Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình tượng nhân vật susan boyle trong tiểu thuyết thiên thần xấu xí của john mcshane.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
TRẦN THỊ HÀ
Hình tượng nhân vật Susan Boyle trong tiểu
thuyết Thiên thần xấu xí của John McShane
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giấc mơ như một tấm gương phản chiếu những ước mơ, khát vọng của
mỗi con người trong trong cuộc sống. Ai cũng có những giấc mơ, nhưng mấy
ai còn giữ được những giấc mơ đó ở tuổi 48 như Susan Boyle trong Thiên
thần xấu xí của John McShane?
Susan Boyle - một phụ nữ với hình dáng bên ngoài trái ngược hoàn toàn
với tiêu chuẩn của xã hội hiện đại : già, béo, xấu, nghèo, lạc mốt, thất học và
quê mùa đã thực hiện được ước mơ trở thành ca sĩ của mình, đồng thời chứng
minh một tài năng thật sự có thể được công nhận và làm rung động trái tim
hàng chục triệu người trên toàn cầu mà không cần vỏ ngoài hình thức sáng lấp
lánh.
Với cuốn tiểu thuyết Thiên thần xấu xí, John McShane đã đem lại cho
người đọc một cái nhìn toàn cảnh về hình tượng nhân vật đặc biệt này, về
chặng đường dài không hề trải hoa hồng, đòi hỏi rất nhiều can đảm và nhiệt
huyết cháy bỏng nơi con tim - một câu chuyện truyền cảm hứng cho bất cứ ai
đang “mơ một giấc mơ”.
Thiên thần xấu xí là một cuốn sách cổ vũ cho những giấc mơ, những hi
vọng. Susan Boyle là một trong hàng triệu người bình thường, nhưng cô đã
3
làm được những điều kì diệu và chúng ta vẫn có quyền hi vọng. Qua đây cũng
khẳng định giá trị chân thực nằm trong tâm hồn, tài năng của mỗi con người
chứ không phải là dáng vẻ bên ngoài – cái vỏ bọc luôn làm người ta say mê
một cách mù quáng!
Bởi những ý nghĩa thực tiễn và bài học lớn lao về nhân vật nên chúng tôi
đã quyết định lựa chọn đề tài: Hình tượng nhân vật Susan Boyle trong tiểu
thuyết Thiên thần xấu xí của John McShane để làm đề tài nghiên cứu khóa
luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tiểu thuyết Thiên thần xấu xí là một tác phẩm của văn học Anh mới
được in và ấn hành vào tháng 5 năm 2011. Vì thế cuốn sách này còn rất mới
mẻ và chưa được nghiên cứu một cách toàn diện trên phương diện nội dung
cũng như về hình thức nghệ thuật. Tuy vậy, hiện nay trên Internet với một số
bài viết giới thiệu về cuộc sống và con người của Susan Boyle đã giúp chúng
tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về tác phẩm Thiên thần xấu xí
nói riêng và tác giả John McShane nói chung. Tiêu biểu có thể kể đến “Hé lộ
đời tư về thiên thần xấu xí Susan Boyle” của Dòng sự kiện ngày 24 tháng 6
năm 2011, “Sự thật về cuộc sống của ngôi sao nổi tiếng Susan Boyle” (Báo
Dân trí số ra ngày 3 tháng 8 năm 2010 do tác giả Mĩ Vân giới thiệu), “Susan
Boyle được dựng tượng sáp Madane TusSauds ở Blackpool Anh quốc” (Báo
Dân trí ngày 20 tháng 4 năm 2011 do Vĩnh Ngọc giới thiệu)…
Và cũng ở Việt Nam, bạn đọc đã được tiếp xúc với tác phẩm này qua
bản dịch của Huyền Vũ được NXB Phụ nữ ấn hành tại Hà Nội, năm 2011.
Trong bản dịch của mình, với lời giới thiệu Huyền Vũ đã đưa ra được những
nhận xét khái quát về tác phẩm giúp cho người đọc có cái nhìn ban đầu khá
toàn diện.
4
Tuy nhiên, từ việc khảo sát lịch sử vấn đề nghiên cứu bằng tiếng Việt
và tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu hình tượng nhân vật Susan
Boyle trong tiểu thuyết Thiên thần xấu xí của John McShane còn bỏ ngõ, cần
được nghiên cứu một cách hệ thống hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng nhân vật Susan Boyle trong tiểu
thuyết Thiên thần xấu xí của John McShane.
Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm Thiên thần xấu xí của John McShane,
bản dịch Huyền Vũ, NXB Phụ nữ, Hà Nội 2011.
4.Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
-Phương pháp đọc tài liệu
-Phương pháp phân tích và tổng hợp
-Phương pháp giải thích, chứng minh
-Phương pháp nghiên cứu và tìm hiểu về nhân vật văn học
-Phương pháp nghiên cứu và tìm hiểu về tác giả văn học
-Phương pháp nghiên cứu và tìm hiểu về tác phẩm văn học.
5. Bố cục của khóa luận
Luận văn này ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội
dung gồm ba chương:
Chương Một: John McShane và tiểu thuyết Thiên thần xấu xí
Chương Hai: Tiểu thuyết Thiên thần xấu xí với hình tượng nhân vật điển
hình: Susan Boyle
Chương Ba: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Thiên thần
xấu xí
5
NỘI DUNG
Chương Một: John McShane và tiểu thuyết Thiên thần xấu xí
1.1. Khái niệm về hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết
Xung quanh khái niệm về tiểu thuyết đã được đề cập tới khá nhiều
trong một số công trình nghiên cứu. Chúng tôi xin đưa ra một vài định nghĩa
của các tác giả:
Trong cuốn Từ điển văn học bộ mới do Đỗ Đức Hiếu chủ biên, các tác
giả đã nhận định: Tiểu thuyết là thuật ngữ chỉ thể loại tác phẩm tự sự, trong
đó sự trần thuật tập trung vào một số cá nhân trong quá trình hình thành và
phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và
thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách…Tiểu
thuyết trình bày dời sống cá nhân và đời sống xã hội như những tố chất có
tính độc lập tương đối, không làm cạn kiệt được nhau, không ngốn nuốt được
nhau, đây là đặc điểm quyết định thể loại tiểu thuyết [7, tr. 1717].
Trong Lý luận văn học do Phương Lựu và Trần Đình Sử chủ biên, Nhà
xuất bản Giáo dục năm 2003, có nói về tiểu thuyết và cho rằng: Tiểu thuyết là
hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với
6
những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa
đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội,
miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa
dạng. Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm
trong hệ thống thể loại văn học cận đại, hiện đại[9, tr. 387].
Phạm Quỳnh trong cuốn Luận giải văn học và triết học, Nxb Văn hoá
Thông tin năm 2003 đã viết: Tiểu thuyết là một truyện viết ra bằng văn xuôi
đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ tích kỳ, đủ
làm cho người đọc có hứng thú [12, tr.14].
Theo nhà nghiên cứu G.N.Pôspêlốp, tiểu thuyết là: thể tài có cốt truyện
quy mô lớn, chủ đề đời tư và chủ yếu viết bằng văn xuôi [17, tr. 402].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi (2006) tiểu thuyết là: Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh
hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể
phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã
hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng
[4, tr. 328]. Qua tìm hiểu chúng tôi đồng tình với ý kiến nhận định của nhóm
tác giả này.
Trong quá trình vận động và phát triển, diện mạo của tiểu thuyết không
ngừng thay đổi. Tuy vậy vẫn có thể rút ra được những đặc trưng riêng của tiểu
thuyết để phân biệt nó với các thể loại tự sự khác ở chỗ: Tiểu thuyết nhìn cuộc
sống từ góc độ đời tư, mang đậm chất văn xuôi, nhân vật của tiểu thuyết là
con người nếm trải, chịu đau khổ dằn vặt của cuộc đời; tiểu thuyết miêu tả
suy tư của nhân vật về thế giới về đời người và là thể loại văn học có khả
năng tổng hợp nhiều khái niệm nghệ thuật của nhiều thể loại văn học khác.
Với những đặc trưng ấy, các tác phẩm tiểu thuyết ra đời đã và đang chiếm
được sự quan tâm của độc giả.