Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hoạt động phòng ngừa tội phạm của trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ ChÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ ANH TRUNG
HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỦA
TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ ANH TRUNG
HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỦA
TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 60380104
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN BÁ NGỪNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp Cao học Luật: “Hoạt động
phòng ngừa tội phạm của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trên địa
bàn tỉnh Bến Tre” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, và không có bất cứ
vi phạm nào về quyền tác giả theo quy định của luật pháp. Những số liệu
thống kê phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài đều trung thực, tài liệu có
nguồn từ các cơ quan chức năng địa phương.
Tác giả
Võ Anh Trung
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTV Cộng tác viên
PNTP phòng ngừa tội phạm
TGPL trợ giúp pháp lý
TGVPL Trợ giúp viên pháp lý
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ
Bảng 1. Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2007 đến
2012
Bảng 2. Sơ đồ tổ chức Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bến Tre
Bảng 3. Chất lượng lực lượng Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh
Bến Tre theo ngạch công chức, viên chức từ năm 2007 đến năm
2012
Bảng 4. Chất lượng nguồn nhân lực Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước
tỉnh Bến Tre theo trình độ đào tạo từ năm 2007 đến năm 2012
Bảng 5. Chất lượng nguồn Cộng tác viên Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà
nước tỉnh Bến Tre từ năm 2007 đến năm 2012
Bảng 6. Số lượng vụ việc tư vấn pháp luật, giai đoạn 2007 – 2012 (thuộc
đối tượng trợ giúp pháp lý )
Bảng 7. Số lượng vụ việc tư vấn pháp luật, giai đoạn 2007 – 2012 (không
thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý )
Bảng 8. Số lượng vụ việc tham gia tố tụng của Trung tâm Trợ giúp pháp lý
nhà nước tỉnh Bến Tre – Giai đoạn 2007 – 2012
Bảng 9. Số lượng tham gia tố tụng của Trợ giúp viên và Luật sư cộng tác
viên
Bảng 10. Số liệu hoạt động tuyên truyền pháp luật
Bảng 11 Số liệu tham gia hòa giải và sinh hoạt Câu lạc bộ của Trung tâm
Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bến Tre từ năm 2007 đến 2012
Bảng 12. Số liệu Các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh
Bến Tre, giai đoạn 2007 - 2012
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng thống kê
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
Chương 1. NHẬN THỨC CHUNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỦA
TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẾN TRE.................................................................................... 6
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre liên quan đến
phòng ngừa tội phạm............................................................................. 6
1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung, nguyên tắc của phòng ngừa tội phạm
............................................................................................................... 7
1.21. Khái niệm phòng ngừa tội phạm....................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm phòng ngừa tội phạm ..................................................... 12
1.2.3. Nguyên tắc của hoạt động phòng ngừa tội phạm........................... 14
1.2.4. Nội dung của phòng ngừa tội phạm............................................... 16
1.3. Đặc trưng phòng ngừa tội phạm của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà
nước:.................................................................................................... 17
1.3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà
nước............................................................................................... 17
1.3.2. Cơ sở pháp lý về trách nhiệm phòng ngừa tội phạm của Trung tâm
Trợ giúp pháp lý nhà nước............................................................ 19
1.3.3. Nội dung và đặc điểm hoạt động phòng ngừa tội phạm của Trung
tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước..................................................... 21
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM
CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC . 36
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE................................................................. 36
2.1. Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Bến Tre ...................................... 36
2.1.1. Tình hình tội phạm ........................................................................ 36
2.1.2. Đặc điểm tội phạm học .................................................................. 37
2. 2. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Trung tâm Trợ giúp pháp lý
nhà nước tỉnh Bến Tre ........................................................................ 39
2.2.1. Các đặc điểm về tổ chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý trên địa
bàn tỉnh Bến Tre............................................................................ 39
2.2.2. Về tổ chức bộ máy Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bến
Tre ................................................................................................. 40
2.3. Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Trung tâm Trợ giúp
pháp lý nhà nước tỉnh Bến Tre: .......................................................... 41
2. 3.1. Thực trạng phòng ngừa tội phạm trong hoạt động tư vấn pháp luật
....................................................................................................... 41
2.3.2. Phòng ngừa tội phạm thông qua việc phát hiện, loại trừ các nguyên
nhân và điều kiện phạm tội........................................................... 43
2.3.3. Phòng ngừa tội phạm thông qua việc tham gia tố tụng................. 46
2. 3.4. Phòng ngừa tội phạm thông qua việc phối hợp giữa các tổ chức
thực hiện trợ giúp pháp lý với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan (cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thông tin đại chúng,
các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, chính quyền cơ sở…) ....... 50
2.3.5. Phòng ngừa tội phạm thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật và trợ giúp pháp lý lưu động......................................... 53
2.3.6. Phòng ngừa tội phạm thông qua các hoạt động khác:.................... 57
2.4. Đánh giá về hoạt động phòng ngừa tội phạm của Trung tâm Trợ giúp
pháp lý trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian qua........................ 60
2.4.1. Thành công..................................................................................... 60
2.4.2. Hạn chế........................................................................................... 62
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động phòng ngừa tội
phạm của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trên địa bàn tỉnh
Bến Tre.......................................................................................... 65
Chương 3 . DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM Ở BẾN TRE VÀ CÁC
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỦA TRUNG TÂM TRỢ
GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH BẾN TRE................. 71
3.1. Dự báo tình hình tội phạm ở Bến Tre trong thời gian tới..................... 71
3.1.1. Cơ sở của dự báo............................................................................ 71
3.1.2. Một số dự báo cụ thể ...................................................................... 72
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm của
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bến Tre........................... 74
3.2.1. Những định hướng đối với việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động
phòng ngừa tội phạm của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước
nhà nước tỉnh Bến Tre .................................................................. 74
3.2.2. Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ công tác trợ giúp pháp lý................ 77
3.2.3. Tiến hành tổng hợp các biện pháp giáo dục, kinh tế và pháp luật. 77
3.2.4. Các biện pháp cụ thể ...................................................................... 78
KẾT LUẬN ................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC THỐNG KÊ SỐ LIỆU
1
LỜI MỞ ĐẦU
Bến Tre là một trong 13 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông
giáp biển, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và
phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Tỉnh có diện tích tự nhiên là 2.356 km2
, được
hợp thành bởi 3 dãi cù lao lớn: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh do
phù sa bồi đắp của 4 nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, sông Ba Lai, sông
Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Tỉnh có các tuyến đường đi qua như: Quốc lộ
57 và Quốc lộ 60. Vị trí này cho phép tỉnh Bến Tre hội tụ những tiềm năng
phát triển các ngành kinh tế như khai thác thủy hải sản, nông nghiệp, phát
triển du lịch vườn…. Đồng thời còn tạo cho Bến Tre có điều kiện phát triển
giao thông đường bộ, đường thủy, đặc biệt là sau khi xây dựng xong cầu Rạch
Miễu, Hàm Luông hệ thống giao thông đường bộ đã có một sự phát triển đáng
kể tạo cho việc phát triển công nghiệp, du lịch….
Trong những năm qua, cùng với sự hội nhập, phát triển mọi mặt của đời
sống kinh tế, văn hóa xã hội tại địa phương, thì tình hình tội phạm ở nơi đây
có những diễn biến phức tạp, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi... Các loại
tội phạm cướp, cướp giật tài sản, xâm phạm tính mạng, sức khỏe công dân,
xâm phạm tình dục, các tội phạm về ma túy…và các hoạt động thế lực thù
địch luôn tìm cách tuyên truyền chống phá, kích xúi, lôi kéo người dân ở
vùng ven biển, vùng kinh tế còn khó khăn biểu tình, gây rối, chống phá chính
quyền, luôn là một thách thức không nhỏ đối với Đảng bộ, chính quyền địa
phương và nhân dân tỉnh Bến Tre.
Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Bến Tre là một đơn
vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, được thành lập vào năm 1998 với chức
năng thực hiện công tác TGPL tại địa phương, thông qua việc tham gia tố
tụng, tuyên truyền pháp luật, TGPL lưu động, thực hiện công tác hòa giải,
kiến nghị… Sau 14 năm thành lập, với sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền
địa phương, và bằng sự nỗ lực, quyết tâm của toàn thể cán bộ Trung tâm
TGPL nhà nước tỉnh Bến Tre, sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức
đoàn thể…TGPL đã giải quyết được nhiều vướng mắc, nhiều tranh chấp kéo
dài, giữ gìn đoàn kết, tương thân, tương ái trong nhân dân, củng cố được lòng
2
tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước và ngày càng được người dân tin
tưởng và tiếp cận. Từ đó, đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh
phòng ngừa tội phạm tại địa phương như nhận định của Phó Thủ tướng Chính
phủ Trương Vĩnh Trọng trong Hội nghị tổng kế 10 năm hoạt động TGPL ở
Việt Nam “TGPL đã giúp cho chính quyền địa phương hiểu dân, tạo diễn đàn
đối thoại dân chủ giữa người dân với chính quyền, góp phần giảm thiểu khiếu
nại, tố cáo trái pháp luật, điều chỉnh kịp thời những bất cập trong hoạt động
công vụ, giữ gìn đoàn kết cộng đồng, ổn định chính trị xã hội, đảm bảo an
ninh – quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế” 1
. Tuy nhiên, trong tình hình
hiện tại, với sự diễn biến phức tạp của các loại tội phạm, là thách thức không
nhỏ đặt ra với chính quyền địa phương nói chung, Trung tâm TGPL nhà nước
tỉnh Bến Tre nói riêng trong hoạt động phòng ngừa.
Trung tâm TGPL có vị trí pháp lý rất đặc biệt, do đó có những ưu thế rất
riêng trong phòng ngừa tội phạm, thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, tham
gia tố tụng, hòa giải... Trung tâm TGPL có thể phát hiện, góp phần quan trọng
nhằm ngăn chặn ngay từ trong tư tưởng, ý nghĩ nghững dự định vi phạm pháp
luật của các cá nhân trong xã hội. Mặc dù vậy, trong quá trình công tác trong
ngành, tôi nhận thấy rằng công tác đấu tranh PNTP của Trung tâm TGPL nhà
nước tỉnh Bến Tre còn bộc lộ những thiếu sót nhất định như: hệ thống văn bản
về TGPL liên quan đến chức năng PNTP của Trung tâm TGPL nhà nước còn
nhiều bất cập; công tác phân công phân nhiệm vẫn còn nhiều điểm chưa hợp
lý, hoạt động PNTP thông qua hoạt động nghiệp vụ, công tác phối hợp giữa
các chủ thể khác chưa được chú trọng…từ đó dẫn đến việc chưa tận dụng
được hết ưu thế của chủ thể này trong hoạt động PNTP tại địa phương.
Với mong muốn góp phần trong hoạt động PNTP của Trung tâm TGPL
trên địa bàn, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hoạt động phòng ngừa tội
phạm của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến
Tre” làm Luận văn Thạc sỹ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
1 Bài phát biểu của Phó Thủ tướng chính phủ Trương Vĩnh Trọng, TGPL thực sự khẳng định đảng, nhà
nước, Chính phủ luôn quan tâm quyền lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách, 10 năm hoạt
động TGPL ở Việt Nam hướng phát triển, Cục Trợ giúp pháp lý
3
Tình hình nghiên cứu hoạt động PNTP nói chung, hoạt động PNTP của
các chủ thể cụ thể đã có nhiều công trình nghiên cứu, có thể kể đến các công
trình như sau:
- Công trình “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” của
Nguyễn Xuân Yêm được nhà xuất bản Công an nhân dân phát hành vào năm
2001. Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị rất lớn, trong đó tác giả đã
đưa ra được nhiều nội dung lý luận quan trọng về: tình hình tội phạm, nguyên
nhân, điều kiện của tình hình tội phạm; nhân thân người phạm tội, phương
pháp PNTP….
- Tác giả Đoàn Thị Nguyên với khóa luận tốt nghiệp Đại học cũng có nội
dung nghiên cứu về: Hệ thống các chủ thể phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam
của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình đã đi sâu vào
việc phân tích, đánh giá và xác định chủ thể tham gia hoạt động PNTP.
- Luận văn Thạc sỹ Luật học của các tác giả: Trà Hùng Cường, “Hoạt
động phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu của lực lượng cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội công an tỉnh Tây Ninh”; Lê Minh Hiền “Hoạt động
phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”; Lê
Văn Sang “Hoạt động phòng ngừa tội phạm của công an xã trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh”; Trần Minh Sơn “Hoạt động phòng ngừa tội đào ngũ trên địa bàn
Quân khu 7”; Nguyễn Văn Lam “Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án
Quân sự Quân khu 9”; Nguyễn Thị Lệ Huyền “Hoạt động phòng ngừa tội
phạm của Viện Kiểm sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An” ... đã có những
nghiên cứu và đưa ra nhiều luận điểm sâu sắc về các chủ thể phòng ngừa của
lực lượng vũ trang, cơ quan tư pháp..
Luận văn Thạc sỹ Luật học “Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho
người nghèo” của tác giả Phan Thị Hồng Huệ có đề cập đến hoạt động của
Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Bến Tre, tuy nhiên, công trình này chỉ đề cập
đến việc thực hiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả TGPL cho người
nghèo tại địa phương.
Các công trình khoa học của các tác giả nêu trên đã nghiên cứu về phòng
ngừa tội phạm ở nhiêu khía cạnh ở nhiều địa khác nhau. Tuy nhiên chưa có
công trình nào đề cập đến hoạt động PNTP của Trung tâm TGPL nói chung