Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh tiểu học qua tập thơ góc sân và khoảng trời của trần đăng khoa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIÁO DỤC TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂU
HỌC QUA TẬP THƠ GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI CỦA
TRẦN ĐĂNG KHOA
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Võ Thị Bảy
Sinh viên thực hiện : Võ Thị Như Vy
Lớp : 14STH
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2018
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Giáo dục tiểu học. Đặc
biệt là cô giáo Võ Thị Bảy đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn em
trong suốt thời gian qua.
Do bước đầu làm quen với khóa luận nên kiến thức, trình độ
chuyên môn còn hạn chế, vì thế khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu từ thầy cô
để khóa luận em được hoàn thiện hôn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2018
Sinh viên
Võ Thị Như Vy
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................ 6
3.1 Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 6
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 6
4. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 7
6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 7
7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 8
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............ 8
1.1. Khái quát chung về văn học thiếu nhi........................................................... 8
1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi ....................................................................... 8
1.1.2 Văn học thiếu nhi Việt Nam trong chương trình Tiểu học .......................... 9
1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của văn học thiếu nhi.................................................... 11
1.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học ................................................ 13
1.2.1. Tính cách ................................................................................................... 13
1.2.2. Nhu cầu nhận thức..................................................................................... 13
1.2.3. Tình cảm.................................................................................................... 14
1.3. Nhà thơ Trần Đăng Khoa và tập thơ “Góc sân và khoảng trời” .................. 15
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Trần Đăng Khoa ............................... 15
1.3.2. Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” ............................................................ 18
1.3.2.1. Sơ lược về tập thơ “Góc sân và khoảng trời” ........................................ 18
1.3.2.2. Giá trị nội dung ...................................................................................... 19
1.3.2.3. Giá trị nghệ thuật.................................................................................... 21
Chương 2: TÌM HIỂU BÀI HỌC GIÁO DỤC TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA TẬP THƠ GÓC SÂN KHOẢNG TRỜI
CỦA NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA.......................................................... 23
2.1. Khái niệm về tình yêu thiên nhiên ............................................................... 23
2.1.1. Khái niệm thiên nhiên ............................................................................... 23
2.1.2. Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên :.......................................................... 24
2.1.3. Mục tiêu giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh tiểu học.................. 26
2.2. Nội dung giáo dục tình yêu thiên nhiên trong tập thơ Góc sân và khoảng trời
............................................................................................................................. 27
2.2.1. Biết yêu thương, nuôi nấng, bảo vệ động vật: .......................................... 28
2.2.2. Thích trồng trọt, yêu lao động, chăm sóc cây cối ..................................... 45
2.2.3. Khám phá, yêu thích vũ trụ, thế giới xung quanh:.................................... 52
2.2.3.1. Thân thiết làm bạn với Trăng................................................................. 52
2.2.3.2. Luôn thích thú, quan sát các hiện tượng thiên nhiên về thời tiết và khí
hậu ....................................................................................................................... 57
2.2.4. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên quê hương – nơi ta sinh sống và đặt chân
qua ....................................................................................................................... 63
3. Nhận xét .......................................................................................................... 73
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH YÊU
THIÊN NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.............................................. 76
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................... 76
3.1.1. Căn cứ vào đặc điểm tâm lí của học sinh.................................................. 76
3.1.2. Căn cứ vào tập thơ Góc sân và khoảng trời .............................................. 76
3.2. Biện pháp giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh tiểu học................... 77
3.2.1 Mục tiêu giáo dục....................................................................................... 77
3.2.2 Biện pháp giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh tiểu học................. 78
3.2.2.1 Giáo dục thông qua dạy tích hợp vào các môn học trong chương trình
Tiểu học............................................................................................................... 79
3.2.2.2 Giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để trở thành
người yêu quý và bảo vệ thiên nhiên .................................................................. 84
3.2.2.3 Giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp về giữ gìn thiên
nhiên, bảo vệ môi trường .................................................................................... 88
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................ 93
1. Kết luận ........................................................................................................... 93
2. Một số đề xuất................................................................................................. 95
2.1 Đối với giáo viên........................................................................................... 95
2.2 Đối với gia đình và xã hội............................................................................. 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 97
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay , thế giới ngày mai” là một câu nói quen thuộc trong sự
nghiệp giáo dục nước ta. Câu nói thể hiện vai trò của các em trong sự nghiệp
xây dựng và kiến thiết nước nhà mai sau ,trẻ thơ được coi như tương lai của đất
nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào những thế hệ
tương lai ấy.Việc định hướng những mầm non tương lai phát triển một cách toàn
diện luôn là nhiệm vụ cấp bách của ngành giáo dục, đặc biệt là đối với một nước
Việt Nam đang phát triển. Trong đó, giáo dục tình yêu thiên nhiên chính là một
trong những hoạt động giáo dục thường xuyên và xuyên suốt trong quá trình
giáo dục mỗi trẻ em, bồi dưỡng nơi trẻ tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, vật nuôi
trong môi trường sống xung quanh.
Đất nước chúng ta đang ngày một phát triển, nền nông nghiệp lúa nước
dần dần không còn chiếm phần lớn giá trị kinh tế nữa, một phần là vì cạnh tranh
từ các nước khác, một phần vì lạc hậu, nghèo nàn trong phương tiện sản xuất.
Thay vào đó các ngành công nghiệp và dịch vụ đang vươn lên mạnh mẽ, kéo
theo đó là hàng loạt hệ lụy mà môi trường thiên nhiên chính là “nạn nhân”.
Chúng ta sẽ không thể quên được Sự cố Formosa cá chết hàng trăm tấn ở biển
Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận vì chất thải độc hại năm 2016, vụ việc gây thiệt hại
không chỉ tiền bạc mà còn làm ô nhiễm một vùng biển rộng lớn- nơi cư trú của
hàng trăm loại hải sản, nơi sinh sống của hàng triệu dân cư Việt Nam. Từ sai
lầm của một bộ phận thiếu ý thức đạo đức, thờ ơ với những hậu quả mà mình
gây ra đã phải đánh đổi một cái giá quá lớn mà trên thực tế phải mất hàng chục
năm thậm chí hàng trăm năm để khôi phục lại một hệ sinh thái biển tự nhiên,
điều này chẳng khác gì làm tăng thêm gánh nặng trách nhiệm cho các thế hệ trẻ
tương lai . Người da đỏ có một ngạn ngữ thấm thía: “Hãy đối xử tử tế hơn với
Trái Đất. Cha mẹ chúng ta không mang Trái Đất đến cho chúng ta, mà chúng ta
đang vay nợ Trái Đất từ chính con cháu của mình. Chúng ta không thừa kế Trái
2
Đất từ tổ tiên, mà chúng ta vay mượn nó từ thế hệ kế tiếp chúng ta”,những gì
chúng ta mượn nên trả lại một cách toàn vẹn không tổn hại. Thiên nhiên chính là
nguồn sống, là đời sống của vạn vật. Ích lợi của thiên nhiên là vô hạn nhưng
thiên nhiên là hữu hạn.Việc giáo dục cho các em biết tầm quan trọng của thiên
nhiên, môi trường sống tự nhiên xung quanh ngay từ khi vào trường Tiểu học
không những tạo nên một tư tưởng, một tình cảm mà còn phải là một thói quen
không thể xóa bỏ trong suốt cuộc đời.
Trong nội dung kiến thức mà các em được học từ sách vở, có thể nhận
thấy có rất nhiều bài học về cách bảo vệ môi trường hay xa hơn là thiên nhiên,
bên cạnh đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị 02/2005/CT-BGDĐT ngày
31 tháng 01 năm 2005 về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi
trường” chứng tỏ việc giáo dục tình yêu thiên nhiên với các em học sinh thực sự
được chú trọng. Tuy nhiên hiệu quả dường như vẫn chưa đủ, trong thực tế, nhiều
em học sinh vẫn chưa có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây cỏ, chưa có trách nhiệm
hay tình yêu với vật nuôi hoặc có thái độ không tích cực, thiếu hào hứng khi tiếp
xúc với thế giới tự nhiên như khi đi tham quan, khi tham gia các hoạt động vệ
sinh…nhất là khi trong thời đại công nghệ, niềm yêu thích của các em khi khám
phá thế giới tự nhiên bên ngoài bị giảm đi rất nhiều. Thay đổi những phương
pháp giáo dục khiến trẻ tiếp cận với thế giới tự nhiên một cách gần gũi, sinh
động, gợi được niềm hào hứng ở trẻ sẽ là điều cần thiết. Đối với nhận thức của
học sinh Tiểu học, khi ngôn từ đơn giản giàu hình ảnh là điều dễ hiểu và dễ tiếp
nhận nhất, giáo dục tình yêu thiên nhiên qua thơ chính là một phương pháp hiệu
quả. Những bài thơ ngắn, giàu hình ảnh, nhạc điệu đi vào trong trí nhớ trẻ em dễ
dàng hơn nhiều so với bất cứ một đoạn văn dài dòng, khô khan nào.
Bên cạnh những tác giả lớn nổi bật trong văn học thiếu nhi như Võ
Quảng, Phạm Hổ, Nguyễn Huy Tưởng,…cái tên Trần Đăng Khoa nổi lên như
một hiện tượng văn học lúc bấy giờ, bởi ông bắt đầu tham gia sáng tác lúc chỉ
mới có tám tuổi thậm chí được mọi người dành tặng danh hiệu “thần thồng thơ
3
trẻ”. Tập thơ đầu tay Từ góc sân nhà em (sau được tái bản, bổ sung đổi tên thành
Góc sân và khoảng trời) được đón nhận nồng nhiệt, một phần có lẽ là do Trần
Đăng Khoa là số ít nhà thơ viết cho thiếu nhi nhưng độ tuổi tác giả lúc đó cũng
thuộc hàng lứa thiếu nhi. Tập thơ Góc sân và khoảng trời sau này của ông cũng
thành công vang dội và trở thành một trong những tác phẩm đáng nhớ nhất trong
cuộc đời sự nghiệp của ông.
Đọc Góc sân và Khoảng trời, chúng ta sẽ thấy hiện lên cả một thế giới
con người và sự vật, cảnh vật thiên nhiên mà trong đó con người nào cũng đều
để lại một dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa; còn sự
vật thì hầu như tất cả đều đã được nhân cách hóa, trở thành những bạn bè thân
thiết, không thể xa rời, và điều đặc biệt là tất cả đều nằm trong tầm nhìn của tác
giả, tầm nhìn của đôi mắt trẻ thơ. Một điểm nổi bật từ tập thơ là cảm hứng thiên
nhiên từ một vùng quê thanh bình, trong trẻo, khiến người đọc như sống trong
thế giới thiên nhiên ấy cùng tác giả. Tuổi thơ tôi lớn lên với những vần thơ của
Trần Đăng Khoa, từ Ò…ó…o, Kể cho bé nghe đến Hạt gạo làng ta lúc đó còn
nhỏ dù chưa thực sự hiểu hết được cái hay trong thơ ông nhưng tôi vẫn cảm
tượng tưởng ra được cái thế giới thiên nhiên kì thú của Trần Đăng Khoa, tràn
ngập âm thanh, hình ảnh mà gần gũi hết sức.
Một bài thơ hay không chỉ tạo ấn tượng sâu sắc mà còn đọng lại lâu dài
trong tâm trí người đọc. Việc kết hợp giáo dục thông qua một bài thơ khiến điều
này càng ý nghĩa hơn. Giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh tiểu học
không phải là điều một sớm một chiều mà phải là một quá trình lâu dài, không
chỉ được thể hiện bằng các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, việc này còn được
tích hợp thông qua các môn học, đặc biệt là các tác phẩm văn học thiếu nhi mà
tiêu biểu là tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa. Chúng tôi tin
rằng những vần thơ của ông sẽ không chỉ in dấu sâu sắc trong tâm trí các thế hệ
bạn đọc từ trước đến nay mà còn thẳng bước chinh phục hàng nghìn độc giả nhỏ
tuổi thế hệ trẻ trong tương lai.
4
Chính vì những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục tình
yêu thiên nhiên cho học sinh tiểu học qua tập thơ Góc sân và khoảng trời
của Trần Đăng Khoa” để nghiên cứu. Hi vọng qua đề tài này chúng tôi sẽ có
thể góp thêm một cái nhìn, cách tìm hiểu mới trong những bài học về tình yêu
thiên nhiên mà tác giả mang lại.
2. Lịch sử vấn đề
Giáo dục tình yêu thiên nhiên luôn là điều được quan tâm trong nhiều
năm qua. Nguồn cảm hứng để tác giả sáng tác tập thơ Góc sân và khoảng trời
một phần lớn là từ thiên nhiên rộng lớn như về con vật, cây cối, các hiện tượng
thiên nhiên, vầng trăng… Chính vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, ý
kiến đánh giá liên quan đến đề tài và từ nhiều hướng và mức độ khác nhau,
chúng tôi xin được điểm qua bên dưới.
Trần Đăng Xuyền, tạp chí Văn học số 4, năm 2003, đã chỉ ra những yếu
tố góp phần làm nên hồn thơ cũng như đặc điểm trong cái nhìn của Trần Đăng
Khoa: …gia đình, cảnh sắc thiên nhiên ở làng quê, ảnh hưởng của nhà thơ Xuân
Diệu, bạn bè, thầy cô và không khí ở thời đại, “Thơ Trần Đăng Khoa chạm đến
bản chất, cái cốt lõi của làng quê”[11]... Tuy nhiên bài phân tích này chưa thực
sự đi sâu vào cái đẹp thiên nhiên hay tình yêu thiên nhiên mà Trần Đăng Khoa
thể hiện trong tập thơ.
PGS.TS Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình văn học trẻ em, nhà xuất bản Đại học
Sư phạm, năm 2003, đã nêu ra những nội dung cơ bản của thơ Trần Đăng Khoa,
trong đó nội dung hàng đầu là thiên nhiên ở nông thôn bởi theo tác giả thì “đây
là mảng nội dung nổi bật nhất trong thơ Trần Đăng Khoa” Sự vật trong thiên
nhiên thì hầu như ai cũng biết, cũng nhận thấy nhưng không ai có được cái nhìn
như Trần Đăng Khoa. Đó là một cái nhìn ngộ nghĩnh, đáng yêu mà lại rất sâu
sắc: “Thơ Trần Đăng Khoa luôn gợi cho bạn đọc cảm nhận về một thiên nhiên
nông thôn thuần nhất, tinh nguyên và hết sức thơ mộng… thiên nhiên trong thơ
Trần Đăng Khoa không chỉ là sự yên tĩnh thơ mộng mà còn đầy sức sống, luôn
5
luôn vận động và phát triển”.[3] Tuy chỉ một phần nào đó nói về cảm nhận và
phân tích của tác giả với thế giới thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa nhưng
đây thực sự là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với đề tài nghiên cứu
của chúng tôi.
Nhà thơ Xuân Diệu, một trong những nhà thơ lớn dìu dắt Trần Đăng
Khoa, đã viết tựa cho tập thơ Góc sân và khoảng trời với những thích thú về
cách miêu tả thiên nhiên của Trần Đăng Khoa, ông cho rằng “Chính tâm hồn
bên trong của con người quy tụ cảnh vật bên ngoài vào quanh một cái trục, biến
vật vô tri thành ra tình cảm” với một thái độ trân trọng, quý mến.[5; trang 6]
Vân Thanh, ủy ban khoa học xã hội nhà thơ Việt Nam, nhà xuất bản khoa
học xã hội, năm 1984 nhận xét: “Thơ Khoa nắm bắt được nhiều màu sắc, âm
thanh, hương vị của thế gới bên ngoài, của thiên nhiên cây cỏ, của sinh hoạt quê
hương đồng nội. Cảnh vật dưới ngòi bút của Khoa có hình nét và có cả tâm
hồn. Thế giới loài vật trong thơ Khoa thật đa dạng với những đường nét độc
đáo. Chỉ có con mắt trẻ thơ mới có những nhận xét đến kì lạ như vậy”.[8]
Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu về giáo dục tình yêu thiên nhiên
cho học sinh Tiểu học:
Bài viết Dạy trẻ yêu thiên nhiên của Trường Panakids ở Việt Nam có nêu:
Thế giới tự nhiên mang đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị và cảm giác không thể
có ở đâu khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc trẻ em được cho tiếp xúc
với thiên nhiên từ sớm sẽ có được nhiều lợi ích về sức khỏe và trí tuệ, cũng như
cho trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ. [10; trang 1] Bài viết đưa ra các biện
pháp giáo dục tình yêu thiên nhiên cho trẻ thông qua những ví dụ gần gũi giữa
trẻ và cha mẹ. Đây là tài liệu hữu ích để chúng tôi tham khảo trong quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Tiểu luận Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước cho học sinh lớp 1,2,3
trong dạy học chủ đề Tự nhiên của môn Tự nhiên xã hội, Nguyễn Thu Thủy, đưa