Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình tượng nhân vật chàng trai trẻ christopher johnson mccandless và hành trình đi tìm chân lý trong tiểu thuyết tìm trong hoang dã của jon krakauer.
MIỄN PHÍ
Số trang
57
Kích thước
663.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1908

Hình tượng nhân vật chàng trai trẻ christopher johnson mccandless và hành trình đi tìm chân lý trong tiểu thuyết tìm trong hoang dã của jon krakauer.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

CAO THỊ NGA

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHÀNG TRAI

TRẺ CHRISTOPHER JOHNSON

MCCANDLESS VÀ HÀNH TRÌNH ĐI TÌM

CHÂN LÝ TRONG TIỂU THUYẾT TÌM

TRONG HOANG DÃ CỦA JON KRAKAUER.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị trói buộc bởi nhiều nghĩa vụ

và danh dự, bởi thói quen chấp nhận sự tầm thường và nhàm chán. Hẳn ai

cũng đã từng mơ ước một lần được từ bỏ tất cả những dục vọng của chính

mình để đi tìm một miền đất mới với nhiều điều thú vị và hấp dẫn. Chris

McCandless cũng vậy. Chàng đã chia sẻ nỗi lòng của mình: “Tôi ước mình có

được sự giản dị, những cảm xúc tự nhiên và tinh túy của cuộc sống nơi hoang

dã, tôi muốn rũ bỏ khỏi con người mình thói quen giả tạo, định kiến và khiếm

khuyết của cuộc sống văn minh…và để tìm được giữa thiên nhiên hoang dã

miền Tây quạnh hiu và hùng vỹ những quan điểm đúng đắn về bản chất con

người và những mối quan tâm đích thực của con người. Tôi thích mùa tuyết

rơi để được trải nghiệm niềm vui thích của khổ đau và sự lạ lẫm của hiểm

nguy” [6, tr.256].

Suy nghĩ và hành động, McCandless đã từ bỏ tất cả tiền bạc và địa vị của

mình để lang thang đi tìm những cảm xúc hoang dại. Vậy số phận của chàng

trai trẻ này sẽ ra sao? Hành trình đi tìm lý tưởng của McCandless diễn ra như

thế nào?...Lần theo dấu vết cuộc hành trình của McCandless, qua bút tích còn

sót lại và vô vàn những dữ kiện xung quanh chàng trai trẻ, nhà báo Jon

Krakauer đã lý giải hành động của McCandless qua những trang viết đầy cảm

xúc và đầy chất mạo hiểm. Có thể thấy mỗi trang viết là một dãy các chi tiết

hồi hộp, hấp dẫn khiến cho độc giả như bị rơi vào trạng thái mê hoặc không

thể bỏ dở chừng…

Để khẳng định khả năng dẫn chuyện tài tình của nhà báo tài ba Jon

Krakauer cũng như để hiểu rõ hơn về giá trị của tác phẩm, chúng tôi xin mạnh

dạn tìm hiểu đề tài: Hình tượng nhân vật chàng trai trẻ Christopher

3

Johnson McCandless và hành trình đi tìm chân lý trong tiểu thuyết Tìm

trong hoang dã của Jon Krakauer.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Tiểu thuyết Tìm trong hoang dã được xuất bản năm 2009. Đây là tác

phẩm xuất sắc, ly kỳ, hấp dẫn và đã được chuyển tải thành phim Into the Wild

– một bộ phim hay nhất của giải phim độc lập Gotham.

Không chỉ vậy: Ngay sau khi được xuất bản, tác phẩm đã thu hút được

khá nhiều sự quan tâm của dư luận. Nhiều bài viết nhận xét về nội dung và

nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này lần lượt được đăng tải trên các báo như:

The New York Time, San Francisco Chronicle, Portland Oregonian,

Entertainment Weekly, Mens Journal…

Ở Việt Nam, độc giả được tiếp xúc với tác phẩm qua bản dịch của Mai

Hương, NXB Lao động xã hội 2009. Sau khi tiếp cận tác phẩm độc giả đã có

nhiều nhận xét khá khái quát. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một công

trình nào nghiên cứu về: Hình tượng nhân vật chàng trai trẻ Christopher

Johnson McCandless và hành trình đi tìm chân lý trong tiểu thuyết Tìm

trong hoang dã của Jon Krakauer một cách đầy đủ và hệ thống. Hầu hết các

bài viết trước đây đều chỉ dừng lại ở những nét chấm phá và suy nghĩ cá nhân.

Bởi vậy, ở công trình này, chúng tôi dựa trên những luận điểm đó đồng thời

kết hợp với những hiểu biết của mình để tìm hiểu đề tài này một cách hệ

thống hơn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu: Hình tượng nhân vật

chàng trai trẻ Christopher Johnson McCandless và hành trình đi tìm

chân lý trong tiểu thuyết Tìm trong hoang dã của Jon Krakauer, bản dịch

của Mai Hương, Thanh Minh hiệu đính, NXB Lao động - Xã hội 2009.

4

4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp tiếp cận tác phẩm: Đọc tác phẩm và thu thập các tài liệu, các

nhận xét có liên quan đến tác giả và tác phẩm để đưa ra cách tiếp cận và

hướng giải quyết vấn đề.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi lựa chọn, sàng lọc các chi tiết đặc

sắc thì sẽ đi sâu phân tích vấn đề và tổng hợp để khẳng định vấn đề đó.

- Phương pháp tiểu sử: Căn cứ vào hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội mà

nhân vật đang sống để thấy được sự tác động của ngoại cảnh đến quá trình

sống, học tập và vươn lên của nhân vật

5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chúng tôi chia

làm ba chương:

Chương I: Nhà văn Jon Krakauer và tiểu thuyết Tìm trong hoang dã

Chương II: Hành trình đi tìm lý tưởng của Christopher Johnson

McCandless trong tiểu thuyết Tìm trong hoang dã

Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Tìm trong

hoang dã.

5

NỘI DUNG

Chương Một: Nhà văn Jon Krakauer và tiểu thuyết Tìm trong hoang dã

1.1. Cách nhìn về hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết

Khái niệm về nhân vật

Nhân vật trong tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của mỗi nhà văn.

Là nơi tác giả gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình. Cho nên mỗi nhà văn đều

cố gắng xây dựng cho mình một nhân vật mới lạ, độc đáo, in đậm dấu ấn cá

tính sáng tạo của mình.

Khái niệm nhân vật được các nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra nhiều

cách hiểu khác nhau. Ở đề tài này, chúng tôi xin giới thiệu cách quan niệm về

nhân vật của GS.Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam trong cuốn

Lí luận văn học - tập hai “Tác phẩm văn học và thể loại”, nhà xuất bản Giáo

dục 1987: “Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng

phương tiện văn học. Nhân vật có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức

khác nhau. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình

lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch.

Đó có thể là những con người thiếu hẳn các nét đó nhưng lại có tiếng nói,

giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi

niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình” [11, tr.61].

Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để

thông qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất của văn

học là mối quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những

chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời.

Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu

hiệu để ta nhận ra. Thông qua những cái tên, các dấu hiệu về tiểu sử và sâu

hơn là các đặc điểm về tính cách.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!