Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh Trung học Phổ thông theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống
PREMIUM
Số trang
290
Kích thước
3.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
851

Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh Trung học Phổ thông theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HOÀI LAN

GIÁO DỤC TÍNH TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN GIÁ TRỊ

VÀ KỸ NĂNG SỐNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HOÀI LAN

GIÁO DỤC TÍNH TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN GIÁ TRỊ

VÀ KỸ NĂNG SỐNG

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục

Mã số: 9 14 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình

2. TS. Trần Thị Minh Huế

THÁI NGUYÊN - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và

kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa ai công bố trong bất kì công

trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2018

Tác giả luận án

Lê Thị Hoài Lan

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Tâm lý

- Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Đồng Nai, Sở Khoa học Công nghệ

Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH và

TS. TRẦN THỊ MINH HUẾ - Người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo và nâng đỡ để

tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, các bạn đồng

nghiệp, những người luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để tôi có

thể hoàn thành công việc nghiên cứu của mình.

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2018

Tác giả luận án

Lê Thị Hoài Lan

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii

MỤC LỤC.........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. v

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................. 1

2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 2

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ................................................................... 3

4. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3

6. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 3

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................. 3

8. Luận điểm bảo vệ ........................................................................................... 5

9. Đóng góp mới của luận án ............................................................................. 5

10. Cấu trúc, bố cục của luận án ........................................................................ 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÍNH TRÁCH NHIỆM

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN GIÁ

TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG.............................................................................. 7

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 7

1.1.1. Những nghiên cứu về trách nhiệm........................................................... 7

1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến giáo dục tính trách nhiệm ................. 10

1.2. Các khái niệm công cụ .............................................................................. 17

1.2.1. Trách nhiệm ........................................................................................... 17

1.2.2. Tính trách nhiệm .................................................................................... 18

1.2.3. Giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT.............................................. 20

1.2.4. Tiếp cận giá trị và kĩ năng sống ............................................................. 20

iv

1.3. Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh THPT theo tiếp cận giá trị và kĩ

năng sống.......................................................................................................... 22

1.3.1. Đặc điểm tâm lí - xã hội của học sinh THPT......................................... 22

1.3.2. Mục tiêu giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và

kỹ năng sống .................................................................................................... 23

1.3.3. Nhiệm vụ giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị

và kỹ năng sống................................................................................................ 23

1.3.4. Nội dung giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và

KNS.................................................................................................................. 26

1.3.5. Nguyên tắc giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị

và kỹ năng sống................................................................................................ 29

1.3.6. Phương pháp giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá

trị và kỹ năng sống ........................................................................................... 31

1.3.7. Hình thức tổ chức giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận

giá trị và kỹ năng sống ..................................................................................... 33

1.3.8. Con đường giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị

và kỹ năng sống................................................................................................ 34

1.3.9. Các lực lượng tham gia giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp

cận giá trị và kỹ năng sống............................................................................... 37

1.3.10. Đánh giá kết quả giáo dục tính trách nhiệm của HS THPT................. 39

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục tính trách nhiệm cho học

sinh THPT ........................................................................................................ 42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................. 44

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÍNH TRÁCH NHIỆM CHO

HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN GIÁ TRỊ VÀ

KỸ NĂNG SỐNG........................................................................................... 45

2.1. Mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát.......................... 45

2.1.1. Mục tiêu khảo sát ................................................................................... 45

2.1.2. Nội dung khảo sát................................................................................... 45

2.1.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát ................................................................... 45

v

2.1.4. Phương pháp khảo sát ............................................................................ 46

2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng về tính trách nhiệm................... 47

2.2.1. Nhận thức của học sinh THPT về quan niệm giá trị trách nhiệm.......... 47

2.2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm của HS THPT .................................. 50

2.2.3. Thực trạng giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị

và KNS ............................................................................................................. 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................. 97

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TRÁCH NHIỆM CHO HỌC

SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN GIÁ TRỊ VÀ

KNS.................................................................................................................. 99

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................... 99

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục ................................................. 99

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống ........................... 99

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ......................................................100

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.......................................................100

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .........................................................101

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.......................................................101

3.2. Các biện pháp giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị

và KNS ...........................................................................................................102

3.2.1. Biện pháp 1. Tổ chức các chủ đề chuyên biệt để giáo dục tính trách nhiệm

trong giờ sinh hoạt lớp ...................................................................................102

3.2.2. Biện pháp 2: Tích hợp giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT thông qua

tổ chức hoạt động dạy học các môn học ........................................................107

3.2.3. Biện pháp 3: Tích hợp giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT thông qua

tổ chức các hoạt động tập thể/ hoạt động trải nghiệm sáng tạo .....................109

3.2.4. Biện pháp 4: Giáo dục tính trách nhiệm cho HS bằng kỷ luật tích cực thực

hiện nội quy trường, lớp.................................................................................112

3.2.5. Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với gia đình để tạo cơ hội giáo dục tính

trách nhiệm cho HS........................................................................................113

vi

3.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp với các lực lượng trong cộng đồng để tạo cơ hội

giáo dục tính trách nhiệm cho HS..................................................................115

3.2.7. Biện pháp 7: Khích lệ tự rèn luyện tính trách nhiệm của HS ..............117

3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..........................................................117

3.3. Thực nghiệm sư phạm.............................................................................118

3.3.1. Khái quát chung về quá trình thực nghiệm..........................................118

3.3.2. Thang đánh giá.....................................................................................122

3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................128

3.4. Kết quả thực nghiệm tác động ................................................................129

3.4.1. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 1....................................................129

3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 2....................................................134

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................144

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................147

1. Kết luận ......................................................................................................147

2. Kiến nghị....................................................................................................147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............150

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...............................................150

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................151

PHỤ LỤC.......................................................................................................... 1

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Từ đầy đủ

CBQL Cán bộ quản lý

CMHS Cha mẹ học sinh

ĐC Đối chứng

ĐTB Điểm trung bình

GV Giáo viên

HS Học sinh

SD Độ lệch chuẩn

THPT Trung học phổ thông

TN Thực nghiệm

BGH Ban giám hiệu

LLGD Lực lượng giáo dục

KNS Kỹ năng sống

KN Kỹ năng

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

TN Trải nghiệm

RQĐ Ra quyết định

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng thể hiện mẫu khảo sát.............................................................46

Bảng 2.2. Nhận thức của HS về các quan niệm giá trị trách nhiệm ................47

Bảng 2.3. Đánh giá của GV và tự đánh giá của HS về thực hiện trách nhiệm đối

với bản thân ....................................................................................50

Bảng 2.4. Đánh giá của HS nam và HS nữ về thực hiện trách nhiệm đối với bản

thân .................................................................................................53

Bảng 2.5. Đánh giá của GV, HS về thực hiện trách nhiệm đối với học tập,

trường, lớp của HS..........................................................................55

Bảng 2.6. Đánh giá của HS nam và HS nữ về thực hiện trách nhiệm đối với học

tập, trường, lớp ...............................................................................58

Bảng 2.7. Đánh giá của GV, CMHS và tự đánh giá của HS về thực hiện trách

nhiệm đối với gia đình ....................................................................61

Bảng 2.8. Đánh giá của HS nam và HS nữ về thực hiện trách nhiệm đối với

gia đình .................................................................................... 65

Bảng 2.9. Đánh giá của GV và tự đánh giá của HS về thực hiện trách nhiệm của

bản thân đối với cộng đồng ............................................................67

Bảng 2.10. Đánh giá của HS nam và HS nữ về thực hiện trách nhiệm của bản

thân đối với cộng đồng ...................................................................72

Bảng 2.11. Đánh giá HS lớp 10 và HS lớp 12 về các yếu tố ảnh hưởng đến việc

thể hiện tính trách nhiệm ................................................................74

Bảng 2.12. Đánh giá HS nam và HS nữ về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thể

hiện tính trách nhiệm ......................................................................75

Bảng 2.13. Đánh giá của GV về mục tiêu giáo dục tính trách nhiệm cho HS

THPT theo tiếp cận giá trị và KNS.................................................77

Bảng 2.14. Đánh giá của GV và HS về nội dung giáo dục tính trách nhiệm cho

HS THPT theo tiếp cận giá trị và KNS ..........................................78

Bảng 2.15. Phương pháp sử dụng trong giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT

theo tiếp cận giá trị và KNS............................................................85

Bảng 2.16. Hình thức tổ chức giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp

cận giá trị và KNS...........................................................................88

vi

Bảng 2.17. Yêu cầu thực hiện giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp

cận giá trị và KNS...........................................................................90

Bảng 2.18. Con đường giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận

giá trị và KNS .................................................................................91

Bảng 2.19. Đánh giá của GV về những khó khăn trong quá trình giáo dục tính

trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và KNS................94

Bảng 2.20. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT

theo tiếp cận giá trị và KNS............................................................95

Bảng 3.1. Thang đánh giá ý thức trách nhiệm ...............................................123

Bảng 3.2. Thang đánh giá hành vi biểu hiện tính trách nhiệm của HS..........127

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát đầu vào đợt 1 đo ý thức trách nhiệm của nhóm TN1

và ĐC1 ..........................................................................................129

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát đầu vào đợt 1 đo hành vi trách nhiệm của nhóm TN1

và ĐC1 ..........................................................................................130

Bảng 3.5. Bảng phân phối mức độ đo ý thức trách nhiệm của HS sau TN đợt

1 ....................................................................................................131

Bảng 3.6. Kết quả đo hành vi nhóm TN1 và ĐC1 sau thực nghiệm đợt 1 ....132

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát đầu vào ý thức trách nhiệm của nhóm TN2 và ĐC2

đợt 2 ..............................................................................................134

Bảng 3.8. Kết quả khảo sát đầu vào đo hành vi của nhóm TN2 và ĐC2.......135

Bảng 3.9. Kết quả so sánh ý kiến tự đánh giá của HS và GV, HS và CMHS136

Bảng 3.10. Bảng kết quả đo ý thức trách nhiệm của HS nhóm TN2 và ĐC2 sau

thực nghiệm ..................................................................................137

Bảng 3.11. Kết quả đo hành vi thể hiện tính trách nhiệm của nhóm TN2 và ĐC2

sau thực nghiệm............................................................................138

Bảng 3.12. Bảng phân phối mức độ đo ý thức trách nhiệm của HS sau TN

đợt 2..............................................................................................140

Bảng 3.13. Kết quả đo hành vi nhóm TN1 và ĐC1 lần 2 sau thực nghiệm đợt

2 ....................................................................................................141

Bảng 3.14. So sánh kết quả ý thức trách nhiệm sau thực nghiệm đợt 1 và đợt

2 ....................................................................................................142

vii

Bảng 3.15. So sánh kết quả hành vi thể hiện tính trách nhiệm sau thực nghiệm

đợt 1 và đợt 2 ................................................................................143

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trách nhiệm là một giá trị sống cần giáo dục cho học sinh trên toàn thế giới

Xã hội hiện đại với nhiều thay đổi nhanh chóng trong các lĩnh vực kinh tế, xã

hội và giao lưu văn hóa, đã và đang có những tác động đa chiều, phức tạp, ảnh hưởng

đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, do đó phải trang bị

cho các em những nền tảng giá trị cốt lõi làm điểm tựa cho sự phát triển nhân cách.

Từ một dự án quốc tế mang tên “Chia sẻ các Giá trị vì một thế giới tốt hơn”

do trường Đại học Brahma Kumaris thực hiện vào năm 1995 để kỷ niệm 50 năm ngày

thành lập Liên Hợp Quốc được phát triển thành Chương trình Giáo dục các Giá trị

sống (LVEP). Mục đích của chương trình là cung cấp những nguyên tắc và những

công cụ cho sự phát triển của tất cả các cá nhân, với sự hiểu biết rằng mỗi cá nhân

bao gồm những khía cạnh về thể chất, tinh thần, tình cảm và trí tuệ. Thực hiện mục

đích này, chương trình đưa ra các hoạt động giá trị khác nhau dựa trên kinh nghiệm

và những phương pháp thực hành nhằm trang bị cho trẻ em và thanh, thiếu niên các

tri thức, giúp họ trải nghiệm và khám phá 12 giá trị căn bản của cá nhân, gồm: Hợp

tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêu thương, Hòa bình, Tôn trọng,

Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, Đoàn kết. Đối với thanh niên từ 15 đến 18 tuổi,

chương trình giúp họ suy ngẫm, đào sâu hiểu biết về 12 giá trị này để phát triển năng

lực của bản thân, có được sự lựa chọn đúng đắn và dễ dàng hòa nhập với cộng đồng

Chương trình đã được triển khai ở rất nhiều nước khác nhau trên thế giới, với

mục tiêu chung nhằm kêu gọi chia sẻ các giá trị vì một thế giới tươi đẹp hơn. Các giá

trị cốt lõi này cần có trong mỗi con người bất kể sự khác nhau về quốc tịch, màu da

và văn hoá. Khi mọi người cùng vươn tới những giá trị đó, họ sẽ xích lại gần nhau,

chia sẻ, thông cảm với nhau và cuộc sống của tất cả mọi người trên trái đất đều thống

nhất với nhau trong thế giới hòa bình, tôn trọng, hạnh phúc.

Trách nhiệm là một phẩm chất mà mục tiêu của chương trình giáo dục phổ

thông đổi mới cần đạt được

Trên cơ sở yêu cầu của NQ 29, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông

(GDPT) mới đã xác định mục tiêu tổng quát của GDPT là: Chương trình giáo dục

phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hòa về thể chất và

tinh thần, phát huy cao độ tiềm năng của bản thân; có những phẩm chất cao đẹp: Yêu

gia đình và quê hương, đất nước; nhân ái và khoan dung; trung thực và tự trọng; tự

2

lập và tự tin; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và nhân loại; tôn

trọng pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đạo đức.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới (tháng 7/2017) cũng đã xác định

yêu cầu về phẩm chất cần đạt của học sinh phổ thông là "Chương trình giáo dục phổ

thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu đất

nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm" [16, 6]

Giáo dục trách nhiệm cho học sinh lứa tuổi THPT rất quan trọng

Lứa tuổi HS THPT là chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Do sự phát triển

về thể lực, sự hoàn thiện về trí tuệ cũng như tính xã hội hóa ngày càng cao, nhân cách

của học sinh THPT có những nét phát triển mới, khác về chất so với lứa tuổi trước

đó. Một đặc điểm nhân cách nổi bật của lứa tuổi này là sự phát triển tự ý thức, quan

tâm đến viễn cảnh tương lai, “tình yêu bè bạn”, vai trò công dân, suy nghĩ về cuộc

sống và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống là xu hướng tự nhận thức bản thân. Ý thức nghề

nghiệp và sự lựa chọn con đường sống tương lai của học sinh THPT ...điều đó đòi

hỏi ý thức trách nhiệm của học sinh THPT cao hơn so với các giai đoạn lứa tuổi trước

để các em có những quyết định trách nhiệm và ý chí thực hiện trách nhiệm trong các

vai trò của mình.

Thực trạng giáo dục trách nhiệm cho HS nói chung cho học sinh THPT nói

riêng chưa cho kết quả như mong đợi

Cách làm giáo dục hiện nay nói chung, giáo dục trách nhiệm cho HS nói riêng

còn thiên về truyền thông nâng cao nhận thức, mang tính giáo điều, chưa tạo cơ hội

cho HS được trải nghiệm, suy ngẫm, lựa chọn và đánh giá các giá trị, cũng như rèn

luyện, phát triển những hành vi, hành động tích cực. Cách làm nào sẽ dẫn đến kết quả

đó. Cách làm giáo dục như hiện nay dẫn đến kết quả là HS có thể nhận thức đúng

nhưng chưa đủ tin để hành động theo niềm tin, hoặc có thể có ý thức, có niềm tin

nhưng chưa đủ năng lực thực hiện hành động hành vi tích cực. Thực tiễn đã cho thấy

thực trạng là đa phần HS thờ ơ với các tính huống cần phải thể hiện trách nhiệm, với

bổn phận và nghĩa vụ của mình, nên dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc

Vì vậy cần phải tìm biện pháp giáo dục tính trách nhiệm cho HS. Nhà trường

cần thay đổi cách tiến hành GD tính trách nhiệm như thế nào để có kết quả mong

muốn?

2. Mục đích nghiên cứu

3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục tính trách nhiệm cho HS

THPT, xây dựng các biện pháp giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận

giá trị và kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách cho HS.

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh THPT theo tiếp cận giá trị và KNS

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Tính trách nhiệm của HS THPT và giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT

theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống.

4. Giả thuyết khoa học

Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh THPT là nhiệm vụ quan trọng, nhưng

trong thực tiễn giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT còn rất nhiều hạn chế do

nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT bằng

các tác động giáo dục đồng bộ trong đó chú trọng đến giáo dục giá trị trách nhiệm

cho HS đảm bảo cơ chế chuyển giá trị khách quan thành giá trị cá nhân, giáo dục kỹ

năng ra quyết định có trách nhiệm và giáo dục kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong

mọi tình huống cho HS bằng các con đường giáo dục đa dạng và có sự phối hợp chặt

chẽ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục tính

trách nhiệm cho HS.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo

tiếp cận giá trị và kỹ năng sống.

5.2. Tìm hiểu thực trạng giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận

giá trị và kỹ năng sống.

5.3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tính trách nhiệm cho HS

THPT theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống.

5.4. Thực nghiệm kiểm chứng tính khả thi của biện pháp đề xuất

6. Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về tính trách nhiệm của HS THPT và

giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT thông qua 6 trường THPT ở 3 tỉnh: Hà Nội,

Thừa Thiên Huế, Đồng Nai

Tiến hành thực nghiệm tại 2 trường: THPT Xuân Lộc, Đồng Nai; THPT Trấn

Biên, Đồng Nai

Qui mô khảo sát bao gồm: 402 CBQL + GV, 30 CMHS và 437 HS.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!