Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục Môi trường Địa phương thông qua môn Địa lý Việt Nam: sách dùng cho giáo viên và sinh viên Địa lý
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
934.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1327

Giáo dục Môi trường Địa phương thông qua môn Địa lý Việt Nam: sách dùng cho giáo viên và sinh viên Địa lý

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẬU THỊ HOÀ

GIÁO DỤC

MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG

THÔNG QUA MÔN

ĐỊA LÍ VIỆT NAM

(SÁCH DÙNG CHO GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN ĐỊA LÍ )

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

1

MỤC LỤC

Lời nói đầu ............................................................................................. 3

Chương 1. .............................................................................................. 5

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC GIÁO DỤC

MÔI TRƯỜNG ĐIA PHƯƠNG QUA MÔN ĐỊA LÍ VIỆT

NAM Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Chương 2 ............................................................................................... 28

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG QUA MÔN ĐỊA LÍ VIỆT NAM

Chương 3 ............................................................................................... 68

MỘT SỐ VÍ DỤ ĐỂ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG

QUẢNG NAM, ĐÀ NẴNG QUA MÔN ĐỊA LÍ VIỆT NAM

91 (v)

67/213 - 99 Mã số: 8H610N9

GD - 99

2

LỜI NÓI ĐẦU

Con người và môi trường luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và

được thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Để đáp ứng mọi nhu cầu của

mình, con người ngày càng tác động sâu sắc vào tự nhiên, nhiều khi làm cho

tự nhiên ngày càng biến đổi theo chiều hướng xấu đi và bất lợi hơn.

Hiện nay, đã đến lúc con người phải đứng trước hai con đường: một là

mặc cho số phận, hai là có thể tiếp tục cuộc sống bền vững. Muốn sống bền

vững, con người phải có sự thay đổi về thái độ và hành vi đối với môi trường,

tự nhiên phải có các chương trình giáo dục cho thế hệ trẻ và phải có các biện

pháp thông tin tuyên truyền rộng rãi về nội dung này. Trong một quốc gia, các

cộng đồng địa phương là những đơn vị chủ chốt thực hiện việc thay đổi vì

cuộc sống bền vững, họ phải biết cách tự quản lí các nguồn tài nguyên thiên

nhiên của địa phương mình.

Những vấn đề nóng bỏng về môi trường và cuộc sống bền vững đang

diễn ra khắp nơi trên Trái Đất và bất cứ nơi nào cũng có những vấn đề cần

giải quyết, những vấn đề trước mắt và cấp bách về môi trường. Các hiện

tượng tàn phá môi trường liên tục xảy ra ở mỗi địa phương như khai thác bừa

bãi tài nguyên rừng, khoáng sản, đất, nước, làm cho rừng bị tàn phá nhanh

chóng; ô nhiễm môi trường ở các đô thị, các khu công nghiệp kéo theo sự ô

nhiễm đất, nước, không khí, biển; sự tàn phá các di tích, các cảnh quan thiên

nhiên... đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái cục bộ, làm cho môi trường ở

từng địa phương cũng biến đổi nhanh chóng. Tất cả những vấn đề này đặt ra

cho nhân dân ở mỗi địa phươngn nhiều nỗi băn khoăn lo lắng về trách nhiệm

của thế hệ hiện nay đối với các thế hệ mai sau. Ở nước ta, trong các cuộc hội

thảo khoa học về môi trường và giáo dục môi trường, các nhà lãnh đạo cũng

như các nhà khoa học đều thống nhất ý kiến: Bên cạnh những biện pháp xử lí

hành chính cần làm ngay trước mắt, thì vấn đề tuyên truyền giáo dục môi

trường cho mọi tầng lớp nhân dân ở địa phương là điều có ý nghĩa quan trọng,

3

trong đó việc giáo dục cho các thế hệ học sinh ở nhà trường phổ thông là một

chiến lược lâu dài, vì các em đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay sẽ là

những chủ nhân tương lai của quê hương đất nước sẽ tiếp nhận những di sản

do thế hệ chúng ta để lại.

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học địa lí Việt Nam cũng như

để cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về môi trường địa phương,

tìm những biện pháp giáo dục môi trường khả thi trong điều kiện nhà trường,

thầy và trò ở các địa phương nước ta hiện nay và để kích thích lòng yêu quê

hương đất nước của học sinh, làm cho các em nhận rõ trách nhiệm của mình

đối với công cuộc xây dựng cuộc sống bền vững ở địa phương mình, chúng

tôi biên soạn tài liệu này với mong muốn góp phần thực hiện chiến lược giáo

dục môi trường của Việt Nam. Mặt khác, tài liệu cũng giúp các giáo viên địa

lí dạy phổ thông nâng cao và hoàn chỉnh nhận thức về giáo dục môi trường,

một trong những nội dung giáo dục quan trọng đang được triển khai thực hiện

trong cả nước. Qua giới thiệu một số hình thức và phương pháp, giúp giáo

viên có thể tiến hành tốt việc giáo dục môi trường địa phương cho học sinh

thông qua môn địa lí Việt Nam. Căn cứ vào một số ví dụ trong sách, các giáo

viên có thể vận dụng theo tình hình môi trường cụ thể của địa phương mình

để giáo dục môi trường có hiệu quả. Ngoài ra, tài liệu này còn có thể sử dụng

như là một tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa địa lí ở các tường đại học và

cao đẳng.

Đây là những vấn đề mới mẻ, người viết chưa thể bao quát hết mọi tình

huống diễn ra và chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận

được sự góp ý chân tình của bạn đọc gần xa.

Tác giả

4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CỦA VIỆC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG

QUA MÔN ĐỊA LÍ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1. MÔI TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG

1.1.1. Khái niệm về môi trường

Thuật ngữ môi trường được xuất hiện từ lâu và đã được sử dụng trong

nhiều lĩnh vực, nhiều phạm vi khác nhau.

Hiểu theo nghĩa rộng nhất, môi trường là tổng hợp những yếu tố bao

quanh một vật thể và có quan hệ nhất định với vật thể đó. Bất cứ một yếu tố

vật chất nào, dù là vật sống hay không sống cũng đều tồn tại và biến đổi trong

môi trường .

* Môi trường sống của các sinh vật: môi trường có ảnh hưởng đến sự

sống được gọi là môi trường sống. Môi trường sống bao gồm tất cả các yếu tố

bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng

phát triển và tồn tại của sinh vật. Ngược lại, sinh vật cũng luôn luôn tác động

trở lại đến môi trường. Vì vậy, sinh vật và môi trường luôn có mối quan hệ

qua lại với nhau tạo thành một hệ thống thống nhất.

* Gần đây, thế giới lại quan tâm tới môi trường sống của con người.

Trên các báo chí, sách vở, tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng đều

nói tới môi trường, tức là nói về môi trường sống của con người. Có nhiều

khái niệm về môi trường sống của con người, nhưng khái niệm được sử dụng

chính thống và rộng rãi nhất đó là định nghĩa về môi trường của UNESCO

(1981):

“Môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và nhân tạo, trong

đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác những tài

nguyên thiên nhiên, hoặc tài nguyên nhân tạo để thoả mãn nhu cầu của con

người”. (4)

Ở mỗi nước, mỗi lĩnh vực khái niệm môi trường lại được cụ thể hoá ở

nhiều khía cạnh khác nhau để phù hợp với phạm vi và đối tượng, giúp cho dễ

hiểu, dễ nghiên cứu hơn.

5

Theo nhà địa lí khoa học Nga Geraximov thì “Môi trường là khung

cảnh của cuộc sống, của lao động và của sự nghỉ ngơi giải trí của con

người”,(4) tức là bao gồm toàn bộ các thành phần tự nhiên và nhân tạo ở xung

quanh con người, giúp con người thoả mãn mọi nhu cầu: lao động, nghỉ ngơi,

giải trí...

Ở Việt Nam, trong cuốn luật môi trường ban hành vào tháng 12 - 1993

cũng đưa ra định nghĩa về môi trường:

“Môi trường bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất

nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới

đời sống sản xuất, sự tồn tại và sự phát triển của con người và thiên nhiên”

Định nghĩa này cụ thể và rõ ràng, đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ mật

thiết của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo với con người. Tất cả các yếu tố đó

không chỉ ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người mà còn ảnh hưởng tới cả sự

tồn tại của thiên nhiên.

Như vậy, dù định nghĩa thế nào đi nữa thì môi trường sống của con

người cũng bao hàm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường

kinh tế xã hội và con người sống, quan hệ chặt chẽ với cả ba loại môi trường

này.

- Môi trường tự nhiên: Chính là khoảng không gian nguyên sinh của bề

mặt Trái Đất, trong đó có chứa các thành phần vật chất của tự nhiên tạo cơ sở

đầu tiên cho sự sống của con người.

Các thành phần vật chất của tự nhiên gồm: nham thạch, đất, nước,

không khí nhiệt, ánh sáng, âm thanh, năng lượng, thực vật, động vật, vi

khuẩn... Các thành phần này có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau tạo thành

một tổng thể tự nhiên đặc trưng riêng của Trái Đất, nó tồn tại một cách khách

quan không tuỳ thuộc vào ý muốn của con người, hoặc ít chịu sự chi phối của

con người. Tuỳ theo từng phạm vi sử dụng và nghiên cứu lại có thể chia ra:

môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, môi trường sinh

vật...

- Môi trường nhân tạo: Là tất cả những nhân tố vật lí, sinh học, xã hội

do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người như: thành phố, làng

mạc, đường sá, nhà máy, đồng ruộng, trường học, bệnh viện, công viên...

6

Trình độ khoa học ngày càng phát triển, xã hội ngày càng phát triển thì

môi trường nhân tạo càng thay đổi nhanh chóng để thoả mãn nhu cầu ngày

càng tăng của con người.

- Môi trường kinh tế - xã hội: Là bao gồm các hệ thống tổ chức xã hội

và kinh tế cùng các mối quan hệ của chúng như: các hoạt động kinh tế, hoạt

động chính trị, hoạt động xã hội, hoạt động văn hoá, hoạt động giáo dục...

Thực ra sự phân chia nói trên chỉ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu

và phân tích các hiện tượng phức tạp trong môi trường. Trong thực tế, ba loại

môi trường này cùng tồn tại, đan xen vào nhau, chúng có mối quan hệ qua lại

với nhau hết sức mật thiết và chặt chẽ; con người cùng tồn tại và cũng có mối

quan hệ chặt chẽ với ba loại môi trường trên.

Sơ đồ 1

Hệ thống con người - môi trường xung quanh của B.GiroGia Nốp. 1984 (10)

* Đặc biệt hiện nay con người lại chú ý nhiều hơn đến khái niệm “Môi

trường và phát triển bền vững”

Hoạt động được gọi là “bền vững”, là có thể tiếp tục mãi mãi để đạt

được những mục đích thực tế. Thực hiện một hoạt động bền vững hiện nay có

nghĩa là không được làm nguy hại đến hoạt động đó trong tương lai. Tính bền

vững phải đạt được ở mọi mặt: sinh thái - môi trường - kinh tế và xã hội.

Con

người

MT

tự

nhiên

MT

nhân

tạo

MT

Kinh tế

Xã hội

7

Khái niệm bền vững có thể dùng với nghĩa rộng về môi trường, một xã

hội bền vững là một xã hội không làm tổn hại đến không khí, đất, nước và

sinh vật mà cuộc sống con người phải dựa vào. Vì vậy khái niệm “Môi trường

và phát triển bền vững” muốn nhấn mạnh đến việc giải quyết sự tiếp tục phát

triển kinh tế xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường sống của con người,

sao cho đạt tới sự hài hoà lâu dài, bền vững giữa phát triển sản xuất và bảo vệ

môi trường.

Trong định nghĩa về môi trường còn đề cập đến vấn đề : Con người

khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân tạo để thoả mãn nhu cầu

của mình.

- Tài nguyên thiên nhiên: Là toàn bộ các giá trị vật chất của thiên

nhiên, cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động kinh tế của xã hội loài người như:

khoáng sản, đất đai, động thực vật... và cả những điều kiện tự nhiên như: khí

hậu, ánh sáng, không khí, nguồn nước...

Danh mục các tài nguyên thiên nhiên luôn luôn thay đổi và ngày càng

mở rộng, phụ thuộc vào những tiến bộ của xã hội và trình độ khoa học kĩ

thuật của con người. Hiện nay, người ta phân tài nguyên thiên nhiên ra làm 3

loại:

+ Loại tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi được: Là các loại tài

nguyên sau khi khai thác sử dụng hết, có thể tái tạo lại được sau một thời gian

nhất định như: độ phì của đất, các loại động thực vật...

+ Loại tài nguyên thiên nhiên không phục hồi lại được: Là các loại tài

nguyên mà quá trình hình thành của chúng quá dài, hoặc điều kiện hình thành

của chúng khó lặp lại nên không phục hồi được như khoáng sản.

+ Loại tài nguyên thiên nhiên vô tận: Là loại tài nguyên tồn tại trên bề

mặt Trái Đất một lượng rất lớn, không bao giờ cạn như: không khí, nước, ánh

sáng Mặt Trời.(7)

Tuy nhiên, sự phân chia trên đây cũng chỉ là tương đối, các tài nguyên

thiên nhiên có thể từ loại phục hồi được chuyển sang loại không phục hồi

được hay loại vô tận cũng trở thành không phục hồi được và ngược lại loại

không phục hồi được cũng có thể phục hồi được, nó tuỳ thuộc vào mức độ

khai thác, sử dụng, bảo vệ của con người và sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.

8

Ví dụ: Nếu con người khai thác và sử dụng rừng vượt quá mức thì

không thể phục hồi lại được. Trên thế giới hiện nay đã có nhiều loại động vật,

thực vật hoàn toàn bị tuyệt chủng, nhiều vùng đất đai đã trở thành hoang

mạc... Hoặc tuy là nói loại tài nguyên thiên nhiên vô tận, nhưng các loại tài

nguyên này cũng có giới hạn nhất định, nếu như chất lượng của nó vì một lí

do nào đó bị thay đổi thì giá trị sử dụng của nó sẽ không còn nữa và tính chất

vô tận cũng không còn ý nghĩa như: nước, không khí bị ô nhiễm do chất thải,

khí thải... Cũng có thể tài nguyên thiên nhiên không phục hồi được lại trở nên

phục hồi được do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là những công

nghệ mới hiện nay. Con người có thể làm giàu quặng, tái tạo lại quặng từ các

phế liệu...

Chính vì vậy, khi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên con người

phải luôn luôn lưu ý đến tiết kiệm, hợp lí, cải tạo và bảo vệ.

- Tài nguyên nhân tạo: Nguồn tài nguyên này gắn liền với nhân tố con

người và xã hội của nó nên còn gọi là tài nguyên con người (hay nhân văn)

gồm: sức lao động, các công cụ và phương tiện lao động, các công trình xây

dựng về kinh tế - văn hoá, các di tích lịch sử, các sinh hoạt văn hoá, phong tục

tập quán của con người...(7)

Nguồn tài nguyên này được sử dụng nhiều hay ít, triệt để hay không

triệt để, hiệu quả hay không hiệu quả đều phụ thuộc vào sự phát triển của xã

hội và con người.

1.1.2. Môi trường địa phương

Môi trường sống của con người cũng là vũ trụ bao la, trong đó có hệ

Mặt Trời, trong hệ Mặt Trời có Trái Đất là bộ phận ảnh hưỏng trực tiếp và rõ

rệt nhất đến cuộc sống của loại người trên Trái Đất.

Môi trường sống của con người cũng là một vùng, một miền cụ thể nào

đó trên Trái Đất như: vùng rừng núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển hay

vùng hoang mạc,…có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người trong

các vùng đó.

Môi trường sống của con người cũng là làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố

nào đó, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người sống trong làng, xã,

huyện, tỉnh, thành phố đó.

9

Như vậy, khái niệm môi trường có thể được hiểu ở phạm vi rất rộng, đó

là vũ trụ bao la, và cũng có thể hiểu ở phạm vi hẹp, đó là thôn, xóm, làng,

bản... Đề cập đến môi trường ở một nơi cụ thể nào đó chính là đề cập đến môi

trường địa phương. Địa phương ở đây cũng có thể là lãnh thổ một khu vực,

một một quốc gia. Trong một quốc gia thì địa phương có thể là làng, xã,

huyện, tỉnh , thành phố... Tuy chưa có một định nghĩa cụ thể về môi trường

địa phương, nhưng từ định nghĩa về môi trường ở trên chúng ta có thể hiểu:

Môi trường địa phương là môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự

nhiên và nhân tạo của một địa phương cụ thể, trong đó con người sinh sống và

bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc tài nguyên

nhân tạo để thoả mãn nhu cầu của con người trong địa phương đó.

Loại người được phân bố rộng rãi khắp nơi trên Trái Đất, mỗi nơi có

những điều kiện tự nhiên, về kinh tế, chính trị, xã hội hoàn toàn khác nhau, tất

cả những điều kiện này đều ảnh hưởng trưc tiếp đến sự tồn tại và phát triển

của xã hội loài người ở nơi đó. Vì vậy, khi đề cập đến môi trường và vấn đề

môi trường thì phải đề cập đến một vấn đề môi trường cụ thể, ở một địa

phương cụ thể, không thể nói tới một vấn đề môi trường chung chung và một

địa phương chung chung, vì như vậy tính thực tế không cao và tính khả thi

cũng không cao. Thế giới hiện nay đã và đang rất quan tâm đến vấn đề môi

trường, đang đi vào nghiên cứu và giải quyết từng khía cạnh của môi trường,

và kêu gọi mỗi khu vực, mỗi quốc gia phải quan tâm tập trung giải quyết

những vấn đề môi trường của địa phương mình, có như vậy mới cùng nhau

xây dựng được ngôi nhà chung là: “ Trái Đất - Xanh - Sạch - Đẹp”.

1.2. TẠI SAO CẦN PHẢI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

1.2.1. Mối quan hệ giữa con người và môi trường

Con người sống trong môi trường, giữa con người và môi trường có

quan hệ qua lại mật thiết với nhau, mối quan hệ này vừa mâu thuẫn lại vừa

thống nhất trong một tổng thể. Đó là tổng thể hoàn chỉnh, tổng thể môi trường

và con người.

* Môi trường có vai trò rất to lớn đối với con người

Con người muốn tồn tại thì phải nhờ vào môi trường, lấy không gian để

sống, lấy không khí để thở, lấy nước để uống, lấy lương thực, thực phẩm để

10

ăn,... Muốn phát triển từ xã hội này lên xã hội khác, con người phải khái thác

tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong môi trường để xây dựng và phát triển xã

hội. Số lượng, khối lượng tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng lên và mở

rộng ra theo sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.

Thông qua lao động và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trí tuệ của

con người ngày càng phát triển, các phát minh khoa học ngày càng nhiều,

càng phục vụ đắc lực cho sự phát triển xã hội loài người.

Môi trường là nơi để con người nghỉ ngơi, giải trí, thưởng thức những

vẻ đẹp của thiên nhiên. Từ đó con người đã xây dựng và tôn tạo nên cái đẹp

cho mình thông qua các công trình của con người. Đối với con người môi

trường có 4 chức năng lớn:

- Môi trường là không gian sống của con người.

- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết và nơi thu

nhận các hoạt động của con người, nhằm phục vụ cho các nhu cầu về đời

sống vật chất, tinh thần của con người, nó là hệ giá đỡ cho sự sống.

- Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp các nguồn thông tin

- Môi trường là nơi tiếp nhận và đồng hoá các chất thải do kết quả của

các hoạt động của con người, làm giảm bớt mức độ ô nhiễm của môi trường,

phần chất thải không đồng hoá được sẽ gây suy thoái môi trường.

Tóm lại, môi trường là cơ sở đặc biệt giúp cho xã hội loài người tồn tại

và ngày càng thay đổi, ngày càng tiến bộ.

* Ngược lại, hoạt động của con người cũng tác động rất lớn đến môi

trường, làm cho môi trường ngày càng biến đổi. Sự biến đổi nhanh chóng của

môi trường được thể hiện qua các thời kì:

- Thời kì nguyên thuỷ: Là thời kì sơ khai của loài người, công cụ lao

động của con người còn rất thô sơ, con người chỉ biết săn bắn và hái lượm. Số

lượng người ít nên tác động của con người ít làm biến đổi môi trường.

- Thời kì nông nghiệp: Khi con người biết thuần dưỡng các loại động

vật hoang dã thành vật nuôi, biết thuần hoá nhiều loại thực vật thành cây

trồng thì trồng trọt và chăn nuôi bắt đầu xuất hiện và phát triển. Để phát triển

và mở rộng chăn nuôi và trồng trọt, con người đã tiến hành phát quang và đốt

rừng lấy đất để gieo hạt và chăn nuôi. Các cánh đồng trồng cây lương thực,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!