Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học thông qua truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn nguyễn huy tưởng
PREMIUM
Số trang
89
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1516

Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học thông qua truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn nguyễn huy tưởng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

- - -    - - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

QUA TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NHÀ VĂN

NGUYỄN HUY TƯỞNG

GVHD : TH.S VÕ THỊ BẢY

SVTH : NGUYỄN THỊ HỒNG NHI

MSSV : 321011141135

LỚP : 14STH

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2018

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh Tiểu học

thông qua truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng” được

thực hiện trong một thời gian ngắn, điều kiện không ít khó khăn. Để hoàn thành

được bài khóa luận tốt nghiệp này chúng tôi đã khẩn trương thu thập xử lý và

chọn lọc tài liệu, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. Những kết quả

mà chúng tôi đã đạt được ngoài sự cố gắng của bản thân còn được sự tận tình,

giúp đỡ của thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và sự động viên, khích

lệ của bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Võ

Thị Bảy đã trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn

thành đề tài này.

Do bước đầu làm quen với khóa luận nên kiến thức, trình độ chuyên môn

của tôi còn hạn chế, vì thế khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất

mong nhận được sự chỉ bảo, nhận xét, đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô giáo

và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Nhi

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1

1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề................................................................................................ 3

2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho

học sinh tiểu học ............................................................................................................3

2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng .......................4

3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 6

3.1 Mục đích nghiên cứu .............................................................................................6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................6

4. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 7

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7

6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7

7. Cấu trúc đề tài................................................................................................ 8

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 10

CHƯƠNG 1 ..................................................................................................... 10

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................. 10

1.Khái quát chung về văn học thiếu nhi.................................................................10

1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi.............................................................. 10

1.2. Vai trò và ý nghĩa của văn học thiếu nhi ........................................... 11

2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học............................................12

2.1. Tính cách............................................................................................ 12

2.2. Nhu cầu nhận thức ............................................................................. 13

2.3. Tình cảm ............................................................................................ 13

3.Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và truyện viết cho thiếu nhi............................14

3.1 Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng................... 14

3.2 Truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng .............. 16

3.2.1 Giá trị nội dung ............................................................................ 16

3.2.2 Giá trị nghệ thuật ......................................................................... 18

CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 20

TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA

NHÀ VĂN NGUYỄN HUY TƯỞNG ............................................................ 20

1. Những vấn đề liên quan về tình yêu quê hương, đất nước ...........................20

1.1 Khái niệm về tình yêu quê hương, đất nước:...................................... 20

1.2Đặc điểm chung của tình yêu quê hương, đất nước ............................ 21

1.3 Biểu hiệu của tình yêu quê hương, đất nước ...................................... 22

1.4Mục tiêu giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học

................................................................................................................... 23

1.5 Ý nghĩa của giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu

học............................................................................................................. 23

2.Nội dung giáo dục tình yêu quê hương, đất nước trong truyện viết cho

thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. ..........................................................25

2.1 Giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên quê hương, đất nước ..... 25

2.2 Giáo dục học sinh tinh thần biết ơn những người có công xây dựng và

giữ gìn quê hương, đất nước ..................................................................... 28

2.3 Giáo dục truyền thống yêu nước của cha ông, niềm tin vào sự chiến

thắng của chính nghĩa ............................................................................... 37

2.4 Giáo dục học sinh ý thức độc lập tự chủ, tự hào dân tộc.................... 44

CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 50

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG

ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.................................................... 50

1. Cơ sở đề xuất biện pháp ........................................................................................50

1.1 Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.................................... 50

1.2 Căn cứ vào truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

................................................................................................................... 58

2.Biện pháp giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh tiểu học...59

2.1 Mục tiêu giáo dục................................................................................ 59

2.2 Biện pháp giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh tiểu học

................................................................................................................... 59

2.2.1 Giáo dục tình yêu quê hương đất nước thông qua lồng ghép nội

dung vào các môn học ........................................................................... 59

2.2.4 Giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động

tập thể .................................................................................................... 74

PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................... 78

Kết luận ..........................................................................................................................78

Một số ý kiến đề xuất..................................................................................................79

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước

được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó đã thấm sâu vào trong tiềm

thức của mỗi người Việt Nam. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng

định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu

của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,

nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy

hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”[1; trang114]

Suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước đã trở

thành một trong những tài sản quý, một giá trị thiêng liêng góp phần làm nên

truyền thống dân tộc Việt Nam. Truyền thống yêu nước còn là đặc trưng tiêu

biểu của tính cách con người Việt Nam. Giáo dục truyền thống yêu nước cho

học sinh tiểu học hiện nay nhằm xây dựng ở các em lòng yêu nước nồng nàn,

lòng tự hào dân tộc, có đạo đức trong sáng, có ý chí và quyết tâm xây dựng quê

hương, đất nước giàu mạnh. Truyền thống lịch sử rất đáng tự hào với nhiều

chiến công hiển hách, những mốc son, dấu ấn đáng nhớ ấy là kết tinh của lòng

yêu nước, ý thức tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần chiến đấu hy sinh anh dũng của

bao thế hệ cha anh đi trước, đặc biệt là tấm gương của những anh hùng dân tộc

trong lịch sử Việt Nam đã ngã xuống vì quê hương, đất nước.

Nhắc đến văn học Việt Nam thế kỷ XX không thể không nhắc tới những

sáng tác ấn tượng về mảng văn chương về tình yêu quê hương, đất nước viết cho

thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Sinh thời ông ý thức một cách rõ

ràng về thiên chức của người nghệ sĩ với quan niệm rất tiến bộ, rất nhân văn:

Phàm văn chương mục đích thứ nhất là để dạy dỗ thiếu niên … cốt làm sao cho

bao giờ họ cũng có một tấm lòng bồng bột mà vẫn biết lẽ phải và biết thương

nhau. Vì thế ngay khi hòa bình lập lại ở miền Bắc được ít lâu, với tư cách là

người sáng lập và là Giám đốc đầu tiên của NXB Kim Đồng (1957), Nguyễn

2

Huy Tưởng đã góp phần quan trọng đặt nền móng, mở ra một tương lai tốt đẹp

cho văn chương tuổi thơ, khi ấy hiện là một mảng đề tài còn nhiều khoảng trống,

thiếu vắng những tác phẩm đỉnh cao. Những truyện viết cho thiếu nhi của

Nguyễn Huy Tưởng khôngchỉ đa dạng, phong phú về đề tài, bút pháp thể hiện,

mà hơn nữa là lòng yêu nước thiết tha, niềm tự hào dân tộc về những trang sử vẻ

vang của dân tộc, là tình nghĩa thủy chung, khát khao hạnh phúc, tin tưởng vào

sự chiến thắng của chính nghĩa. Có thể nói đây là ấn tượng bao trùm, là sợi chỉ

đỏ xuyên suốt trong các truyện viết cho thiếu nhi của ông.

Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học có thể thông

qua nhiều con đường khác nhau, song thông qua các truyện ngắn viết cho thiếu

nhi để giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học sẽ giúp các

em hiểu biết rõ hơn về lịch sử nước nhà, mỗi câu chuyện viết cho thiếu nhi lại

cung cấp cho các em những tri thức và thông tin ở một số lĩnh vực nhất định.

Qua nội dung phản ánh, truyện ngắn viết cho thiếu nhi có tác động mạnh mẽ đến

nhận thức và hành vi của bạn đọc nhí không những giúp các em hiểu biết và cảm

nhận được nội dung của tác phẩm, mà còn biết trân quý những giá trị thiêng

liêng của đất nước, lịch sử dân tộc ngàn đời mà tiền nhân đã để lại. Giáo dục

truyền thống yêu nước sẽ trở nên sinh động hơn bao giờ hết với các truyện viết

cho thiếu nhi và khi nhắc tới người ta sẽ nhớ ngay đến cái tên nhà văn Nguyễn

Huy Tưởng, một trong những tác giả tiêu biểu của các truyện ngắn viết cho thiếu

nhi về giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.

Từ thực tiễn trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài“Giáo dục tình yêu

quê hương đất nước cho học sinh Tiểu học qua truyện viết cho thiếu nhi của

nhà văn Nguyễn Huy Tưởng” để nghiên cứu làm bài khóa luận tốt nghiệp với

mong muốn tìm hiểu và đóng góp một vài giải pháp thiết thực trong việcgiáo

dục truyền thống yêu nước, lịch sử dân tộc, định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho

học sinh tiểu học hiện nay.

3

2. Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học

sinh tiểu học

Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học hiện nay đã

trở thành một vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều học giả, các bậc phụ

huynh, các ban, ngành và của nhiều phương tiện thông tin đại chúng trong,

ngoài nước. Nội dung giáo dục tình yêu quê hương, đất nước đã được đưa vào

nhà trường và chương trình giáo dục với hình thức tích hợp ở các môn học. Vì

thế nghiên cứu về giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh cũng đã

có nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu như:

Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh tiểu

học thông qua giảng dạy môn Lịch sử lớp 4, 5;cô giáo Hoàng Thị Nhân, trường

Đại học Vinh, năm 2011. Công trình nghiên cứu này xoay quanh các vấn đề đó

là đề xuất một số biện pháp và hình thức giáo dục học sinh về truyền thống yêu

nước, lòng tự hào dân tộc; thực nghiệm sư phạm và kết quả thực nghiệm thông

qua môn Lịch sử của học sinh khối lớp 4,5, những kết luận và đưa đề xuất một

số hình thức và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ giáo dục truyền

thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh tiểu học thông qua giảng

dạymôn Lịch sử lớp 4,5. Đây là công trình trình bày khá đầy đủ về việc giáo dục

truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc tích hợp qua môn Lịch lớp 4,5 nhằm

hướng dẫn giáo viên cách tổ chức các hình thức và biện pháp để xây dựng tình

yêu quê hương, đất nước cho các em học sinh. Dù vậy, công trình nghiên cứu

này mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi của môn Lịch sử lớp 4,5.

Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh thông qua

giảng dạy các truyện truyền thuyết trong chương trình Văn - Tiếng Việt ở tiểu

học, cô giáo Lê Thị Kim Thư, trường Tiểu học Lê Lợi – Thành phố Vinh, Nghệ

An, năm 2013 đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc đưa nội dung

giáo dục tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh thông qua giảng dạy

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!