Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
106
Kích thước
847.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1985

Hoạt động phòng ngừa tội phạm của viện kiểm sát nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG VĂN DŨNG

HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG VĂN DŨNG

HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: LUẬT HÌNH SỰ

Mã số: 60.38.40

Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Kim Oanh

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Đặng Văn Dũng, sinh ngày 03/4/1969

Là học viên lớp Cao học Luật khóa I, tỉnh Long An, chuyên ngành Luật hình

sự, mã số 60.38.40. Niên khóa (2010 – 2012).

Tôi được trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh phân công thực hiện

Luận văn thạc sĩ với đề tài “Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát

nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp đỡ

của TS. Võ Thị Kim Oanh là người hướng dẫn khoa học trực tiếp. Tôi sẽ hoàn toàn

chịu trách nhiệm về mọi thắc mắc, khiếu nại sau này.

Tác giả Luận văn

Đặng Văn Dũng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS: Bộ luật hình sự

BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT: Cơ quan điều tra

ĐTV: Điều tra viên

KSĐT: Kiểm sát điều tra

KSXX: Kiểm sát xét xử

KSVTTPL: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật

KSV: Kiểm sát viên

TAND: Tòa án nhân dân

THQCT: Thực hành quyền công tố

VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

VKS: Viện kiểm sát

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….. 1

CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA

TỘI PHẠM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG 6

1.1 Khái niệm về phòng ngừa tội phạm………………………………… 6

1.2 Cơ sở pháp lý và đặc điểm hoạt động phòng ngừa tội phạm của

Viện kiểm sát nhân dân địa phương 10

1.3 Các hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân

dân địa phương 17

1.3.1 Phòng ngừa tội phạm thông qua công tác thực hành quyền công

tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật 17

1.3.2 Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân

thông qua các hoạt động khác 22

1.3.3 Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân và các chủ thể khác

trong quá trình thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm 25

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI

PHẠM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH TIỀN GIANG 29

2.1 Đặc điểm, tình hình có liên quan đến hoạt động phòng ngừa tội

phạm của Viện kiểm sát nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền

Giang 29

2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội 29

2.1.2 Đặc điểm, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm

2006 đến 2012 30

2.2 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát

nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 31

2.2.1 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát

nhân dân địa phương thông qua thực hành quyền công tố và kiểm sát việc

tuân theo pháp luật 31

2.2.2 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát

nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thông qua các hoạt động

khác 51

2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện

kiểm sát nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 55

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG 64

3.1 Nhu cầu nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của Viện

kiểm sát nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 64

3.1.1 Do vị trí quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân địa phương 64

3.1.2 Tình hình tội phạm thay đổi 68

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của

Viện kiểm sát nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 70

3.2.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện

kiểm sát nhân dân địa phương thông qua thực hành quyền công tố và kiểm sát

việc tuân theo pháp luật 70

3.2.2 Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát

nhân dân địa phương thông qua các hoạt động khác 78

KẾT LUẬN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ

sung năm 2001) đã thể chế đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam

trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có nội dung quy

định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế

xã hội chủ nghĩa, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ

trang nhân dân và mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp

luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Mọi hành vi xâm hại lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của

công dân đều bị xử lý theo pháp luật 1

.

Trong công cuộc đổi mới và quá trình hội nhập quốc tế đã làm cho đất nước

ta có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên

các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Bên cạnh việc quan tâm phát triển về lĩnh vực

kinh tế thì Đảng, Nhà nước ta cũng rất chú trọng đến công tác chăm lo đời sống xã

hội của người dân, mà nhất là đảm bảo tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội, trong

đó công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm được xem là một trong những

vấn đề rất quan trọng và cấp bách trong tình hình hiện nay.

Để thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và

Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, trong những năm qua ngành Kiểm

sát đã tích cực phối hợp với các cơ quan tư pháp đấu tranh kiên quyết với các loại

tội phạm, khám phá nhiều vụ án hình sự, góp phần ngăn chặn và kiềm chế sự gia

tăng tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, đây là một số nét khái quát về những kết quả bước đầu trong thực

tiễn hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân. Song, qua thực tế,

chúng tôi nhận thấy vẫn còn những bất cập. Đó là: Hiện tại còn thiếu các quy định

của pháp luật về trách nhiệm phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân

trong công tác thực hiện chức năng. Đến nay ngành Kiểm sát vẫn chưa có một

chương trình tổng thể về phòng ngừa tội phạm và cũng vì vậy cho nên chưa xây

dựng được những chuẩn mực rõ ràng xác định hiệu quả công tác phòng ngừa tội

phạm trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Một số nhiệm vụ, quyền hạn của

Viện kiểm sát trực tiếp áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm chưa được thực

1

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, NXB. Sự thật, tr.17.

2

hiện đầy đủ hoặc bị hạn chế tác dụng trong thực tiễn. Vấn đề nghiên cứu lý luận và

triển khai ứng dụng các biện pháp phòng ngừa trong công tác của ngành chưa được

quan tâm đúng mức. Đó là những nhân tố đã và đang có sự tác động làm hạn chế

kết quả công tác phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và

Viện kiểm sát nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng.

Từ những đòi hỏi cấp thiết ở cả hai phương diện lý luận và thực tiễn nêu

trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát

nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” làm đề tài luận văn thạc sĩ

luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung và của Viện

kiểm sát nhân dân nói riêng đã được nhiều sách báo, công trình nghiên cứu đề cập

đến một cách đa dạng, phong phú. Trong đó phải kể đến một số công trình nghiên

cứu đã được công bố, đó là:

Tác phẩm: Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm của tác giả

Nguyễn Xuân Yêm được Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 2001. Đây là

một công trình nghiên cứu công phu và có giá trị, được trình bày cụ thể về hoạt

động phòng ngừa tội phạm. Công trình đã phân tích những lý luận cơ bản về tội

phạm học và những nội dung cụ thể của tội phạm học như: Tình hình tội phạm,

nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm; thân nhân người phạm tội; biện

pháp phòng ngừa tội phạm; tội phạm ẩn…và phương pháp phòng ngừa tội phạm

như: tội phạm kinh tế, tội phạm ma túy, tội phạm về trật tự xã hội…Tuy nhiên, công

trình nghiên cứu không đề cập chuyên sâu tới vai trò phòng ngừa tội phạm của Viện

kiểm sát nhân dân.

Nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động của Viện kiểm sát ở góc độ hoạt

động kiểm sát và hoạt động thực hành quyền công tố trong quá trình xử lý vụ án

hình sự hoặc trong một giai đoạn tố tụng nhất định, như của Thạc sỹ Trần Quốc

Nam (2008), “Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

giai đoạn điều tra tại Tiền Giang”; “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử

sơ thẩm ở tỉnh Tiền Giang, thực trạng và giải pháp” của Thạc sỹ Trần Quốc Văn

(2008)…

Một số công trình nghiên cứu về các chủ thể trong việc phòng ngừa và

chống tội phạm như luận văn của Thạc sỹ Nguyễn Quý Thắng (2009), “Hoạt động

của Hải quan trong đấu tranh phòng, chống tội vận chuyển, mua bán trái phép chất

3

ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”; luận văn Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Bảo

Khánh (2004) về “Vai trò của chủ thể trong việc phòng ngừa các tội xâm phạm tình

dục người chưa thành niên ở các tỉnh phía Nam Việt Nam”…

Đối với hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát có

sách chuyên khảo của Nguyễn Hồng Vinh về “Hoạt động phòng ngừa tội phạm của

Viện kiểm sát nhân dân”, nhà xuất bản Tư pháp năm 2007 và với khóa luận tốt

nghiệp Đại học năm 2003 của Trương Viết Tấn về “Viện kiểm sát trong hoạt động

phòng ngừa tội phạm” của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh công bố

năm 2005.

Tác giả Đoàn Thị Nguyên với khóa luận tốt nghiệp Đại học về “Hệ thống

các chủ thể phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam của Trường Đại học Luật thành phố

Hồ Chí Minh” được công bố năm 2005. Công trình đã chỉ ra những chủ thể từ hệ

thống chính trị, đến các cơ quan bảo vệ pháp luật và các tổ chức chính trị xã hội.

Tuy nhiên, với khóa luận tốt nghiệp Đại học nên chỉ dừng lại ở việc xác định những

đối tượng tham gia và hoạt động phòng ngừa tội phạm chứ không nghiên cứu vai

trò của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Tuy các công trình trên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt và

có hệ thống về hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân địa

phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang mà chủ yếu các công trình nghiên cứu về hoạt

động phòng ngừa của các chủ thể trong xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố với các

ngành Công an hoặc ngành Hải quan; về vai trò của hệ thống chính trị trong hoạt

động phòng ngừa tội phạm. Nhưng đó là nguồn tham khảo đáng quý trong quá trình

nghiên cứu của tác giả trong hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát

nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật về hoạt động phòng

ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

thông qua công tác thực hiện chức năng của ngành, từ đó tìm ra những hạn chế và

nguyên nhân để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng

ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

trong tình hình mới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

4

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm

vụ chủ yếu sau:

- Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm và hoạt

động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân.

- Làm rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân địa

phương trong hoạt động phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm

2006 đến năm 2012.

- Đánh giá thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát

nhân dân địa phương thông qua kết quả thực hiện chức năng công tố và kiểm sát các

hoạt động tư pháp; qua các hoạt động phòng ngừa khác.

- Đề xuất những quan điểm, phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân địa

phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý và nội dung các hoạt động

phòng ngừa xã hội, các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư

pháp gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm mà Viện kiểm sát nhân dân

hai cấp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã thực hiện.

- Phạm vi nghiên cứu

Từ mục đích và nhiệm vụ trên, luận văn không có tham vọng giải quyết hết

những vấn đề về hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung mà nội dung luận văn

chỉ nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân địa

phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, trong phạm vi thời gian nghiên cứu 7 năm (từ

năm 2006 đến năm 2012, sau khi có Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của

Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020).

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận văn là học thuyết Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật nói chung

và tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói riêng.

- Phương pháp nghiên cứu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!