Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua trò chơi học tập trong dạy học môn kĩ thuật lớp 4, 5 .
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GD TIỂU HỌC - MẦM NON
-------
Đề tài:
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP
TRONG MÔN KỸ THUẬT LỚP 4, 5
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Kim Cúc
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tú Uyên
Lớp : 09STH1
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................6
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..........................................................................6
3.1. Khách thể nghiên cứu................................................................................................6
3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................6
4. Giả thuyết khoa học......................................................................................................6
5. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................4
8. Cấu trúc của khóa luận................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................6
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA TRÒ CHƠI
HỌC TẬP TRONG MÔN KĨ THUẬT LỚP 4, 5 .......................................................6
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN........................................................................................................6
1.1.1. Tổng quan về giáo dục môi trường ................................................................6
1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản......................................................................................6
1.1.1.2. Các cách tiếp cận trong giáo dục môi trường .......................................... 13
1.1.2. Giáo dục môi trường trong môn Kĩ thuật lớp 4, 5 qua trò chơi học tập
........................................................................................................................................ 14
1.1.2.1. Những vấn đề về dạy học môn Thủ công – Kĩ thuật ở bậc Tiểu học... 14
a.Quan điểm về môn học............................................................................................. 14
b. Đặc điểm của môn học............................................................................................ 14
c. Mục tiêu của môn học ............................................................................................. 15
1.1.2.2. Nội dung chương trình môn Kĩ thuật lớp 4, 5 ở Tiểu học ..................... 16
1.1.2.3. Trò chơi học tập ............................................................................................ 17
a.Trò chơi...................................................................................................................... 17
b.Trò chơi học tập........................................................................................................ 20
1.1.2.4. Vai trò của môn Thủ công Kĩ thuật trong việc giáo dục môi trường cho
HSTH............................................................................................................................ 22
1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học ............................................... 22
1.1.3.1. Đặc điểm về nhận thức ................................................................................ 22
1.1.3.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học ............................................. 24
1.1.3.3. Đặc điểm về tình cảm của học sinh tiểu học ............................................ 24
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................. 26
1.2.1. Thực tiễn dạy học ............................................................................................ 26
1.2.2. Tìm hiểu thực tế giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông
qua trò chơi học tập trong dạy học môn Kĩ thuật lớp 4, 5 ............................... 26
1.2.2.1. Đối tượng điều tra......................................................................................... 26
1.2.2.2. Nội dung điều tra .......................................................................................... 26
1.2.2.3. Phương pháp điều tra .................................................................................. 27
1.2.2.4. Kết quả điều tra ............................................................................................. 27
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................. 34
CHƯƠNG II : GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG MÔN KĨ THUẬT LỚP 4, 5
............................................................................................................................................. 35
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở TIỂU HỌC .............................................................................................. 35
2.1.1. Phương pháp điều tra .................................................................................... 35
2.1.2. Phương pháp thí nghiệm............................................................................... 36
2.1.3. Phương pháp thảo luận, tranh luận............................................................ 37
2.1.4. Phương pháp đóng vai ................................................................................... 38
2.1.5. Phương pháp thực hành................................................................................ 39
2.1.6. Phương pháp trực quan ................................................................................ 40
2.1.7. Phương pháp trò chơi .................................................................................... 41
2.1. CÁC NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG MÔN KĨ THUẬT LỚP 4, 5 Ở
TIỂU HỌC ....................................................................................................................... 42
2.1.1. Đảm bảo mục tiêu của bài học ..................................................................... 42
2.1.2. Đảm bảo tính vừa sức .................................................................................... 42
2.1.3. Đảm bảo sự thống nhất vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học
........................................................................................................................................ 43
2.2. NHỮNG NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN KĨ
THUẬT LỚP 4, 5 CÓ THỂ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP ......................... 47
2.2.1. Lớp 4 .................................................................................................................. 47
2.2.2. Lớp 5 .................................................................................................................. 45
2.3. THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG MÔN KĨ THUẬT LỚP 4, 5................. 47
2.3.1. Lớp 4 .................................................................................................................. 47
2.3.2. Lớp 5 .................................................................................................................. 50
2.5. KẾT HỢP TRÒ CHƠI HỌC TẬP VỚI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHÁC
NHẰM GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRONG MÔN KĨ
THUẬT LỚP 4, 5............................................................................................................ 58
2.5.1. Sử dụng hình ảnh trực quan ........................................................................ 58
2.5.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa ..................................................................... 58
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................. 60
CHƯƠNG III : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 62
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM............................................................................. 62
3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM.......................................................................... 62
3.3. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ............................................................................. 62
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM................................................................................ 67
3.4.1. Tiêu chí đánh giá............................................................................................. 67
3.4.2. Tiến hành thực nghiệm.................................................................................. 67
3.4.2.1. Bài: Lợi ích của việc trồng rau, hoa. ........................................................ 67
3.4.2.2. Bài : Vệ sinh phòng bệnh cho gà............................................................... 68
3.4.3. Kết quả thực nghiệm...................................................................................... 76
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................. 78
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................... 79
1. KẾT LUẬN.................................................................................................................. 79
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT..................................................................................................... 80
3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP CỦA ĐỀ TÀI..................................................... 81
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, không có môi
trường thì sẽ không có sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, sự phát triển về kinh tế - xã
hội hiện nay đã làm cho môi trường sống của con người trở nên xấu đi và ảnh
hưởng không nhỏ đối với cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai. Do đó, nhiều
quốc gia trên thế giới đã đề ra các biện pháp để giải quyết vấn đề môi trường nhằm
cải thiện môi trường như: xây dựng bộ luật bảo vệ môi trường và quản lí theo bộ
luật đó; sử dụng các biện pháp xử phạt hành chính; áp dụng chế độ thuế môi
trường... Thế nhưng sẽ không có một bộ luật hoặc một mức thuế nào có thể bắt
buộc mọi người phải tôn trọng môi trường mà vấn đề môi trường còn là vấn đề của
lối sống, của cách suy nghĩ của mỗi con người, là những vấn đề có liên quan đến
đạo đức của con người. Biện pháp giáo dục sẽ có tác dụng lâu dài và triệt để nhất đó
là mọi người hưởng được một nền giáo dục mới về môi trường.
2. Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương đã nhấn mạnh: “Cần phải đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong hệ
thống giáo dục quốc dân”. Vì vậy, trong chiến lược giáo dục môi trường ở Việt Nam,
giai đoạn đầu tiên là tập trung vào học sinh ở trường phổ thông, thông qua hệ thống
trường học. Bởi trường học có khả năng thực hiện chương trình học tập theo khuôn khổ
chính qui, có cấu trúc và được hỗ trợ chính thức.
Bậc Tiểu học được xem là nền tảng của các bậc học, đóng vai trò quan trọng
trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giáo dục cho học
sinh Tiểu học về môi trường chính là trao cho họ viên gạch đầu tiên để góp phần
xây dựng môi trường sống.
3. Phần lớn học sinh tiểu học bày tỏ thái độ thích học Thủ công - Kỹ thuật vì các
em cho rằng, môn học rất hay, có nhiều kiến thức bổ ích và thú vị. Qua môn học
này, tự tay em có thể làm ra những sản phẩm các em thích để gửi tặng ông, bà, cha
mẹ; đồng thời môn học còn giúp em khéo léo, nhanh nhẹn, rèn luyện tính cẩn thận,
kiên trì; giúp em biết nhiều việc để có thể giúp đỡ bố mẹ, tự phục vụ bản thân, tạo
sự vui vẻ thoải mái sau giờ học và giúp em tự tin hơn trong cuộc sống.
4. Nhà sư phạm nổi tiếng N.K.Crupxkaia: “Chơi với trẻ vừa là học, vừa là lao
động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc”. Vì thế, tổ chức trò chơi học tập trong
6
các tiết học trở thành một hình thức dạy học hiệu quả, kích thích sự hứng thú, niềm
say mê học tập và tính tích cực sáng tạo của học sinh.
Từ Mầm non lên Tiểu học, trẻ bắt đầu thực hiện một bước ngoặc trong đời:
chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập. Tuy vậy,
nhu cầu vui chơi của học sinh tiểu học vẫn chiếm ưu thế và là điều tất yếu. Bởi học
thông qua trò chơi vẫn là phương tiện nhận thức thế giới hết sức nhẹ nhàng, tự nhiên,
không gò bó và mang lại hiệu quả cao. Do đó có thể nói vận dụng trò chơi học tập
trong dạy học các môn học nói chung và môn Thủ công Kĩ thuật ở Tiểu học nói riêng
là phương tiện, là con đường thuận tiện nhất để giáo dục môi trường cho học sinh.
Vì vậy, việc giáo dục môi trường thông qua trò chơi học tập trong dạy học
các môn học nói chung và môn Thủ công Kĩ thuật nói riêng là rất quan trọng. Tuy
nhiên, do những nguyên nhân khác nhau mà nhiều GV còn lúng túng khi dạy học
lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho học sinh thông qua trò chơi học tập
trong môn Thủ công Kĩ thuật ở Tiểu học.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Giáo dục môi trường
cho học sinh tiểu học thông qua trò chơi học tập trong dạy học môn Kĩ thuật lớp 4,
5 .’’
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường cho
học sinh trong dạy học môn Kĩ thuật lớp 4, 5 ở Tiểu học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục môi trường thông qua môn Kĩ thuật lớp 4, 5.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng trò chơi học tập để giáo dục môi trường trong dạy học môn Kĩ thuật
lớp 4, 5 ở Tiểu học
4. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên biết vận dụng một cách linh hoạt và hợp lí một số trò chơi học
tập nhằm giáo dục môi trường trong dạy học môn Kĩ thuật lớp 4, 5 thì sẽ nâng cao
được hiệu quả giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học, nâng cao hiệu quả dạy
học môn Thủ công – Kĩ thuật ở Tiểu học.
5. Lịch sử vấn đề
7
Khi chương trình GDMT được đưa vào trường phổ thông năm 1981 thì cũng
là lúc các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này được phát triển. Qua nghiên
cứu, rà soát, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu GDMT trong nhà trường
phổ thông thời gian qua tập trung nghiên cứu về các khía cạnh sau:
Về mục tiêu, nội dung và các giải pháp GDMT cho học sinh nói chung có những
công trình nghiên cứu khoa học như: “Vị trí và bước đầu định hướng nội dung, biện pháp
GDMT ở bậc tiểu học ở Việt Nam” của tác giả Phạm Đình Thái; “ Một số biện pháp
nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh tiểu học” của tác giả Nguyễn Thị Vân Hương;
“Hai phạm vi của khái niệm GDMT và mục tiêu GDMT ở trường tiểu học”, “ Về
phương pháp tiếp cận trong GDMT”, của tác giả Nguyễn Thị Thấn.
Về vấn đề GDMT thông qua môn học có những công trình nghiên cứu như:
“Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp GDMT qua môn Địa lí ở trường
phổ thông cơ sở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng; “GDMT qua môn
Địa lí” của các tác giả Nguyễn Thị Kim Chương và Nguyễn Phi Hạnh; “GDMT qua
dạy học sinh thái líp 11 phổ thông trung học” của tác giả Dương Tiến Sỹ; “Thực
hiện GDMT cho học sinh tiểu học thông qua môn tìm hiểu Tự nhiên và Xã hội” của
Nguyễn Hồng Ngọc; “ Giáo dục môi trường qua hình thức dạy học ngoài líp môn
Tự nhiên và Xã hội” của Võ Trung Minh.
Về vấn đề tích hợp GDMT địa phương thông qua môn học có “GDMT địa
phương qua môn Địa lí líp 8 cho học sinh Quảng Nam - Đà Nẵng” của tác giả Đậu
Thị Hoà; “Tích hợp GDMT địa phương trong dạy học các môn về Tự nhiên và Xã
hội cho học sinh tiểu học ở Daklak” của tác giả Lê Thị Ngọc Thơm.
Qua đó, ta có thể thấy rằng việc nghiên cứu GDMT ở tiểu học hiện nay chưa được
nhiều nhà khoa học quan tâm. Các công trình đã nghiên cứu tập trung vào nhiều lĩnh vực
khác nhau. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề vận dụng trò chơi học
tập để GDMT chưa nhiều và đặc biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu vận dụng trò
chơi học tập để GDMT trong dạy học Tự nhiên và Xã hội líp 2.
Tóm lại, qua việc nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy rằng:
Vấn đề GDMT là một trong những nhiệm vụ được đặt ra cho nhà trường phổ
thông hiện nay.
Các công trình nghiên cứu về GDMT trong nhà trường phổ thông chủ yếu tập
trung nghiên cứu về nội dung và các giải pháp chung. Một số đề cập đến vấn đề
8
GDMT qua các môn học và vấn đề tích hợp GDMT địa phương qua các môn học. Vấn
đề vận dụng trò chơi để GDMT trong dạy học các môn học còn chưa nhiều.
Do vậy, hiện nay, việc nghiên cứu vận dụng trò chơi học tập để GDMT trong
dạy học các môn học ở trường phổ thông và ở tiểu học là điều hết sức cần thiết và
rất cần được quan tâm nghiên cứu.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề giáo dục môi trường trong
dạy học môn Kĩ thuật lớp 4, 5 nói chung và bằng trò chơi học tập nói riêng.
- Xây dựng một số trò chơi học tập để giáo dục môi trường cho học sinh tiểu
học qua môn Kĩ thuật lớp 4, 5 ở Tiểu học.
- Thực nghiệm sư phạm.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp lí thuyết
Đọc và phân tích các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để thu
thập thông tin, cơ sở lí luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp quan sát
Quan sát các giờ dạy Kĩ thuật lớp 4, 5 ở trường Tiểu học.
7.3. Phương pháp điều tra bằng anket
Dùng hệ thống câu hỏi để thu thập ý kiến của giáo viên và học sinh về vấn đề
nghiên cứu.
7.4. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn giáo viên và học sinh về việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khi
dạy học môn Kĩ thuật lớp 4, 5.
7.5. Phương pháp thống kê
Để phân tích kết quả điều tra thực trạng, kết quả thực nghiệm ở lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng.
7.6. Phương pháp thực nghiệm
Đề xuất giáo án dạy các bài trong môn Kĩ thuật lớp 4, 5. Thực nghiệm giảng
dạy và phân tích số liệu kết quả của việc thực nghiệm
8. Cấu trúc của khóa luận
- Phần mở đầu
- Phần nội dung của khóa luận gồm 3 chương: