Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1346

Hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng của lực lượng cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MẠNH LONG

HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỦY HOẠI RỪNG

CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MẠNH LONG

HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỦY HOẠI RỪNG

CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY THUÂN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực

hiện. Những số liệu, tài liệu trong luận văn là chính xác. Kết quả nghiên cứu của

luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

TÁC GIẢ

NGUYỄN MẠNH LONG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ANTT An ninh trật tự

BCA Bộ Công an

BLHS Bộ luật hình sự

BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự

CAND

CAX

Công an nhân dân

Công an xã

CBCS Cán bộ chiến sĩ

CSMT Cảnh sát môi trường

Cảnh sát ĐTTP

Cảnh sát QLHC

Cảnh sát điều tra tội phạm

Cảnh sát quản lý hành chính

CSND Cảnh sát nhân dân

ĐTCB

HHR

Điều tra cơ bản

Hủy hoại rừng

TTQLKT và CV

TTXH

Trật tự quản lý kinh tế và chức vụ

Trật tự xã hội

TAND Toà án nhân dân

UBND

VKSND

Ủy ban nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1: Thống kê tình hình tội phạm kinh tế - môi trường trên địa bàn tỉnh

Đắk Nông từ năm 2008-2012

Bảng 2.2: Thống kê tình hình tội phạm về kinh tế - môi trường và tội phạm trong

lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm

2008 -2012

Bảng 2.3: Thống kê tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát

triển rừng và hành vi phá rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ

năm 2008-2012

Bảng 2.4: Thống kê tình hình tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng

trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2008-2012

Bảng 2.5: Thống kê tổng số vụ hủy hoại rừng và tỷ lệ điều tra khám phá các vụ

án này của lực lượng Cảnh sát ĐT TP về TTQLKT và CV Công an

tỉnh Đắk Nông từ năm 2008-2012

Bảng 2.6: Tình hình tội phạm hủy hoại rừng trên các địa bàn trong tỉnh Đắk

Nông từ 2008-2012

Bảng 2.7: Đặc điểm nhân thân của các đối tượng phạm tội hủy hoại rừng trên địa

bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2008-2012

Bảng 2.8: Thống kê thời gian xẩy ra các vụ hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk

Nông từ năm 2008-2012

Bảng 2.9: Thống kê về các loại phương tiện sử dụng trong các vụ án hủy hoại

rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2008-2012

Bảng 2.10: Thống kê về thủ đoạn gây án trong các vụ án hủy hoại rừng trên địa

bàn tỉnh Đắk Nông g từ năm 2008-2012

Bảng 2.11: Thống kê tổ chức lực lượng CSMT công an tỉnh Đắk Nông đến 31

tháng 12 năm 2010

Bảng 2.12: Thống kê tổ chức lực lượng CSMT công an tỉnh Đắk Nông đến 31

tháng 12 năm 2012

Bảng 2.13: Thống kê tổ chức đội phòng, chống tội phạm về môi trường trong lĩnh

vực tài nguyên, khoáng sản, đa dạng sinh học, nông nghiệp-nông thôn,

làng nghề thuộc phòng PC49 Công an tỉnh Đắk Nông đến 31 tháng 12

năm 2012

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

Chƣơng 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM HỦY HOẠI RỪNG VÀ

HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỦY HOẠI RỪNG 5

1.1 Đặc điểm, tình hình liên quan đến phòng ngừa tội phạm hủy hoại

rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 5

1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội phạm hủy hoại rừng 7

1.3 Nhận thức chung về hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại

rừng của lực lượng Cảnh sát nhân dân 10

Chƣơng 2 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỦY HOẠI CỦA LỰC LƯỢNG

CẢNH SÁT NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 23

2.1 Tình hình tội phạm và nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hủy

hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 23

2.2 Đặc điểm tội phạm học của tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn

tỉnh Đắk Nông 33

2.3 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng của lực

lượng cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 40

Chƣơng 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG

NGỪA TỘI PHẠM HỦY HOẠI RỪNG CỦA LỰC LƯỢNG

CẢNH SÁT NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 54

3.1 Dự báo tình hình tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 54

3.2 Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa

tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 57

Kết luận 68

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Rừng được mệnh danh là “lá phổi” của trái đất, có vai trò rất quan trọng

trong việc duy trì sự sống, đảm bảo sự cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học. Rừng

cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá về động, thực vật đáp ứng nhu cầu

sống của con người và sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, bảo vệ, phát triển, khai

thác hợp lý tài nguyên rừng là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của đất

nước. Tuy nhiên trong những năm qua tình trạng rừng bị tàn phá, bị hủy hoại và

khai thác một cách bừa bãi vẫn diễn ra một cách phổ biến, phức tạp, diện tích rừng

ngày càng bị thu hẹp.

Đắk Nông là một tỉnh được thành lập ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số

22/2003/NQ-QH11 Khóa XI kỳ họp thứ 4, ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Công

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một trong năm tỉnh Tây Nguyên được thiên nhiên

ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Với diện tích tự nhiên là

6.514,38 Km2

, thì diện tích rừng chiếm 3.825,19 Km2 (Chiếm 60% diện tích toàn tỉnh).

Đây là địa bàn cực kỳ quan trọng về môi trường sinh thái không chỉ cho khu vực Tây

Nguyên mà còn đối với các tỉnh miền Đông Nam Bộ - Thành phố Hồ Chí Minh và

vùng hạ lưu sông Mê Kông. Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm hủy hoại

rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ngày càng có diễn biến phức tạp, loại tội phạm này

không chỉ tăng về số vụ mà tăng nhanh cả về đối tượng phạm tội. Theo số liệu thống kê

của Công an tỉnh Đắk Nông trong vòng 5 năm từ 2008 đến 2012, tỉnh Đắk Nông đã

xảy ra 121 vụ HHR, làm thiệt hại 1398,97 ha rừng.

Trong bối cảnh đó, thực hiện chương trình trồng mới theo Quyết định

661/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ bản nhận thức của các địa phương

cũng đã có những chuyển biến tích cực, việc triển khai công tác trồng rừng đã có

kết quả. Tuy nhiên công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Đắk Nông vẫn còn

nhiều thiếu sót tồn tại cần phải được khắc phục. Hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn

tội phạm HHR của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và lực lượng Công an

nhân dân tỉnh Đắk Nông chưa đạt hiệu quả như mong muốn, sự phối hợp giữa các

cơ quan chức năng chưa thật sự đồng bộ, lãnh đạo một số ban ngành chưa quan tâm

đến công tác phòng ngừa tội phạm HHR mà cho đây chỉ là trách nhiệm của cơ quan

Công an và Kiểm lâm tỉnh. Do đó, tình trạng xâm hại tài nguyên rừng vẫn tiếp tục

2

xảy ra, thậm chí có biểu hiện ngày càng phức tạp. Nạn phá rừng để làm nương rẫy,

HHR vẫn ở mức nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng.

Hành vi HHR không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, môi sinh mà còn kéo

theo những vấn đề phức tạp khác như: tranh chấp đất đai, di dân tự do, chống người

thi hành công vụ diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt. Hành vi chống đối có tổ chức

(có nơi bầu người lãnh đạo, tổ chức canh gác, đặt bẫy chông, đập phá phương tiện,

tài sản…), dùng các thủ đoạn trắng trợn và côn đồ, như: đập phá phương tiện của

các cơ quan và cán bộ Công an, Kiểm lâm, đe doạ xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài

sản của người thi hành công vụ và thân nhân, gia đình họ. Khi bị phát hiện hành vi

vi phạm, chúng dùng nhiều phương tiện tấn công, kể cả việc đâm xe vào lực lượng

đang thi hành công vụ.

Vì vậy, để góp phần vào công tác phòng ngừa tội phạm HHR trên địa bàn

tỉnh Đắk Nông có hiệu quả, tôi chọn vấn đề: “Hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy

hoại rừng của lực lượng Cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” làm đề tài

luận văn thạc sỹ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu

Phòng chống các tội phạm xâm phạm lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là vấn

đề từ trước tới nay chưa được nhiều tác giả và nhà khoa học trong nước quan tâm

nghiên cứu. Tuy nhiên trong thời gian qua đã có một số đề tài đề cập đến lĩnh vực

quản lý, khai thác và bảo vệ rừng như:

- Trần Văn thịnh (2005), Tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và

bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

phòng ngừa, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Đại học CSND, thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngô Văn Mạnh (2008), Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm vi

phạm các quy định về quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, luận văn thạc sỹ

luật học, Đại học CSND, thành phố Hồ Chí Minh .

- Cù Xuân Dũng (2009), Điều tra tội phạm HHR của lực lượng Cảnh sát

ĐTTP về TTQLKT và CV Công an tỉnh Đắk Nông, luận văn thạc sỹ luật học, Đại

học CSND, thành phố Hồ Chí Minh.

Các đề tài, công trình nghiên cứu trên có đề cập đến các nội dung về điều tra

và phòng ngừa các tội phạm trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ rừng. Tuy

nhiên qua khảo sát tôi thấy chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về hoạt

động phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

nói riêng.

3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ thực trạng công tác phòng ngừa tội phạm HHR của lực

lượng CSND trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, luận văn đưa ra các giải pháp và kiến

nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm HHR trên địa bàn tỉnh

Đắk Nông.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chủ

yếu sau:

- Hệ thống, làm rõ nhận thức lý luận về tội phạm HHR và hoạt động phòng

ngừa tội phạm này.

- Thu thập, đánh giá đúng các thông tin số liệu về tình trạng của tội phạm

HHR xảy ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

- Làm rõ hệ thống đặc điểm tội phạm, nguyên nhân điều kiện của tội phạm

HHR xảy ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

- Làm rõ thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm HHR của lực lượng CSND

Công an tỉnh Đắk Nông, từ đó rút ra ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của chúng.

- Đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm HHR xảy ra trên địa bàn tỉnh Đắk

Nông trong thời gian tới.

- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác

phòng ngừa tội phạm HHR trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy

hoại rừng của lực lượng CSND trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung, luận văn nghiên cứu phòng ngừa tội phạm HHR của lực

lượng CSND dưới góc độ tội phạm học.

+ Về không gian, khảo sát thực trạng phòng ngừa tội phạm HHR trên địa bàn

tỉnh Đắk Nông và công tác phòng ngừa tội phạm HHR của các chủ thể, trong đó lực

lượng CSND Công an tỉnh Đắk Nông là nòng cốt.

+ Về thời gian, khảo sát thực trạng phòng ngừa tội phạm HHR của lực lượng

CSND trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2008 đến nay.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!