Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Huy động vốn đầu tư trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
VI ĐỨC QUỲNH
HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
HUYỆN CHI LĂNG - TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
VI ĐỨC QUỲNH
HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
HUYỆN CHI LĂNG - TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯU THÁI BÌNH
THÁI NGUYÊN -2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn thạc sĩ này
đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Vi Đức Quỳnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Huy động vốn đầu tư trong xây dựng
nông thôn mới ở huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn”, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin
được chân thành bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập
thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ
nhiệm Khoa Kinh tế, Bộ môn Kinh tế học của trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn người hướng dẫn khoa học TS. Lưu Thái Bình
đã giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại UBND tỉnh Lạng Sơn, các đồng chí tại địa điểm nghiên
cứu, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí đã hỗ trợ nhiệt tình, cung
cấp mọi tư liệu liên quan tới đề tài.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Vi Đức Quỳnh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC.........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT........................................................... vii
DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ..........................................................................viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 4
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
ĐẦU TƯ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI........................................ 5
1.1. Một số lý luận cơ bản về huy động vốn đầu tư trong xây dựng nông
thôn mới .................................................................................................. 5
1.1.1. Một số khái niệm..................................................................................... 5
1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn và các phương thức huy động vốn trong nước ....... 14
1.1.3. Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư trong xây dựng nông thôn mới........ 19
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn đầu tư trong
xây dựng nông thôn mới ....................................................................... 21
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về huy động vốn đầu tư trong xây dựng nông
thôn mới ................................................................................................ 25
1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về huy động vốn
trong xây dựng NTM ............................................................................ 25
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc [12].................................................... 25
1.2.2. Kinh nghiệm về huy động vốn trong xây dựng NTM tại Việt Nam..... 28
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra về huy động vốn trong xây
dựng NTM tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.................................... 35
iv
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 39
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 39
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu điểm.............................................................. 39
2.2.2. Thu thập số liệu..................................................................................... 40
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 41
2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá huy động vốn đầu tư trong chương trình
xây dựng nông thôn mới ....................................................................... 43
2.3.1. Quy mô và cơ cấu huy động vốn .......................................................... 44
2.3.2. Các hình thức huy động ........................................................................ 44
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
CHI LĂNG - TỈNH LẠNG SƠN ..................................................................... 45
3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn................................. 45
3.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ........................................................... 45
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 45
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 47
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
môi trường............................................................................................. 50
3.2. Khái quát tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Chi Lăng, tỉnh
Lạng Sơn ............................................................................................... 51
3.2.1. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới...................... 51
3.2.2. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.......................... 51
3.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.......................................................... 53
3.2.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường ................. 56
3.2.5. Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực .................................................. 58
3.3. Thực trạng công tác huy động vốn đầu tư trong chương trình xây
dựng nông thôn mới ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ....................... 59
3.3.1. Quy mô và cơ cấu huy động vốn .......................................................... 59
v
3.3.2. Các hình thức huy động ................................................................................72
3.3.3. Kết quả huy động vốn theo các lĩnh vực đầu tư ..........................................73
3.3.4. Nguồn vốn huy động đầu tư trong chương trình xây dựng nông thôn
mới tại huyện Chi Lăng ................................................................................76
3.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn đầu tư trong chương
trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ................78
3.4. Đánh giá chung về công tác huy động vốn đầu tư trong chương trình
xây dựng nông thôn mới ở huyện Chi Lăng................................................80
3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................80
3.4.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân...................................................83
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY
ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI Ở HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020.........86
4.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn........................................................................................86
4.1.1. Mục tiêu tổng quát.........................................................................................86
4.1.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................86
4.1.3. Phương hướng và quan điểm về huy động vốn trong chương trình
xây dựng nông thôn mới ở huyện Chi Lăng................................................90
4.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn đầu tư trong
chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn .....91
4.2.1. Giải pháp công tác chỉ đạo triển khai thực hiện ..........................................91
4.2.2. Giải pháp trong công tác thực hiện quy hoạch ............................................92
4.2.3. Giải pháp nâng cao trình độ quản lý để sử dụng các nguồn vốn có
hiệu quả..........................................................................................................92
4.2.4. Giải pháp về đa dạng hóa các hình thức tín dụng........................................93
4.2.5. Giải pháp về tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và người nông dân ......94
4.2.6. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.............94
vi
4.2.7. Nâng cao trách nhiệm của các đoàn thể trong công tác xây dựng nông
thôn mới.........................................................................................................95
4.2.8. Các giải pháp khác.........................................................................................98
4.3. Một số kiến nghị ............................................................................................ 100
4.3.1. Kiến nghị với trung ương, tỉnh Lạng Sơn................................................. 100
4.3.2. Kiến nghị với UBND huyện Chi Lăng ..................................................... 101
4.3.3. Kiến nghị đối với UBND cấp xã ............................................................... 102
KẾT LUẬN............................................................................................................ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 106
vii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ
1 BCH Ban chấp hành
2 BNNPTNT Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
3 GDP Thu nhập quốc nội
4 HTX Hợp tác xã
5 KHKT Khoa học kỹ thuật
6 LĐNN Lao động nông nghiệp
7 LĐXH Lao động xã hội
8 NN Nông nghiệp
9 NQ/TW Nghị Quyết/ Trung ương
10 NTM Nông thôn mới
11 NXB Nhà xuất bản
12 PTNT Phát triển nông thôn
13 QĐ/TTg Quyết định/ Thủ tướng
14 QĐ-BBCVT Quyết định -Bộ bưu chính viễn thông
15 QĐ-BCĐXDNTM Quyết định -Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
16 QĐ-BGD&ĐT Quyết định -Bộ giáo dục và đào tạo
17 QĐ-BVHTTDL Quyết định -Bộ văn hóa thông tin du lịch
18 QĐ-BYT Quyết định -Bộ y tế
19 QĐKT ĐNT Quy trình kỹ thuật điện nông thôn
20 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
21 TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
22 THCS Trung học cơ sở
23 TT -BNNPTNT Thông tư -Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
24 TT-BXD Thông tư -Bộ xây dựng
25 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
26 TTLT-BNNPTNTBKHDT-BTC
Thông tư liên tịch -Bộ nông nghiệp phát triển
nông thôn -Bộ kế hoạch đầu tư -Bộ tài chính
27 UBND Ủy ban nhân dân
viii
DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ
Bảng
Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động từ NSNN cho xây dựng NTM huyện Chi
Lăng giai đoạn 2011 - 2015 .......................................................... 60
Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn Ngân sách Trung ương cho xây dựng NTM
huyện Chi Lăng giai đoạn 2011 - 2015 ........................................ 64
Bảng 3.3 : Vốn tín dụng cho xây dựng NTM huyện Chi Lăng giai đoạn
2011 - 2015 ................................................................................... 65
Bảng 3.4: Các hình thức huy động vốn trong cộng đồng cho xây dựng
NTM huyện Chi Lăng giai đoạn 2011 - 2015 .............................. 72
Bảng 3.5. Nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới tại huyện Chi Lăng.... 77
Bảng 3.6. Trình độ cán bộ ảnh hưởng đến công tác huy động vốn đầu tư
cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Chi Lăng ........................ 79
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu kinh tế trong giai đoạn từ nay đến 2020 huyện Chi Lăng ......... 87
Đồ thị
Đồ thị 3.1: Cơ cấu các nguồn vốn huy động cho xây dựng nông thôn mới
huyện Chi Lăng giai đoạn 2011 - 2015 ........................................ 58
Đồ thị 3.2: Cơ cấu vốn NSNN cho xây dựng NTM huyện Chi Lăng giai
đoạn 2011 - 2015 .......................................................................... 61
Đồ thị 3.3: Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức khác cho
xây dựng NTM huyện Chi Lăng giai đoạn 2011 - 2015 .............. 68
Đồ thị 3.4: Vốn huy động từ cộng đồng cho xây dựng NTM huyện Chi
Lăng giai đoạn 2011 - 2015 .......................................................... 70
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định đẩy mạnh CNH,
HĐH hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện
đại, hiệu quả, bền vững. Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để
phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất chất lượng và hiệu quả có khả
năng cạnh tranh cao; phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn
với bảo vệ môi trưởng; triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới phù
hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng
giai đoạn. Giải quyết đồng bộ các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn; xây dựng và phát triển nhanh kinh tế nông thôn từng bước ổn định và
bền vững, tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn công nghiệp chế biến và
tiêu thụ sản phẩm. Hoàn thiện quy hoạch phát triển nông thôn và xây dựng
nông thôn mới.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một
chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và quốc
phòng, an ninh trên địa bàn nông thôn cả nước. Phát triển nông nghiệp,
nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở
nông thôn là mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước ta được Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X
về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" cụ thể hoá.
Tuy nhiên, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn còn chậm; sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, phân tán; công nghiệp chế
biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chưa phát triển nhanh; chất
lượng nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
khu vực nông thôn còn bất cập; môi trường nông thôn một số nơi còn nhiều
bức xúc; đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận nông dân còn thiếu
thốn, khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn còn lớn.