Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và Kim lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
770

Hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và Kim lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

--------------------

HOÀNG THỊ HẠNH

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG HAI TIỂU THUYẾT

MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀ

KIM LĂNG THẬP TAM THOA CỦA NGHIÊM CA LINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,

VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

--------------------

HOÀNG THỊ HẠNH

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG HAI TIỂU THUYẾT

MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀ

KIM LĂNG THẬP TAM THOA CỦA NGHIÊM CA LINH

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,

VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ THẬP

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết

Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh và Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm

Ca Linh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự giúp đỡ khoa học của TS.

Hoàng Thị Thập.

Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được công

bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hạnh

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc tới TS. Hoàng Thị Thập,

người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu

và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa

Sau đại học - trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tham gia giảng dạy,

giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại

trường.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè những người

đã luôn ở bên động viên, khích lệ, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học

tập và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hạnh

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................i

Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii

Mục lục ........................................................................................................................ iii

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề............................................................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................8

5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................8

6. Đóng góp của luận văn ..............................................................................................9

7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................9

Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC SO SÁNH, HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA HAI NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀ

NGHIÊM CA LINH........................................................ ...........................................9

1.1. Khái niệm văn học so sánh và khái niệm hình tượng nhân vật trong tác phẩm

văn học .........................................................................................................................10

1.1.1. Khái niệm văn học so sánh ................................................................................10

1.1.2. Khái niệm hình tượng nhân vật .........................................................................12

1.2. Hai nhà văn: Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh ......................................14

1.2.1. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm Mẫu thượng ngàn ..............................14

1.2.2. Nhà văn Nghiêm Ca Linh và tác phẩm Kim Lăng thập tam thoa ..........................20

Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................28

Chương 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN

NỘI DUNG .................................................................................................................29

2.1. Nhân vật phụ nữ - hiện thân của bất hạnh ............................................................29

2.2. Nhân vật phụ nữ - hiện thân của khát khao hạnh phúc.........................................41

2.3. Nhân vật phụ nữ và nữ quyền...............................................................................45

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................55

iv

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG

KIM LĂNG THẬP TAM THOA VÀ MẪU THƯỢNG NGÀN TRONG SỰ

ĐỐI SÁNH..................................................................................................... 56

3.1. Nhân vật phụ nữ qua ngoại diện ...........................................................................57

3.2. Nhân vật phụ nữ qua hành động ...........................................................................64

3.3. Nhân vật phụ nữ qua lời văn nghệ thuật...............................................................72

Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................78

KẾT LUẬN.................................................................................................................79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................83

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Nguyễn Xuân Khánh là một trong những nhà văn được coi là “cây đại thụ”

của nền văn học Việt Nam đương đại. Trên văn đàn Việt Nam hiện nay, ông không chỉ

là một nhà văn mà còn là một dịch giả nổi tiếng. Ông cũng được đánh giá cao về ý thức

tự học. Năm 2018, ông nhận được giải thưởng Thành tựu văn học trọn đời. Hiện tại,

Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn thu hút sự quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu.

Nghiêm Ca Linh là một trong những nhà tiểu thuyết nổi tiếng của nền văn học

đương đại Trung Quốc. Tên tuổi của bà gắn với những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng được

viết bằng tiếng Anh, tiếng Trung Quốc. Bên cạnh đó, bà còn sáng tác truyện ngắn, kịch,

tiểu luận. Với sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng, cho đến nay, bà đã giành được

khoảng 30 giải thưởng văn học và kịch bản điện ảnh. Các sáng tác của Nghiêm Ca Linh

đã được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới như: Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Nhật,

Bồ Đào Nha. Hiện nay, bà là cây bút nữ có tầm ảnh hưởng lớn trên văn đàn với nhiều

tác phẩm có giá trị.

1.2. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh thường được nhắc đến với bộ ba tiểu thuyết

Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa. Trong đó, Mẫu thượng ngàn là

cuốn tiểu thuyết tiêu biểu, đem lại tiếng vang lớn cho nhà văn. Tiểu thuyết Mẫu thượng

ngàn được viết lần đầu năm 1958 với tên tiền thân Làng nghèo. Làng nghèo ra đời đánh

dấu bước ngoặt lớn trong sự thay đổi cách nhìn nhận của Nguyễn Xuân Khánh về xã

hội bấy giờ. Vì lẽ đó, cuốn tiểu thuyết Làng nghèo không được xuất bản, chỉ còn được

giữ lại bằng bản thảo. Sau này, vào năm 2005, ông mới có cơ hội viết lại, với những

vấn đề được mở rộng hơn, mang tầm khái quát cao hơn. Đây là tác phẩm khá quan

trọng của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.

Cũng như Nguyễn Xuân Khánh, Nghiêm Ca Linh thành công ở thể loại tiểu

thuyết. Bà có năm tiểu thuyết nổi tiếng, trong đó có hai tiểu thuyết đã được dịch ở Việt

Nam đó là Chuyện của Tuệ Tử và Kim Lăng thập tam thoa. Kim Lăng thập tam thoa là

cuốn tiểu thuyết duy nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nghiêm Ca Linh viết về đề tài

chiến tranh. Tác phẩm đã được chuyển thể sang điện ảnh và rất thành công. Ngay khi

ra đời bộ phim lập tức được đón chào nồng nhiệt tại thị trường Bắc Mĩ. Kim Lăng thập

2

tam thoa được độc giả và giới nghiên cứu đánh giá cao ở cả nội dung và nghệ thuật. Chỉ

riêng tác phẩm này cũng làm nên tên tuổi của nhà văn Nghiêm Ca Linh.

1.3. Đề tài người phụ nữ không phải là đề tài mới mẻ. Trong lịch sử văn học, từ

văn học dân gian cho đến văn học hiện đại đề tài người phụ nữ là một trong những đề

tài được quan tâm nhất. Trong các tác phẩm viết về chiến tranh, nhân vật người phụ nữ

luôn là tâm điểm gánh chịu những nỗi đau, mất mát không chỉ về vật chất mà cả tinh

thần. Các nhà văn phản ánh số phận của họ đồng thời cũng nói lên khát vọng về quyền

sống, quyền bình đẳng. Trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh

và tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh, cả hai nhà văn đã góp

thêm tiếng nói ấy trong việc thể hiện hình tượng người phụ nữ có thêm nghị lực để đấu

tranh cho “quyền” của mình. Cả hai nhà văn đã kế thừa đề tài người phụ nữ. Trong hai

cuốn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Kim Lăng thập tam thoa, điểm gặp gỡ giữa

Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh đó là cùng quan tâm tới những vấn đề của

người phụ nữ. Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh đều có cái nhìn sắc sảo và tinh

tế về những xung đột tinh thần, những trăn trở, khao khát của người phụ nữ. Tuy nhiên,

có thể từ nền tảng văn hóa, xã hội, cá tính sáng tạo khác nhau nên trong cái nhìn của

họ vẫn có điểm nhìn riêng khác biệt.

1.4. Văn học so sánh là một hệ thống lý thuyết có ý nghĩa quan trọng. Nó cho

phép các nhà nghiên cứu văn học khám phá tìm ra sự ảnh hưởng hoặc tương đồng để tìm

ra giá trị thẩm mĩ của các tác phẩm văn học. Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh

sinh trưởng ở hai quốc gia có nền văn hóa khác nhau, nhưng hai nhà văn lại gặp gỡ ở sự

cảm nhận khi viết về hình tượng nhân vật phụ nữ trong Mẫu thượng ngàn và Kim Lăng

thập tam thoa. So sánh tác phẩm của hai nhà văn sẽ giúp người đọc có thêm một cách đọc

mới trong sự đối sánh.

Tuy tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh và Nghiêm Ca Linh chưa được đưa vào

chương trình dạy học ở Việt Nam nhưng tìm hiểu văn học Việt Nam và văn học Trung

Quốc hiện đại không thể không tìm hiểu về hai nhà văn này. Lựa chọn nghiên cứu hình

tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh

và Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh, chúng tôi hướng đến khám phá giá

trị thẩm mĩ của hai tác phẩm trên trong sự so sánh.

2. Lịch sử vấn đề

3

2.1. Tình hình nghiên cứu hình tượng nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết Mẫu

thượng ngàn

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh xuất hiện trên văn đàn vào khoảng những năm 50

của thế kỉ XX. Đây là chặng đường mới của nền văn học Việt Nam. Kể từ khi tác phẩm

Mẫu thượng ngàn ra đời năm 2005, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thân thế,

sự nghiệp, tác phẩm của nhà văn. Các công trình đó đều khẳng định những đóng góp

của Nguyễn Xuân Khánh vào công cuộc hiện đại hóa nền văn học. Chúng tôi đã thu

thập được mười hai công trình nghiên cứu. Chúng tôi sẽ điểm qua một số công trình

nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài.

Trước hết là bài viết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, nhìn từ lí thuyết

đám đông (2012, Khoa KHXH & NV, Trường Đại học Hùng Vương) của Nguyễn Văn

Ba. Trong bài viết này, tác giả bài viết đã chỉ ra, trong Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân

Khánh không xây dựng nhân vật mang tính cách điển hình mà là sự hội tụ để làm nên

một nét khái quát của một nhóm, nhân vật đám đông. Về cơ bản Nguyễn Văn Ba đề cập đến

vấn đề phụ nữ, Nguyễn Văn Ba có một số phân tích đánh giá về người phụ nữ. Theo Nguyễn

Văn Ba dù các nhân vật có tính cách riêng nhưng đều được đặt trong không khí chung của

cộng đồng. Tất cả nhân vật nam ở làng Kẻ Đình đều có sự phụ thuộc ngẫu nhiên, thậm chí

như một sự lệ thuộc vào hệ thống nhân vật nữ - những con người đã hình tượng hóa trở

thành biểu tượng Mẫu. Hay nói cách khác nhân vật nữ trở thành trung tâm của làng Cổ Đình.

Ngày 10 tháng 8 năm 2006, trên trang VTCnews, Nguyễn Lan Anh có cuộc phỏng

vấn nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Tiêu đề cuộc phỏng vấn: Nguyễn Xuân Khánh gác

bút sau Mẫu thượng ngàn. Cuộc phỏng vấn đó có nhiều câu hỏi xoay quanh quá trình

ra đời của tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn. Trong các câu trả lời của Nguyễn Xuân Khánh

ông đã giải thích rõ về quá trình ra đời của tác phẩm. Ông cho biết ban đầu tiểu thuyết

có tên Làng nghèo được ông viết năm 1958 nhưng chưa được xuất bản. Về sau cái tên

Làng nghèo không còn hợp thời nên ông đã sửa lại, đẩy không gian thời gian trong tác

phẩm khác đi từ cuốn tiểu thuyết viết về kháng chiến thành cuốn tiểu thuyết về văn hóa

Việt Nam, với tên Mẫu thượng ngàn. Căn cứ vào những thông tin trong cuộc phỏng

vấn, chúng tôi thấy rằng nhà văn cũng đã đề cập đến nhân vật người phụ nữ. Trong đó,

những nhân vật phụ nữ được xây dựng trên nguyên mẫu những người có thật. Và hình

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!