Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Huy động vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp cho những năm đầu thế kỷ 21
MIỄN PHÍ
Số trang
32
Kích thước
255.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1580

Huy động vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp cho những năm đầu thế kỷ 21

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lời nói đầu

Sự nghiệp đổi mới ở việt nam thời gian qua đã thu được những kết quả

bước đầu quan trọng. Chúng ta không nhưng đã vượt qua được cuộc khủng

hoảng triền miên trong thâp niên 80 mà còn đạt được những thành tựu to lớn

trong phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trửơng kinh tể trong 5 năm liền

(1993-1997) đạt mức 8-9,5%, lạm phát bị đẩy lùi, đời sống của đại bộ phận

nhân dân được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. có được thành tựu kinh

tế đáng ghi nhận này là đóng góp lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )

và đầu tư gián tiếp ( ODA ) tuy nhiên vài năm trở lại đây do cuôc khủng

hoảng tài chính tiền tệ xảy ra ở một số nước trong khu vực và trên thế giới,

cộng với mực cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trong lĩnh vực thu hút

vốn đầu tư nước ngoài của các nước ngoài như: Trung Quốc ,Indonesia,

Thailan, Malayxia…. đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có phần giảm

thiểu cả về số lượng và chất lượng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển

kinh tế xã hội. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra là chúng ta phải có sự nhìn

nhận và đánh giá đúng đắn về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian

qua để thấy được những yếu tố tác động; lợi thế và bất lợi của đất nước trên

cơ sở đó đề ra hệ thông giải pháp cụ thể kịp thời nhằm thúc đẩy thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới góp phấn thực

hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng nhà nước đề ra: Công ngiệp hoá - hiện đại

hoá đất nước. Phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước

phát triển

Để nhận rõ hơn vấn đề đặt ra ở trên, em chọn đề tài “Huy động vốn

đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp cho những

năm đầu thế kỷ 21”vì khả năng em đang còn học trên ghế nhà trường, nên

bài viết còn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em mong được sự chỉ bảo

giúp đỡ của thầy để em có những nhận thức tốt hơn ,cho bài viết của em

được hoàn thiện hơn.

1

Phần1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

I. Một Số khái niêm chung :

1.1 Khái niệm về dự án đầu tư:

Dự án đầu tư là tập hợp những ý kiến, đề xuất về việc bỏ vốn vào một

đối tượng nhất định và giải trình kết quả thu được từ hoạt động đầu tư .

1.2 khái niệm về đầu tư:

Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một

chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài

nhằn thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cho cộng

đồng .

1.3 Khái niệm về đầu tư trực tiếp:

Đầu tư trực tiếp là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó

người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lí và điều hành các

hoạt động sử dụng vốn .

Đầu tư trực tiếp là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ

sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ cơ sở đó. Đây là hình thức

đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực

sản xuất hoặc dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia đối tượng mà họ bỏ

vốn. Đầu tư dược tồn tại dưới nhiều hình thức đầu tư khác nhau và dược áp

dụng dưới các hình thức phổ biến sau:

Doanh nghiệp kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.

Doanh ngiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do các chủ

đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp

đồng liên doanh. Các bên cùng than gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi

nhuận và tỷ lệ rủi do theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn pháp định.

Theo pháp luật Việt Nam phần góp vốn pháp định của bên nước ngoài

không bị hạn chế về mức cao nhất như một số nước khác nhưng không được

ít hơn 30% vốn pháp định. Đối với những cơ sở sản xuất quan trọng do

chính phủ quyết định, các bên thoả thuận tăng dần tỷ trọng góp vốn của bên

Việt Nam trong liên doanh .

Doanh nghiệp có vốn 100% từ nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn 100% từ nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu

tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo

quy định của pháp luật của nước sở tại. Theo quy định của pháp luật Việt

Nam, đối với những cơ sở kinh tế quan trọng do chính phủ quyết định,

2

doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở thoả thuận với chủ doanh nghiệp mua lại

phần vốn của doanh nghiệp để chuyển thành doanh nghiệp liên doanh

Khu chế xuất , khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế

- Hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao

1.4 Khái niệm về đầu tư gián tiếp:

Đầu tư gián tiếp là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia

trong đó người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lí vầ điều hành các hoạt

động sử dụng vốn.

Hình thức đầu tư gián tiếpphụ thuộc vào chính nguồn vốn của chủ

đầu tư. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp rất đa dạng, có thể là của chính phủ , các

tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ… Các tổ chức này tồn tại dưới

rất nhiều loại hình, đó là :

- Trợ cấp hoàn lại

- Cho vay ưu đãi

- Trợ cấp không hoàn lại

- Hỗ trợ , hợp tác liên doanh

1.5 Luật đầu tư nước ngoài:

Yếu tố này có thể là thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động của các công ty

nước ngoài trên thị trường bản địa. Luật này thường bảo vệ lợi ích của nhà

sản xuất bản xứ. Nhiều nước mở củă thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo các

điều kiện giống như các nhà đầu tư bản xứ .

Sau nhiều lần sửa đổi và bổ sung luật đầu tư nước ngoài ở Việt nam đã

khá thông thoáng và cởi mở song còn tồn tồn tại nhiều yếu tố cần được xem

xét hoàn thiện hơn nhằm thu hút vốn FDI và ODA tại Việt Nam .

-Chính sách tiền tệ ổn định và mức độ rủi ro tiền tệ ở nước tiếp nhận vốn

đầu tư

Yếu tố đầu tiên ở đây góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của nhà

đầu tư. Tỷ giá đồng bản tệ bị nâng cao hay hạ thấp đều ảnh hưởng đến hoạt

động xuất khẩu .

- Chính sách thương mại :

Yếu tố này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với vấn đề đầu tư vào lĩnh

vực sản xuất hàng xuất khẩu. Hạn ngạch xuất nhập khẩu thấp và các hàng

rào thương mại khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng có thể không kích

thích hấp dẫn với các nhà đầu tư nnước ngoài, chính những yếu tố này làm

phức tạp thêm thủ tục xuất nhập khẩu

2.Luận điểm của Lênin về xuất khẩu tư bản:

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!