhà vật lý không chính thống này phần nào đã đạt được

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!