Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Ninh: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Trần Văn Thắng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
TÓM TẮT
Tỉnh Tây Ninh là một tỉnh có cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nên
hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
Tỉnh.
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Tỉnh Tây Ninh thì có hai mặt hàng
chủ lực là: cao su và khoai mì. Vì hai mặt hàng này có tỷ trọng lớn trong cơ cấu
nông nghiệp của Tỉnh.
Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản mang lại nhiều lợi nhuận cho
ngân hàng. Vì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này sử dụng nhiều sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh cạnh
tranh rất gay gắt để chiếm lĩnh thị phần cho vay này.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Ninh là một ngân
hàng lớn, uy tín trên địa bàn. Tuy nhiên, thị phần cho vay trong lĩnh vực này còn
thấp.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài:” Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông
sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Ninh”
để mở rộng hoạt động cho vay này.
Để đạt được như vậy, tác giả nhận thấy rằng
Thứ nhất: Cần hiểu rõ hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản.
Thứ hai: Cần tìm hiểu thực trạng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng
nông sản của Vietinbank Tây Ninh.
Thứ ba: Đề ra các giải pháp, kiến nghị để mở rộng hoạt động cho vay xuất
nhập khẩu hàng nông sản.
Kết quả phân tích cho thấy hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản có
tốc độ tăng trưởng tốt, đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng chủ yếu là
hoạt động cho vay xuất khẩu cao su, còn hoạt động cho vay xuất nhập khẩu khoai
mì còn hạn chế, hoạt động tìm kiếm, mở rộng khách hàng mới gặp khó khăn.
ii
Kết quả trên cho thấy còn nhiều vấn đề trong hoạt động cho vay này, xuất phát
từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là hạn chế về mô hình tổ chức, đội ngũ nhân
viên, sản phẩm,…
Từ những hạn chế trên, tác giải đề xuất một số nhóm giải pháp và kiến nghị như
sau:
- Giải pháp đưa ra các gói sản phẩm đặc thù.
- Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông
sản.
- Giải pháp tăng cường hoạt động marketing.
- Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Kiến nghị đối với hội sở chính Vietinbank.
Trong giới hạn kiến thức và khả năng nghiên cứu của tác giả, nội dung trình bày
nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong Hội đồng đánh
giá, các giảng viên Nhà trường, các bạn và các đồng nghiệp góp ý để tác giả bổ
sung và hoàn thiện tốt hơn đề tài nghiên cứu.
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Trần Văn Thắng
Sinh ngày 25 tháng 02 năm 1989
Quê quán: Tây Ninh
Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tây
Ninh
Là học viên cao học khoá 18 của Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh
Mã số học viên: 020118160176
Tôi xin cam đoan đề tài: “Hoạt động cho vay XNK HNS tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Tây Ninh”
Mã ngành học: 8340201
Người hướng dẫn khoa học: TS.Lâm Thị Hồng Hoa
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng …. năm 2018
Tác giả
Trần Văn Thắng
iv
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được đề tài “Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Tây Ninh”, tác giả xin gửi
lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí
Minh, Lãnh đạo Phòng sau Đại học, Thư viện và các Giảng viên tham gia giảng dạy
tại Khoa sau đại học đã trang bị những kiến thức chuẩn mực và bổ ích để tác giả
định hình được phương pháp và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Xin cám ơn giảng viên hướng dẫn khoa học - Tiến sĩ Lâm Thị Hồng Hoa - đã
tận tình giúp đỡ về kinh nghiệm cũng như về chuyên môn để tác giả thực hiện và
giải quyết tốt những vấn đề mà đề tài nghiên cứu đặt ra. Chân thành cám ơn Thư
viện Nhà trường, Lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Tây Ninh đã tạo điều kiện cho tác giả
được tiếp cận các tài liệu và số liệu để tác giả thực hiện luận văn. Xin cám ơn các
anh chị, các bạn và đồng nghiệp đã không ngừng động viên tác giả trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Trân trọng,
TP. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng ….. năm 2018
Tác giả
Trần Văn Thắng
v
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG NÔNG SẢN...................................................................................................1
1.1. Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản..................................1
1.1.1. Cho vay xuất nhập khẩu............................................................................1
1.1.1.1. Khái niệm cho vay .............................................................................1
1.1.1.2. Khái niệm cho vay xuất nhập khẩu....................................................1
1.1.2. Cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản....................................................2
1.1.2.1. Khái niệm cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản...........................2
1.1.2.2. Đặc điểm cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản ............................2
1.1.2.3. Vai trò của hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản.........5
1.1.2.4. Các loại hình cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản ......................6
1.1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông
sản....................................................................................................................9
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông
sản......................................................................................................................12
1.1.3.1. Các yếu tố khách quan .....................................................................12
1.1.3.2. Các yếu tố chủ quan .........................................................................12
1.1.4. Bài học kinh nghiệm về hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông
sản từ ngân hàng khác .......................................................................................14
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG NÔNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH TÂY NINH ......................................................................................17
2.1. Tồng quan về ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-chi nhánh Tây
Ninh ......................................................................................................................17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP công thương
Việt Nam-chi nhánh Tây Ninh..........................................................................17
vi
2.1.2. Tình hình hoạt động chung .....................................................................18
2.1.3. Thị phần tín dụng ....................................................................................22
2.2. Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng TMCP
công thương Việt Nam-chi nhánh Tây Ninh ....................................................23
2.2.1. Tình hình cho vay xuất nhập khẩu chung ...............................................23
2.2.1.1. Tình hình sản xuất nông sản, xuất khẩu thực tế tại tỉnh Tây Ninh ..23
2.2.1.2. Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu chung .......................................25
2.2.2. Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản.................................27
2.2.2.1. Kết quả cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản..............................27
2.2.2.2. Chất lượng cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản ........................34
2.3. Đánh giá hoạt động cho vay XNK HNS tại ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam-chi nhánh Tây Ninh .............................................................37
2.3.1. Kết quả đạt được .....................................................................................37
2.3.2. Hạn chế....................................................................................................38
2.3.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế ......................................................39
2.3.3.1. Nguyên nhân thành công..................................................................39
2.3.3.2. Nguyên nhân hạn chế .......................................................................40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................43
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT
NHẬP KHẨU HÀNG NÔNG SẢN .......................................................................44
3.1. Định hướng cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng
TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Tây Ninh. .......................................44
3.1.1. Định hướng chung...................................................................................44
3.1.2. Định hướng cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản ..............................44
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại
ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-chi nhánh Tây Ninh.....................45
3.2.1. Áp dụng gói sản phẩm đặc thù cho vay XNK cao su, khoai mì .............46
3.2.2. Các giải pháp để hạn chế rủi ro cho vay XNK HNS ..............................49
vii
3.2.3. Tích cực hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu............................50
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP công thương
Việt Nam-chi nhánh Tây Ninh..........................................................................51
3.2.4.1. Nâng cao năng lực phục vụ khách hàng của đội ngũ nhân viên ......52
3.2.4.2. Hoàn thiện công tác tuyển dụng.......................................................53
3.2.4.3. Chuẩn hóa cơ chế đánh giá hiệu quả công việc ...............................54
3.3. Kiến nghị đối với Vietinbank Hội sở ..........................................................55
3.3.1. Xây dựng chính sách...............................................................................55
3.3.2. Cải cách tổ chức ......................................................................................56
3.3.3. Tăng cường hoạt động marketing ...........................................................57
3.3.4. Tăng cường phối hợp ..............................................................................57
3.3.5. Bổ sung chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .....................58
3.3.6. Cải thiện công nghệ.................................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................60
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIETINBANK Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam
XNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩu
HNS Hàng nông sản
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TTTM Tài trợ thương mại
L/C Letter of Credit (Thư tín dụng)
D/P Document Against Payment (Nhờ thu kèm chứng từ)
T/T Telegraphic Transfer (Chuyển tiền bằng điện)
TCTD Tổ chức tín dụng
PGD Phòng giao dịch
TCHC Tổ chức hành chính
TCKT Tổ chức kinh tế
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
TDN Tổng dư nợ