Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện Sông Lô - Vĩnh Phúc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------o0o---------------
NGUYỄN THỊ NHUNG
GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH
CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN SÔNG LÔ – VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2010
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------o0o---------------
NGUYỄN THỊ NHUNG
GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH
CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN SÔNG LÔ – VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 601 401
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THANH LONG
THÁI NGUYÊN - 2010
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn khoa học
của tiến sỹ Phan Thanh Long, em đã hoàn thành xong luận văn thạc sỹ của
mình với đề tài: “Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT
huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc”.
Nhân dịp luận văn được hoàn thành, với lòng biết ơn sâu sắc em xin trân
trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học sư phạm Thái Nguyên và
trường ĐH sư phạm Hà Nội, những người đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới thầy giáo - Tiến sỹ Phan
Thanh Long , người đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em cách
thức và con đường nghiên cứu đề tài để hoàn thành đề tài nghiên cứu của em
theo đúng tiến độ được giao.
Nhân dịp này, tôi cũng xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các
em học sinh thuộc trường THPT Bình Sơn và THPT Sáng Sơn, huyện Sông Lô,
tỉnh Vĩnh Phúc, những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Với điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế, chắc chắn bản luận văn
của em còn có những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét,
góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các nhà khoa học…. những người quan
tâm đến vấn đề này cho luận văn của em được hoàn thiện hơn và em xin trân
trọng cảm ơn sự quan tâm đó!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thị Nhung
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
I. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học..................................................................................... 3
7. Các phương pháp nghiên cứu....................................................................... 4
8. Những đóng góp mới của đề tài................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG ............. 5
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .............................................................. 5
1.1.1 Giáo dục môi trường trên thế giới ......................................................... 5
1.1.2 Giáo dục môi trường ở Việt Nam........................................................... 9
1.2. Một số khái niệm công cụ của vấn đề nghiên cứu.................................. 16
1.2.1. Khái niệm môi trường......................................................................... 16
1.2.2. Ô nhiễm môi trường ........................................................................... 18
1.2.3. Bảo vệ môi trường .............................................................................. 19
1.2.4. Giáo dục môi trường .......................................................................... 20
1.2.5. Chất lượng giáo dục môi trường......................................................... 22
1.3. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT............................................................ 24
1.4. Giáo dục môi trường cho học sinh THPT .............................................. 26
1.4.1. Vai trò và ý nghĩa của GDMT cho học sinh THPT ............................. 26
1.4.2. Mục tiêu GDMT cho học sinh THPT .................................................. 28
1.4.3. Những quan điểm nguyên tắc trong GDMT ........................................ 30
1.4.4. Nội dung GDMT ở trường THPT........................................................ 32
1.4.5. Các phương pháp GDMT và hình thức tổ chức GDMT trong nhà
trường THPT................................................................................................ 34
1.4.6. Sử dụng phương tiện dạy học trong giáo dục môi trường .................. 37
1.4.7. Kiểm tra, đánh giá trong GDMT ở nhà trường THPT........................ 39
1.4.8. Các điều kiện để tiến hành GDMT trong nhà trường THPT ............... 40
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDMT CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN SÔNG LÔ – VĨNH PHÚC............... 46
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục huyện
Sông Lô........................................................................................................ 46
2.2. Thực trạng công tác GDMT cho học sinh các trường THPT huyện
Sông Lô – Vĩnh Phúc ................................................................................... 47
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên các trường THPT huyện Sông
Lô về công tác GDMT cho học sinh............................................................. 48
2.2.2. Thực trạng hoạt động GDMT của GV các trường THPT huyện
Sông Lô........................................................................................................ 54
2.2.3. Thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi tham gia BVMT của học
sinh các trường THPT huyện Sông Lô ......................................................... 69
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................. 80
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG
THPT HUYỆN SÔNG LÔ – VĨNH PHÚC............................................... 81
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp............................................................................ 81
3.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................... 81
3.3 Các biện pháp đề xuất ............................................................................... 81
3.3.1 Biện pháp thứ nhất:............................................................................. 81
3.3.2 Biện pháp thứ hai:............................................................................... 84
3.3.3. Biện pháp thứ ba:................................................................................ 93
3.3.4 Biện pháp thứ tư: ................................................................................. 96
3.3.5 Biện pháp thứ năm:.............................................................................. 99
3.3.6 Biện pháp thứ 6:................................................................................. 100
3.3.7 Biện pháp thứ bảy:............................................................................. 101
3.4 Khảo nghịêm về sự cần thiết và tính khả thi của biện pháp đề xuất .......... 102
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm:...................................................................... 102
3.4.2 Phạm vi và nội dung khảo nghiệm:..................................................... 103
3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm................................................................. 103
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm.......................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MT
BVMT
GDMT
GD – ĐT
DH
GD
GV
HS
LHQ
THPT
UNESSCO
UNDP
UNEP
SXKD
CNH –HĐH
ÔNMT
PP
GDNGLL
SGK
TNTN
TN&MT
Môi trường
Bảo vệ môi trường
Giáo dục môi trường
Giáo dục – Đào tạo
Dạy học
Giáo dục
Giáo viên
Học sinh
Liên hợp quốc
Trung học phổ thông
Tổ chức Văn hoá – khoa học và giáo dục
của Liên hợp quốc
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
Chương trình môi trường của Liên hợp quốc
Sản xuất kinh doanh
Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá
Ô nhiễm môi trường
Phương pháp
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Sách giáo khoa
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên và môi trường
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của công tác GDMT cho HS THPT
Bảng 2.2: Quan niệm của GV về vai trò của các lực lượng GD trong công
tác GDMT cho học sinh
Bảng 2.3: Thực trạng xác định nội dung GDMT cho học sinh của GV
Bảng 2.4: Nhận thức của GV về các con đường GDMT cho học sinh THPT
Bảng 2. 5: Nhận thức của GV về khả năng lồng ghép GDMT vào các môn học
Bảng 2.6: Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học của GV khi giảng
dạy những bài học có lồng ghép nội dung GDMT
Bảng 2.7: Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học của GV khi giảng dạy
những bài học có lồng ghép nội dung GDMT.
Bảng 2.8: Thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm GDMT cho học
sinh các trường THPT huyện Sông Lô
Bảng 2.9: Nhận thức của học sinh về các vấn đề môi trường và BVMT
Bảng 2.10: Thái độ của HS đối với những hành động ảnh hưởng tới môi trường
Bảng 2.11: Thói quen và hành vi tham gia BVMT của học sinh
Bảng 3.1: Sự cần thiết và mức độ quan trọng của các biện pháp nâng cao chất
lượng GDMT trong các trường THPT
Bảng 3.2: Tính khả thi của các biện pháp nâng chất lượng GDMT trong các
trường THPT huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc
Sơ đồ 1.1: Các phương pháp giáo dục môi trường (Nguồn UNESCO)
Sơ đồ 1.2: Các điều kiện cơ bản trong GDMT
Sơ đồ 2.1 Nhận Thức của GV về mục tiêu GDMT cho học sinh THPT
Sơ đồ 2.2: Thái độ và mức độ tham gia các hoạt động GDMT do nhà trường
tổ chức của học sinh THPT
Sơ đồ 2.3: Nhận xét của GV về nhận thức, thái độ và hành vi tham gia BVMT
của HS các trường THPT huyện Sông Lô
1
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Môi trường đang trở thành vấn đề chung của nhân loại được cả thế giới
quan tâm. Việt Nam cũng là nước có môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm
trọng, gây nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống và sự phát triển của đất nước. Một trong những nguyên
nhân cơ bản là do nhận thức và thái độ của con người về bảo vệ môi trường
(BVMT) còn hạn chế. Từ đó, yêu cầu đặt ra là cần phải tăng cường công tác giáo
dục môi trường (GDMT) cho cộng đồng mà trước hết là GDMT cho thế hệ trẻ,
những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường - những chủ nhân tương lai của
đất nước. Trong đó đặc biệt coi trọng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh THPT. Bởi các em là lực lượng quan trọng tham gia vào các hoạt động gìn
giữ và bảo vệ môi trường của con người trong hiện tại cũng như tương lai.
2. Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 36 - CT/TW ngày
25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kì CNH
– HĐH đất nước và Quyết định số 1363/QĐ - TTg, ngày 17/10/2001 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ
đạo các cơ sở giáo dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ về
GDMT và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục BVMT trong nhà trường.
Trên tinh thần đó, chương trình giáo dục môi trường đã được đưa vào giảng
dạy tại các cấp học từ tiểu học, THCS, THPT đến đại học. Nhiều nội dung
giáo dục môi trường đã được thực hiện ở các cơ sở giáo dục. Song nhìn chung
việc thực hiện các nội dung GDMT trong hệ thống giáo dục quốc dân nói
chung và trong các trường THPT nói riêng hiện nay chưa thực sự mang lại
hiệu quả. Các giải pháp thực hiện chương trình GDMT trong các nhà trường
mới chỉ là giải pháp tình thế, chưa có hệ thống (mang tính thời vụ); chương
2
trình GDMT chưa được triển khai một cách thống nhất, rộng khắp trong cả
nước, chưa trở thành nội dung bắt buộc và chưa được coi là một tiêu chí đánh
giá chất lượng giáo dục trong nhà trường….
Những tồn tại trên là phổ biến ở hầu hết các trường THPT trong cả nước.
Đặc biệt đối với các trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc
thì những hạn chế đó được bộc lộ khá rõ bởi những điều kiện chủ quan và khách
quan của các nhà trường nơi đây.
3. Là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, Huyện Sông Lô được thành lập
và chính thức đi vào hoạt động từ ngày mùng 1/4/2009. Là huyện mới nên điều
kiện kinh tế - xã hội, giáo dục của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn. Công tác
giáo dục nói chung và GDMT tại các trường THPT nói riêng trên địa bàn huyện
chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều tồn tại, bất cập: Hoạt động DGMT
ở các trường THPT nơi đây mới chỉ mang tính chất phong trào, chưa có biện
pháp hiệu quả; đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về
hệ thống nghiệp vụ và chuyên môn trong công tác GDMT… làm cho công tác
GDMT của các nhà trường nơi đây chưa đạt đạt được hiệu quả cao, chưa đáp
ứng được yêu cầu của thực tiễn GDMT hiện nay.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục được những tồn tại, bất cập và
nâng cao được chất lượng công tác GDMT ở các nhà trường nói chung và các
trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô nói riêng? Đây chính là lý do khiến
chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề: “Giáo dục môi trƣờng cho học sinh các
trƣờng THPT huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác GDMT cho học sinh
ở các trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc. Đề tài xây
dựng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh THPT
phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và các nhà trường THPT trên địa
bàn huyện Sông Lô -Vĩnh Phúc.
3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDMT cho học sinh THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
GDMT cho học sinh THPT.
- Đối tượng khảo sát: Điều tra lấy ý kiến của 117 giáo viên, cán bộ quản
lý và 300 học sinh (100 HS khối 10, 100 HS khối 11, 100 HS khối 12) ở hai
trường: THPT Bình Sơn và THPT Sáng Sơn thuộc huyện Sông Lô.
4. Phạm vi nghiên cứu
Biện pháp giáo dục môi trường cho học sinh THPT là một vấn đề chứa
đựng phạm vi rộng lớn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi chỉ đi
sâu vào nghiên cứu cơ sở khoa học của một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng GDMT cho học sinh THPT và cách thức thực hiện các biện pháp đó về
mặt lý luận.
Do điều kiện và thời gian có hạn, Chúng tôi không tiến hành thực nghiệm
các biện pháp nâng cao chất lượng GDMT đã đề xuất mà chỉ tiến hành khảo
nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đó trên phạm vi 2
trường THPT thuộc địa bàn huyện Sông Lô là: trường THPT Bình Sơn và
trường THPT Sáng Sơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề GDMT cho học sinh nói chung
và cho học sinh THPT nói riêng.
5.2. Phản ánh và đánh giá thực trạng công tác GDMT ở các trường THPT
huyện Sông Lô – Vĩnh phúc, tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDMT cho học
sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Giả thuyết khoa học
GDMT đang được đặt ra như một vấn đề cấp bách hiện nay ở Việt Nam.
Tuy nhiên hiệu quả GDMT ở một số nhà trường nói chung và các trường THPT
huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc nói riêng còn rất thấp. Vì vậy nếu sử dụng các biện
4
pháp nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh phù hợp với điều kiện cụ thể của
nhà trường và địa phương theo một quy trình chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất thì
sẽ hình thành cho học sinh thái độ, kỹ năng và thói quen BVMT, qua đó làm cho
chất lượng GDMT của các nhà trường được tăng lên.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp này để thu thập và tập hợp các
thông tin lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các phương pháp cụ thể
như:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết
- Phương pháp giả thuyết
- Phương pháp mô hình hóa lí thuyết
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (bằng ankét).
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
7.3. Phương pháp xử lí các số liệu bằng toán thống kê
8. Những đóng góp mới của đề tài
* Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về môi trường,
BVMT, GDMT cho học sinh nói chung và cho học sinh THPT nói riêng.
* Về mặt thực tiễn:
- Phản ánh thực trạng công tác GDMT ở các trường THPT trên địa bàn
huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc và chỉ ra được nguyên nhân cơ bản của thực
trạng đó.
- Xây dựng được cơ sở khoa học và cách thức thực hiện một số biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh THPT.
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Giáo dục môi trường trên thế giới
Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được
quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại.
Bởi lẽ môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người cũng như
với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Ngay từ khi xuất hiện trên
trái đất, con người đã sống dựa vào môi trường tự nhiên, tồn tại nhờ những gì
có sẵn trong tự nhiên. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người,
sự phụ thuộc của con người vào tự nhiên giảm dần và thay vào đó con người
đã không ngừng tham gia vào các hoạt động cải tạo giới tự nhiên, trên cơ sở
nắm bắt các quy luật của tự nhiên để phục vụ cho mục đích sinh tồn và phát
triển của con người.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội,
sự bùng nổ của dân số thế giới, nhu cầu về cuộc sống của con người ngày
càng nâng cao kéo theo sự ô nhiễm môi trường, nguồn tài nguyên bị suy giảm
nghiêm trọng. Vấn đề bảo vệ môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho con người đặc biệt là cho thế hệ trẻ trở nên hết sức cần thiết.
Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1948, trong cuộc họp của LHQ về bảo
vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên diễn ra tại Pari (Pháp) thuật ngữ “giáo
dục môi trƣờng” đã được sử dụng.
Năm 1970, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN) đã định nghĩa:
GDMT là quá trình nhận biết các giá trị và làm sáng tỏ các khái niệm nhằm phát
triển các kỹ năng và quan điểm cần thiết để hiểu và đánh giá được sự quan hệ
tương tác giữa con người, nền văn hoá, thế giới vật chất bao quanh môi trường
6
đồng thời cũng thực hiện quyết định đưa ra bộ quy tắc ứng xử với những vấn đề
liên quan tới đặc tính môi trường.
Ngày 5/6/1972 LHQ đã tổ chức “Hội nghị quốc tế về Môi trường và
Con người” tại Stockholm (Thụy Điển) với sự tham gia của 113 đại diện của
Chính phủ các nước trên thế giới. Có thể nói đây là Hội nghị đầu tiên của
nhân loại về vấn đề phát triển và môi trường. Hội nghị đã ra bản Tuyên bố
Stockholm về Môi trường và Con người gồm 7 điểm và 26 nguyên tắc, trong
đó nguyên tắc thứ 19 đã chỉ rõ: “GDMT cho thế hệ trẻ cũng như người lớn
tuổi, quan tâm thích đáng tới những người tàn tật là một việc làm hết sức cần
thiết”. Đến ngày15/12/1972 chương trình nghiên cứu của LHQ về môi trường
(UNEP) được thành lập. Sau Hội nghị Stockholm, hàng loạt các hội nghị sau
đó của các tổ chức quốc tế diễn ra tại nhiều nước trên thế giới đều dành sự
quan tâm rất lớn đến vấn đề bảo vệ môi trường và giáo dục môi trường trong
giai đoạn hiện nay:
- Năm 1975, Hội nghị quốc tế về GDMT họp ở Belgrade (Nam Tư) đã
khởi thảo một chương trình quốc tế về GDMT (chương trình IEEP). Các mục
đích, mục tiêu, những khái niệm cốt yếu và các nguyên tắc hướng dẫn của
chương trình được đưa vào một văn kiện của Hội nghị có tên là “Hiến chương
Belgrade - một hệ thống nguyên tắc toàn cầu cho GDMT”. Một tập hợp các
mục tiêu ngắn gọn, bao quát về GDMT được đưa ra tại Belgrade có thể tóm
tắt như sau:
1) Nâng cao nhận thức và quan tâm tới mối quan hệ tương tác về kinh
tế, xã hội, chính trị, sinh thái giữa nông thôn và thành thị.
2) Cung cấp cho mỗi cá nhân cơ hội tiếp thu kiến thức, những giá trị, quan
niệm, trách nhiệm và các kĩ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường.
3) Tạo ra những mô hình ứng xử với môi trường cho các cá nhân, cũng
như toàn xã hội